Quy trình kĩ thuật để thiết kế một chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 54 - 58)

9. Cấu trúc luận văn

2.4. Quy trình kĩ thuật để thiết kế một chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng

Để đảm bảo hiệu quả cao, quá trình thiết kế HĐTNST trong môn Toán phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

+ Đảm bảo mục tiêu dạy học: HS đƣợc lĩnh hội tri thức khoa học và tri thức phƣơng pháp, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn luyện kĩ năng sống. Mục tiêu này có ý nghĩa định hƣớng xuyên suốt trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm.

+ Đảm bảo tính khoa học: Định hƣớng phát triển năng lực tƣ duy khoa học giúp học sinh tiếp cận, hình thành và phát triển một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.

+ Đảm bảo tính sƣ phạm: Thể hiện tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí học sinh trung học phổ thông; phải mang tính đặc trƣng môn học, phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu và sở thích của HS.

+ Đảm bảo tính thực tiễn: Các HĐTNST phải gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống và có tính ứng dụng cao. Đẩy mạnh việc thực hiện dạy học theo phƣơng châm “học đi đôi với hành”, học sinh đƣợc học trong thực tiễn và bằng thực tiễn.

+ Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: HS đƣợc học tập trải nghiệm qua nhiều loại hình hoạt động khác nhau phù hợp với từng môi trƣờng tổ chức, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới.

2.4. Quy trình kĩ thuật để thiết kế một chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Toán tạo trong môn Toán

Từ việc nghiên cứu mục tiêu chƣơng trình HĐTNST và đặc điểm kiến thức môn Toán trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS; Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của Kolb cùng một số công trình nghiên cứu có liên quan, sau khi thực nghiệm sƣ phạm, đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung, chúng tôi đề xuất quy trình kĩ thuật để thiết kế một chủ đề HĐTNST trong môn Toán (tƣơng tự đối với

một hoạt động trải nghiệm trong một chủ đề học tập trải nghiệm) bao gồm các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Xác định chủ đề học tập trải nghiệm

Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu chƣơng trình giáo dục, đặc điểm kiến thức môn Toán học, đặc điểm đối tƣợng HS, điều kiện của nhà trƣờng, của lớp học, GV lựa chọn các nội dung học tập cấu thành chủ đề hoạt động trải nghiệm một cách phù hợp.

Sau khi lựa chọn đƣợc chủ đề, giáo viên tiến hành khảo sát nhu cầu của học sinh về các phƣơng diện: vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của các em, nhu cầu tìm hiểu, hình thức tổ chức trải nghiệm với chủ đề đã chọn.

Kết thúc bƣớc 1, GV cần khái quát thông qua việc đặt tiêu đề/tên cho chủ đề hoạt động. Tên của hoạt động cần rõ ràng, ngắn gọn, phản ánh đƣợc chủ đề và tạo đƣợc sự hứng thú, gây ấn tƣợng đối với HS.

Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm

Mục tiêu của chủ đề trải nghiệm là dự kiến trƣớc kết quả của hoạt động. Các mục tiêu trải nghiệm cần phải đƣợc xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp, phải phản ánh đƣợc các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, tƣ duy, thái độ, định hƣớng về các năng lực và kĩ năng sống đƣợc hình thành cho học sinh qua chủ đề trải nghiệm.

Việc xác định đúng mục tiêu của chủ đề trải nghiệm sẽ giúp định hƣớng cho hoạt động, là cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động, kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò, đồng thời là căn cứ để GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.

Tùy theo chủ đề HĐTNST, đặc điểm của học sinh và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ đƣợc cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. Các mục tiêu hoạt động cần rõ ràng, cụ thể và có thể đo lƣờng, đánh giá đƣợc. Khi xác định mục tiêu hoạt động, GV cần trả lời các câu hỏi: Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? HS đƣợc rèn

luyện những kĩ năng gì và các mức độ của nó đạt đƣợc sau khi tham gia hoạt động? Những thái độ, năng lực, kĩ năng sống nào có thể đƣợc hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động?

Bước 3: Xác định các nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện và phương pháp của hoạt động trải nghiệm

Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm có thể đạt đƣợc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý các nội dung và hình thức của hoạt động. GV cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của nhà trƣờng và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. GV cần liệt kê đầy đủ, chi tiết các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức, phƣơng tiện hoạt động tƣơng ứng. Trong một hoạt động có thể đan xen nhiều hình thức thực hiện khác nhau hoặc có một hình thức nào đó là trung tâm, các hình thức khác là phụ trợ.

Bước 4: Chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm

Trong bƣớc này, cả GV và HS cùng tham gia công tác chuẩn bị. Yêu cầu đặt ra là cần nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã đƣợc xác định và dự kiến tiến trình hoạt động; dự kiến những phƣơng tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả.

Để thực hiện chƣơng trình HĐTNST cần có những thiết bị cơ bản sau: - Đồ dùng để trình diễn, hƣớng dẫn: video clip, slide PowerPoint, máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu đa vật thể, bảng phụ, bảng phooc,...

- Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli, bộ lều trại; - Đồ dùng để thực hành và các đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động: Bộ thiết bị dạy học trong danh mục thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tăng cƣờng các thiết bị dạy học tự làm.

Trong quá trình chuẩn bị, GV cần khai thác những phƣơng tiện, điều kiện sẵn có của nhà trƣờng, đồng thời huy động sự góp sức của học sinh và

phụ huynh học sinh. Nên có sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở địa phƣơng để có đƣợc sự hỗ trợ cần thiết. Trong công tác chuẩn bị, cần đảm bảo tính khả thi và tiết kiệm. GV cần lên kế hoạch dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và quy định thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị; Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức các hoạt động, những lực lƣợng mời tham gia buổi hoạt động trải nghiệm; Dự kiến những hoạt động của GV và HS với sự tƣơng tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động.

+ Đối với học sinh: khi đƣợc GV giao nhiệm vụ, cơ quan tự quản của lớp hay các tổ, nhóm cần thảo luận một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ, nhóm; có sự trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị.

+ Đối với giáo viên: cần có sự định hƣớng rõ ràng, kiểm tra và theo dõi sát sao công tác chuẩn bị của HS, kịp thời giải quyết những vƣớng mắc của các em để hoàn thành tốt khâu chuẩn bị.

Bước 5: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm

Khi thiết kế các hoạt động trong chủ đề trải nghiệm sáng tạo, GV cần xác định rõ: Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc cũng nhƣ tiến trình và thời gian thực hiện việc đó ra sao? Các tổ, nhóm, cá nhân cần thực hiện những công việc gì? Mỗi việc đó cần đạt đƣợc những yêu cầu nào?

Ở bƣớc này, GV trình bày các hoạt động đã thiết kế vào giáo án trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất giữa các hoạt động trải nghiệm. GV có thể dự trù kịch bản các tình huống xảy ra theo giáo án để chuẩn bị tốt cho việc tổ chức học tập trải nghiệm.

Bước 6: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh

GV cần thiết kế các công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp để có thể đo đƣợc mục tiêu của chủ đề trải nghiệm, mức độ đạt đƣợc về phẩm chất và năng lực của HS. GV có thể đánh giá nhóm hoặc từng cá nhân HS thông qua quá

trình tham gia hoạt động và các sản phẩm tạo đƣợc. Việc lƣu trữ các phƣơng tiện đánh giá là rất cần thiết để GV có thể so sánh sự thay đổi, tiến bộ của HS qua các buổi hoạt động trải nghiệm.

GV cũng cần tạo cơ hội để HS có thể tham gia đánh giá thầy, cô; luôn thể hiện thái độ sẵn sàng lắng nghe góp ý từ các em, sử dụng nhiều hình thức để thu nhận phản hồi của học sinh sau hoạt động trải nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học hình học lớp 12 cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)