Hoạt động quản lý NNL của Đài PT TH tỉnh Hải Dương từ

Một phần của tài liệu 343 hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh truyền hình tỉnh hải dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 52 - 73)

2016 -

2018.

A, Hoạch định NNL tại Đài

Để công tác quản lý NNL đạt được hiệu quả và chính xác, việc hoạch định NNL là một hoạt động rất cần thiết từ đó ước tính được số lượng NV sẽ làm việc trong tương lai có tính cả đến sự thay đổi như thăng tiến, luân chuyển công việc hay về hưu... Thực tế, công tác hoạch định NNL của Đài PT - TH Hải Dương luôn được phòng TC - HC lên kế hoạch và triển khai thực hiện mỗi năm một lần thông qua dự báo cầu nhân lực và xác định cung nguồn nhân lực.

Trong ba năm qua, Đài PT - TH tỉnh Hải Dương đã dự báo cầu nhân lực bằng cách xác định cơ cấu, số lượng lao động qua mỗi năm dựa trên chỉ tiêu phân bổ Sở Nội Vụ và nhu cầu về NNL trong từng bộ phận của các phòng. Khi đã xác định được số lượng thừa hay thiếu, phòng TC - HC có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu NNL trong

toàn Đài và trình lên Giám đốc xem xét và kí duyệt. Trong khi tổng hợp, nhận thấy số lượng nguồn nhân lực đang trong tình trạng thừa, nhu cầu nguồn nhân lực giảm, Đài sẽ ngừng tuyển dụng nguồn từ bên ngoài chủ yếu sử dụng nguồn lực bên trong cơ quan.

Ngược lại số lượng lao động thiếu, cầu nhân lực tăng Đài sẽ tuyển dụng thêm một số nhân viên mới, thuê các nhân viên hợp đồng hoặc CBNV có thể kiêm thêm công việc đang thiếu nhân viên mục đích là thực hiện khối lượng công việc ngày càng

lớn về lĩnh vực Phát thanh và Truyền hình của Đài. Muốn xác định được cụ thể số lao động cần tuyển Đài đã dựa trên bảng cân đối giữa số lao động thực tế năm hiện tại với số lao động dự tính trong năm tiếp theo.

Trong đó, để xác định cơ cấu, số lượng lao động trong năm hiện tại, Đài đã thực hiện bằng cách thống kê số lượng lao động đang làm việc trong cơ quan. Còn nếu muốn xác định cơ cấu, số lượng trong năm tiếp theo thì được Đài xác định thông qua nhu cầu nguồn nhân lực tại 11 phòng ban của Đài.

Dựa trên việc đánh giá nhu cầu về NNL trong Đài, phòng TC - HC đã tiến hành xác định cung lao động. Cung lao động được dựa trên cung từ nội bộ và cung40

chuyển ngạch và cơ cấu lao động gồm giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Từ đó thống kê một cách chính xác tình hình lao động hiện có của Đài nhằm nhận biết rõ hơn được nguồn cung bên trong có thể đáp ứng được vị trí thiếu đang cần tuyển của Đài.

Với nguồn cung bên ngoài xem xét, phân tích quy mô, cơ cấu, chất lượng NNL

để có thể đánh giá được tương đối nguồn cung lao động trên thị trường hiện đang có từ đó có thể tuyển chọn được NNL có trình độ, chất lượng, thích hợp được với công việc để thay thế cho CBNV chuyển nghề, chuyển ngạch hay đến độ tuổi nghỉ hưu ... Và trong vòng ba năm qua việc dự đoán cung lao động từ bên ngoài của Đài rất khó được thực hiện do không thể định lượng được số NNL từ nguồn ngoài nội bộ của cơ quan.

B, Phân tích công việc

Quá trình phân tích công việc được thực hiện bởi phòng TC - HC, được Ban lãnh đạo thống nhất và đưa ra quyết định áp dụng trên toàn Đài. Ở Đài PT - TH tỉnh Hải Dương ngoài việc mô tả chi tiết từng chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban giống như các Đài Phát thanh - Truyền hình khác, phòng TC - HC của Đài còn thực hiện mô tả chi tiết từng vị trí công việc dựa trên việc quan sát tại nơi làm việc, quan sát quá trình làm việc của CBNV để từ đó tổng hợp được các nhiệm vụ, chức năng cần làm của từng vị trí.

Mỗi cá nhân như Giám đốc, Phó GĐ, Trưởng phòng, Phó phòng của từng phòng, CBNV đều được viên chức phòng TC - HC xác định đầy đủ, chi tiết và chính xác những quyền hạn, nhiệm vụ chính mà CBNV cần phải làm đối với từng vị việc làm cụ thể với mục đích giúp mọi người hiểu được rõ hơn vai trò và trách nhiệm trong

công việc để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao .

Vị trí làm việc của Đài được chia ra làm 3 nhóm gồm Nhóm I: Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; Nhóm II: Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp và Nhóm III: Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ. Do bản MTCV của Đài gồm rất nhiều vị trí không thể liệt kê hết, dưới đây là một vài ví dụ về MTCV đối với vị trí việc làm đang được CBNV từng vị trí

hiện đầu ra hiện ĩ (Nhóm I) Phó giám đốc phụ trách nội dung + Công việc thứ 1: Phụ trách khối nội dung. + Công việc thứ 2: Kiêm Phó bí thư Đảng bộ. + Công việc thứ 3: Kiểm duyệt chương trình. 2 (Nhóm I) Trưởng phòng chương trình

+ Công việc 1: Tham mưu giúp Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập tổ chức và điều hành nhiệm vụ chuyên môn.

+ Công việc 2: Quản lý điều hành phòng Chương trình. Chương trình tryền hình - Chương trình truyền hình - Ke hoạch tuyên truyền Bảng 2.5 Bản mô tả công việc một số vị trí làm việc của Đài

tập ghép nối chương trình truyền hình. + Công việc thứ 4: Chỉ đạo khai thác, sử dụng và lưu trữ tư liệu phát sóng; Quản

lý tư liệu sách báo phục vụ

cho Phóng viên, BTV khai

thác.

+ Công việc thứ 5: Định hướng hoạt động của phòng, xây dựng kế hoạch, lịch chương trình hàng tuần, hàng tháng. + Công việc thứ 6: Chỉ đạo 3 (Nhóm II) Vị trí làm việc Phóng viên + Công việc thứ 1: Phụ trách theo dõi, viết tin bài phóng sự hoạt động ở lĩnh vực được giao.

+ Công việc thứ 2: Dựng, và sản xuất tin bài, phóng sự, chuyên đề hàng ngày. + Công việc thứ 3: Tổ chức sản xuất các chương trình gameshow, giao lưu,

Tin, Bài, Chuyên mục, Phóng sự dài,... Tin: - Bài -Chuyên mục, Phóng sự dài, Chuyên đề - Tạp chí, Tọa đàm, giao lưu tương tác 42

tiếp...

+ Công việc thứ 4: Khai thác sản xuất tin bài khoa học, khoa giáo, thể thao..

4 (Nhóm II) Vị trí làm Quay phim Công việc thứ 1: Phụ trách

quay phim, ghi hình các tin bài, phóng sự, phim, ca nhạc, THTT. Tin, Bài, Chuyên mục, Phóng sự dài,. Tin: - Bài - Chuy ên mục, Phóng sự dài, Chuyên Đề - Tạp chí, Tọa 5 (Nhóm III) Nhân viên kĩ thuật

+ Công việc thứ 1: Quản lý hệ thống điện, nước phục vụ cho khối hành chính, kỹ thuật.

+ Công việc thứ 2: Sửa chữa,

bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị điện nước trong cơ quan. + Công việc thứ 3: Sửa chữa khắc phục đảm bảo hệ thống an ninh cửa ra vào cơ quan.

- Đảm bảo hệ thống kỹ thuật điện nước cơ quan tốt. 43

Từ bản mô tả công việc ở trên, có thể thấy rằng việc phân tích công việc của Đài được một cách cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn và được thiết kế một cách có hệ thống từ cấp cao cho đến cấp dưới. Thông qua bản MTCV của các phòng ban, CBNV trong Đài có thể hiểu rõ được vai trò, những nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc với các phòng liên

quan từ đó tất cả CBNV ở Đài đều có thể hiểu và thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ được giao với từng vị trí làm việc cụ thể.

Tuy nhiên, bản MTCV được thiết kế và thực hiện vẫn khá đơn giản. Hiện tại Đài mới chỉ đề cập đến tên vị trí làm việc, nhiệm vụ công việc, tên sản phẩm đầu ra, kết quả thực hiện trong năm mà còn chưa đề cập rõ đến mục đích công việc, điều kiện

làm việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc để có thể giúp cho CBNV có cái nhìn khái

quát hơn về công việc của mình cũng như môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ và những kĩ năng cần phải có để phục vụ tốt yêu cầu công việc.Vì vậy, phòng TC - HC cần nên xem xét để có thể bổ sung thêm những vấn đề còn thiếu trong bản MTCV giúp cho quá trình phân tích công việc đạt được hiệu quả cao nhất.

C, Tuyển dụng

Những năm vừa qua, công tác tuyển dụng của Đài ngày càng hạn chế và diễn ra không thường xuyên. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do số lượng CBNV hiện có vẫn đáp ứng đủ thực hiện khối lượng công việc đối với từng vị trí việc làm ở Đài (ngoại trừ vị trí Phát thanh viên) và nguồn tuyển dụng từ bên ngoài hiện vẫn chưa

thể đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu trong công việc. Chính vì vậy, từ năm

2016 - 2018 hoạt động tuyển dụng tại Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương gần như là bằng không.

Do đó, quá trình tổ chức tuyển dụng chỉ đề cập đối với vị trí Phát thanh viên - một vị trí luôn cần sự thay đổi trong cách dẫn chương trình, đồng thời đây cũng là vị trí thể hiện bộ mặt phát sóng Phát thanh và Truyền hình của Đài so với các Đài Phát thanh - Truyền hình khác trên cả nước. Và một thực tế là trong vòng ba năm qua vị trí này đều chưa tuyển được nguồn nhân lực mới nguyên nhân do một phần vị trí này thể hiện bộ mặt của Đài trên sóng phát thanh - truyền hình cho nên yêu cầu trúng tuyển vị trí này rất khắt khe, thứ 2 là do các ứng viên chưa thực sự có đủ kinh nghiệm

* Điều kiện để tuyển dụng vị trí này là:

- Nam, nữ là người Việt Nam, tuổi đời từ 20 - 30, tốt nghiệp hoặc đang theo

học các

trường ĐH, CĐ; Có năng khiếu dẫn chương trình, yêu thích nghề MC.

- Hình thể cân đối; khuôn mặt đẹp, ăn hình, (Chiều cao: Nam 165 cm, Nữ 160

cm trở

lên).

- Có giọng chuẩn phổ thông, truyền cảm; không bị nói ngọng, nói tiếng địa phương,

không bị dị tật, có lý lịch rõ ràng.

- Phải hiểu biết và có kiến thức về xã hội, biết khai thác đề tài, nhiệt tình sáng tạo

trong công việc.

* Quá trình tổ chức tuyển dụng của Đài đối với vị trí Phát thanh viên được tiến hành

theo các bước dưới đây:

Bước 1: Thông báo tuyển dụng

Sau khi được Giám đốc phê duyệt về kế hoạch tuyển dụng, phòng TC - HC tiến hành thông báo nội dung cần tuyển dụng. Nội dung tuyển dụng được thông báo dán trước cơ quan hoặc thông báo trên TV, trang điện tử của Đài... Trong nội dung đăng tuyển được ghi rõ địa điểm, số lượng cần tuyển, điều kiện của vị trí tuyển dụng,

mô tả công việc, hồ sơ dự tuyển và thời gian nộp hồ sơ.

Bước 2: Thu nhận hồ sơ, sàng lọc, xét tuyển ứng viên

Khi hết hạn nộp hồ sơ, viên chức phòng Tổ chức Hành chính tổng hợp tất cả hồ sơ, sau đó sàng lọc hồ sơ ứng viên dựa trên các hồ sơ không đáp ứng được các tiêu

chí cơ bản, trình độ, kinh nghiệm bản thân (hồ sơ không trả lại).

Bước 3: Tổ chức sơ tuyển

Là cơ sở để đánh giá được chính xác năng lực, trình độ của ứng viên. Sau khi hồ sơ được duyệt, Đài sẽ liên hệ gọi điện thoại trực tiếp cho ứng viên hoặc gửi thông báo qua mail nhằm thông báo cho ứng viên đến tham gia quá trình sơ tuyển.46

• Phần 1: Dan chương trình giao lưu, tương tác. Địa điểm tại trường quay đa năng.

• Phần 2: Dan chương trình thời sự. Địa điểm tại trường quay thời sự.

Bước 4: Thông báo kết quả tuyển dụng, tiếp nhận nhân viên mới

Căn cứ vào kết quả thi trong quá trình sơ tuyển của ứng viên, phòng Tổ chức Hành chính sẽ chủ động liên hệ với từng ứng viên khi được trúng tuyển. Sau đó, những ứng viên đã trúng tuyển sẽ được Đài tiếp nhận vào vị trí, bộ phận làm việc, tiếp đến bố trí việc làm cho nhân viên mới và cuối cùng là kí kết hợp đồng làm việc bằng văn bản trong sự thỏa thuận của người được tuyển dụng với Giám đốc Đài và trở thành Phát thanh viên mới của Đài.

Và đặc biệt, nếu các ứng viên không may mắn trúng tuyển mà Đài vẫn nhận thấy được tiềm năng, tiềm tàng của ứng viên thông qua quá trình sơ tuyển chắc chắn đáp ứng công việc tốt trong tương lai sau khi trải qua đào tạo thì Đài vẫn liên hệ và giữ lại ứng viên trở thành nhân viên dự bị hoặc cộng tác viên và sau quá trình đào tạo

tại Đài, ứng viên có thể trở thành Phát thanh viên chính thức. Đây chính là một điểm mạnh lớn trong công tác tuyển dụng của Đài không chỉ giúp Đài tiết kiệm được thời gian tuyển dụng cho những lần tới mà còn tận dụng được tốt nguồn ứng viên có tiềm năng cho tương lai.

Như vậy, trong ba năm qua mặc dù hoạt động tuyển dụng diễn ra còn hạn chế song quá trình tuyển dụng vẫn được tuân thủ theo trình tự các bước trong tuyển dụng do Đài quy định nhằm tìm kiếm được những ứng viên tiềm năng cho những vị trí tuyển dụng còn thiếu cụ thể hơn đó là vị trí Phát thanh viên mà Đài PT - TH Hải Dương đang cần tuyển.

D, Đào tạo và phát triển NNL

Đào tạo và phát triển NNL luôn là vấn đề được Đài đặc biệt quan tâm. Đào tạo

ở đây không chỉ đào tạo NV mới mà tại Đài còn đào tạo cả CBNV hiện tại đang làm việc trong cơ quan. Việc đào tạo không chỉ nâng cao, cải thiện được trình độ của CBNV mà còn góp phần giúp Đài càng khẳng định vị thế là một Đài PT - TH so với các Đài khác trong Đồng bằng sông Hồng và có thể theo kịp được xu hướng ngày

Từ trước đến nay Đài vẫn luôn áp dụng và duy trì thực hiện theo 2 phương pháp đào tạo chính là đào tạo trong và đào tạo ngoài công việc.

* Đào tạo trong công việc:

Là hình thức chủ yếu áp dụng đối với viên chức, nhân viên mới được tuyển dụng. Toàn bộ các NV mới tuyển đều sẽ có buổi học tổng quan về Đài PT - TH tỉnh Hải Dương về lịch sử quá trình hình thành, bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ chính của từng phòng ban với mục đích giúp cho NV hiểu rõ hơn về Đài, làm quen được môi trường công việc cũng như công việc mới mình sắp làm.

Sau khi được phân công về phòng mình làm việc, các NV mới sẽ được Trưởng

phòng phụ trách phòng đó tiếp nhận và chỉ đạo cán bộ trong phòng kèm cặp hướng dẫn công việc (áp dụng đối với NV mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm công việc, cần được học hỏi). Sau khi quan sát quá trình NV làm việc nếu cán bộ nhận thấy

rằng NV còn yếu hoặc thiếu kĩ năng nào Đài sẽ tiếp tục đào tạo hoặc lên kế hoạch cử đi tham gia khóa học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để có thể giúp được NV cải thiện được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Ưu điểm của hình thức này đó là tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên trong ba năm qua hình thức đào tạo này không được áp dụng nhiều do vấn đề tuyển dụng của Đài bị hạn chế.

* Đào tạo ngoài công việc:

Hình thức này chủ yếu áp dụng cho tất cả các CBNV đang làm việc tại Đài và

hình thức này được dùng phổ biến nhất. Các CBNV của Đài trong quá trình làm việc nếu như phải bổ sung thêm kĩ năng nào hoặc có nhu cầu đăng kí bồi dưỡng kiến thức

chuyên môn nào, Đài sẽ phê duyệt và cử các CBNV đi học tại các lớp Đại Học tại chức, sau Đại Học hoặc các lớp Khóa học ở tỉnh nhằm giúp CBNV nâng cao được chuyên môn của mình.

Do Đài PT - TH tỉnh Hải Dương là một cơ quan chính trị lý luận của Đảng cho

Một phần của tài liệu 343 hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại đài phát thanh truyền hình tỉnh hải dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 52 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w