9. Cấu trúc luận văn
1.1.5. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.1.5.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một quá trình học tập
Học sinh tham gia HĐTNST bằng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có của các em và tiếp tục phát triển các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đó trong quá trình hoạt động để hình thành nên những kiến thức, kĩ năng mới cho mình. Những phẩm chất, năng lực của HS chủ yếu đƣợc bộc lộ thông qua quá trình hoạt động, chứ không chỉ thể hiện ở kết quả.
1.1.5.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp
Nội dung HĐTNST rất phong phú, đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập khác nhau. Ngoài ra, HĐTNST còn gắn những nội dung cần thiết cho ngƣời học nhƣ giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,
giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trƣờng, giáo dục sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản,... Điều này không chỉ giúp cho các nội dung giáo dục trở nên thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của HS, mà còn giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
1.1.5.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức rất đa dạng
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các nhà trƣờng đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau, có thể là trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lƣu, tham quan du lịch, sân khấu hóa, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, hoặc các hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật,... Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang một ý nghĩa giáo dục nhất định. Nhờ hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh qua các hoạt động trải nghiệm đƣợc thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng nhƣ nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTNST, cả GV và HS đều đƣợc thỏa sức sáng tạo, thể hiện sự chủ động, linh hoạt của mình, điều này làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể đƣợc tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau cả trong và ngoài nhà trƣờng. Chúng bao gồm sân trƣờng, lớp học, thƣ viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, công viên, bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc các địa điểm ngoài trƣờng học có liên quan đến chủ đề hoạt động.
1.1.5.4. Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực, hiệu quả và sáng tạo
Sự tích cực, hiệu quả và sáng tạo thể hiện ở cả giáo viên và học sinh khi tổ chức hoạt động trải nghiệm:
Để tổ chức hoạt động trải nghiệm, GV cần phải chuẩn bị rất nhiều về kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kĩ năng và thái độ. Ngƣời GV phải đặt tâm huyết của mình khi thiết kế hoạt động, đặt mình vào vị trí của HS, tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tìm hiểu về các hoạt động để tìm ra cách thức tổ chức hiệu quả nhất.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của bản thân các em. Nó có thể huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các giai đoạn của quy trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động theo đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. HĐTNST cũng cho các em cơ hội đƣợc trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tƣởng, đƣợc đánh giá và lựa chọn ý tƣởng cho các hoạt động, đƣợc tự khẳng định bản thân, đƣợc đánh giá kết quả hoạt động của chính mình, của các bạn cũng nhƣ của nhóm trong đó các em là một thành viên. Các hoạt động đó giúp hình thành và phát triển ở các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
1.1.5.5. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Không giống nhƣ hoạt động dạy học, HĐTNST có thể thu hút sự tham gia, phối hợp và kết nối nhiều lực lƣợng giáo dục cả trong và ngoài trƣờng. Mỗi lực lƣợng giáo dục có tiềm năng và thế mạnh riêng. Tùy nội dung và tính chất của từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lƣợng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là chủ trì hoặc phối hợp, có thể hỗ trợ kinh phí, phƣơng tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần. HĐTNST tạo cơ hội cho HS đƣợc học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lƣợng giáo dục, đƣợc lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn cũng nhƣ chất lƣợng, hiệu quả của HĐTNST.
1.1.5.6. Học qua trải nghiệm giúp học sinh lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được
Việc lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài ngƣời và thế giới xung quanh bằng nhiều con đƣờng khác nhau để hình thành và phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua việc trải nghiệm thực tiễn. Chính sự đa dạng trong các hoạt động trải nghiệm sẽ mang lại cho HS nhiều vốn sống và những kinh nghiệm phong phú, điều mà nhà trƣờng không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lí,...
Nhƣ vậy, học tập từ trải nghiệm là một phƣơng thức học hiệu quả, nó giúp hình thành phẩm chất và năng lực cho trẻ, không chỉ những năng lực chung mà cả những năng lực đặc thù. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất kì lĩnh vực tri thức nào, dù đó là khoa học hay đạo đức, kinh tế hay xã hội,... Tuy nhiên, học từ trải nghiệm cũng cần đƣợc tiến hành một cách có tổ chức, có hƣớng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì việc học qua trải nghiệm mới thực sự hiệu quả. Thực tế cho thấy, hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua hoạt động trải nghiệm.
1.1.6. Phương thức tổ chức và loại hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trƣờng phổ thông có phƣơng thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Với cùng một chủ đề, nội dung giáo dục, nó có thể đƣợc tổ chức thành nhiều hoạt động khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trƣờng, từng địa phƣơng cũng nhƣ theo độ tuổi, nhu cầu của học sinh và năng lực của ngƣời thiết kế. Mỗi loại hình hoạt động có một ý nghĩa giáo dục nhất định. Dƣới đây là một số phƣơng thức tổ chức và loại hình HĐTNST trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc đề cập trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018:
1.1.6.1. Một số phương thức tổ chức chủ yếu
a) Phƣơng thức Khám phá
Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trƣờng xung quanh, bồi dƣỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hƣơng đất nƣớc. Nhóm phƣơng thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phƣơng thức tƣơng tự khác.
b) Phƣơng thức Thể nghiệm, tƣơng tác
Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lƣu, tác nghiệp và thể hiện ý tƣởng nhƣ diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phƣơng thức tƣơng tự khác.
c) Phƣơng thức Cống hiến
Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phƣơng thức tƣơng tự khác.
d) Phƣơng thức Nghiên cứu
Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phƣơng thức tƣơng tự khác.
1.1.6.2. Một số loại hình hoạt động
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp đƣợc tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trƣờng học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trƣờng; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dƣới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và
Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tƣ vấn tâm lí học đƣờng, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, ban giám hiệu nhà trƣờng, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phƣơng, hội khuyến học, hội phụ nữ, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phƣơng, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những ngƣời lao động tiêu biểu ở địa phƣơng, những tấm gƣơng điển hình trong học tập, nghiên cứu,...
1.1.7. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, tức là các hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với mục tiêu giúp phát triển tính sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đó là những hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức liên quan đến kinh nghiệm và cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Điều này đòi hỏi các hình thức và phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải đa dạng, linh hoạt, trong đó học sinh tự hoạt động, tự trải nghiệm là chính. Dƣới đây là một số phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phổ biến trong nhà trƣờng phổ thông [theo 17]:
1.1.7.1. Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phƣơng pháp giáo dục giúp phát triển tƣ duy, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Trong phƣơng pháp này, các em đƣợc đặt trong tình huống có vấn đề mà thông qua việc giải quyết vấn đề đó sẽ giúp HS lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm và phƣơng pháp.
Trong tổ chức HĐTNST, giải quyết vấn đề thƣờng đƣợc áp dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất giải pháp cho các hiện tƣợng hoặc sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phƣơng pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa quan trọng bởi nó không chỉ phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS mà còn
giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trƣớc các hiện tƣợng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày. Để phƣơng pháp này mang lại hiệu quả thì vấn đề đƣa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề, GV phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi trong giáo dục HS.
1.1.7.2. Phương pháp sắm vai/nhập vai
Nhập vai là một phƣơng pháp giáo dục giúp HS đƣợc thực hành cách ứng xử, thể hiện thái độ trong các tình huống giả định hoặc dựa trên trí tƣởng tƣợng và tƣ duy sáng tạo của chính các em. Nói chung, nhập vai không có một kịch bản sẵn có mà HS phải tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là một phƣơng pháp giúp HS suy nghĩ sâu sắc một vấn đề bằng cách tập trung vào hành vi cụ thể mà các em quan sát đƣợc. Diễn xuất không phải là phần quan trọng nhất của phƣơng pháp này mà là cách xử lý tình huống khi nhập vai và thảo luận sau phần thể hiện đó.
Nhập vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS. Thông qua việc nhập vai, HS đƣợc rèn luyện các kỹ năng ứng xử và thể hiện thái độ trong một môi trƣờng an toàn trƣớc khi thực hành các tình huống tƣơng tự trong thực tiễn. Quá trình nhập vai cũng tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo, khích lệ sự thay đổi thái độ và hành vi theo hƣớng tích cực ở các em trƣớc một vấn đề nào đó.
1.1.7.3. Phương pháp trò chơi
Phƣơng pháp trò chơi là cách tổ chức để học sinh tìm hiểu một vấn đề và định hình hành vi, thái độ thông qua một trò chơi nào đó.
Trò chơi trong trải nghiệm học tập có một số đặc thù: Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ nhƣ làm một cái gì đó mang tính chân thật, đƣợc giới hạn bởi không gian và thời gian, có quy tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Trò chơi là một hoạt động mang nhiều tính sáng tạo, đƣợc thể
hiện qua việc lựa chọn các chủ đề, phân vai để tạo tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng các phƣơng tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, chọn phƣơng thức hành động, phân chia các tình huống và quy tắc chơi. Trò chơi là một phƣơng tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các em hiểu rõ hơn về thế giới thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, đồng thời học cách giải quyết các thách thức và vấn đề đã đặt ra. Ngoài ra, trò chơi còn là cách để giáo dục tính cá nhân của học sinh thông qua quá trình hợp tác, làm việc nhóm, rèn luyện tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, trung thực, thật thà, kiên nhẫn, biết quan tâm đến ngƣời khác,... Trò chơi cũng là phƣơng tiện giáo dục thể lực cho học sinh, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội,... Trò chơi là một cách tích cực, hiệu quả và thú vị để mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên và yêu đời cho học sinh để tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn.
1.1.7.4. Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm nhỏ là phƣơng pháp tổ chức dạy học, giáo dục, trong đó, giáo viên sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hƣớng tạo ra sự tƣơng tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.
Những ý nghĩa, tác dụng của làm việc theo nhóm:
+ Thúc đẩy ý thức về vai trò của chủ thể, kỷ luật tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động và tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em thể hiện bản thân, tự khẳng định khả năng của mình và thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Chính nhờ mối quan hệ chặt chẽ, sự hỗ trợ và quan tâm đến nhau trong quá trình hoạt động nhóm giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết nhƣ kĩ năng tổ chức, kĩ năng quản lý, kĩ năng giải quyết vấn đề, thúc đẩy sự hợp tác, tinh thần trách nhiệm,
tinh thần đồng đội, khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau và xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết.
+ Tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân ngƣời học đƣợc khẳng định và phát triển. Thông qua làm việc nhóm sẽ khuyến khích sự giao tiếp giữa các