Đối với trung ương Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ đoàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an​ (Trang 104 - 111)

Đảng uỷ, lãnh đạo Trung ương Đoàn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn về lý luận chính trị. Thường xuyên tạo điều kiện cử cán bộ, đoàn viên, công chức trẻ tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác cho thanh niên. Chỉ đạo Đoàn Thanh niên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động của các

chi đoàn với trọng tâm là xung kích thực hiện cải cách hành chính, đổi mới tác phong làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Động viên đoàn viên, thanh niên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, duy trì các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với một số địa phương, đơn vị. Đồng thời, quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, tăng cường lãnh đạo xây dựng các chi bộ và Đảng bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin, tạo động lực làm việc cho đoàn viên, thanh niên. Tổ chức thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tuyên dương các tổ chức và cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Trung ương đoàn chỉ đạo các chi ủy và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên thường xuyên nắm bắt tư tưởng trong đoàn viên, thanh niên và có những biện pháp phù hợp để định hướng về tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng. Tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên tham gia các lớp nhận thức về Đảng, các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện họp nhập và phát triển có nhiều cơ hội và thách thức thì việc tạo động lực cho người lao động làm việc trong tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng và tất yếu bởi việc tạo động lực cho người lao động có tác động trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của tổ chức ngoài ra động lực lao động còn là sự khát khao khẳng định năng lực và tự nguyện của mỗi bản thân người lao động nhắm phát huy nỗ lực của người lao động để đạt được các mục tiêu cá nhân người lao động và mục tiêu của tổ chức. Để tạo động lực làm việc cho cán bộ đoàn cần phải vận dụng một cách hệ thống các chính sách biện pháp cách thức quản lý nhằm làm cho cán bộ đoàn có động lực trong công việc thúc đẩy người cán bộ hài lòng với công việc và mong muốn đóng góp và gắn bó với tổ chức đoàn. Các nhà lãnh đạo, tổ chức chính trị xã hội cần thực sự quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của cán bộ đoàn, gắn lợi ích của người cán bộ đoàn với lợi ích của địa phương, kích thích về vật chất và tinh thần cho cán bộ đoàn đảm bảo lợi ích của họ trong suốt quá trình làm việc. Thông qua phân tích thực trạng công tác tạo làm việc cho cán bộ đoàntại thị đoàn thị xã Hoàng Mai, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp khắc phục những nguyên nhân của hạn chế trong công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ đoành tại thị xã Hoàng Mai. Việc tạo động lực cho cán bộ doàn phải được thực hiện bằng cách kết hợp nhiều biện pháp khác nhau và phải có sự kết hợp đồng bộ của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tạo động lực, không chỉ đáp ứng các nhu cầu về vật chất của cán bộ đoàn mà còn phải đáp ứng các nhu cầu về mặt tinh thần, quan trọng hơn cả các nhà lãnh đạo, tổ chức chính trị -xã hội liên qaun cầm nắm bắt được động cơ của người cán bộ đoàn để từ đó đưa ra được những giải phù hợp. Đối với thị đoàn Hoàng Mai cũng vậy, muốn tạo động lực cho các cán bộ đoàn làm

việc thì ngoài việc sử dụng các biện pháp kích thích tài chính và các biện pháp kích thích phi tài chính thì quan trọng ban lãnh đạo, chính quền địa phương, đảng bộ của địa phương cũng cần phải nắm bắt được động cơ của các cán bộ, nhu cầu của mỗi nhóm cán bộ để từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể cho từng bộ phận, từng nhóm các bộ để kích thích động lực làm việc cho các cán bộ đoàn nhằm giúp cho các cán bộ làm việc hiệu quả hơn và năng suất hơn.Do còn hạn chế về mặt thời gian và phạm vi kiến thức nên luận văn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để hoàn thành tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Báo cáo số 235/BC-UBND ngày 10/12/2018 của UBND thị xã Hoàng Mai báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2018 và mục tiêu nhiệm vụ năm 2019.

2. Bùi Anh Tuấn, 2003. Giáo trình Hành vi tổ chức. NXB Thống kê. 3. Đề án số 08-ĐA/ThU ngày 14/10/2014 của Thị uỷ Hoàng Mai về xây

dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2014 – 2020 và những năm tiếp theo.

4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 2017. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

5. Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn QuốcNghi, 2014. Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại Việt nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 32, trang 97-105.

6. Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 01/7/2011 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội cựu Chiến Binh Việt Nam theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011 của Bộ Chính Trị.

7. Kế hoạch số 99-KH/ĐTN-TCKT ngày 09/11/2018 của Tỉnh đoàn Nghệ An về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, xếp loại, khen thưởng năm 2018.

8. Lê Ngọc Nương và Chu Thị Vân Anh và Cao Thị Thanh Phượng, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các công ty xây dựng công trình giao thông – trường hợp nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Quản lý xây dựng giao thông Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên, số 4(1), trang 68-71.

9. Nguyễn Thị Lan Phương, 2015. Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính Nhà nước. Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia.

10.Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2012.Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

11.Nghị định số 23/2012NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

12.Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

13.Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

14.Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

15.Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

16.Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Luật cán bộ, công chức.

17.Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề.

18.Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.

19.Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về số lượng, chức danh và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

20.Quyết định số 16-QĐ/ĐTN ngày 12/9/2017 của Ban Thường vụ Thị đoàn Hoàng Mai quyết định việc ban hành quy định về tiêu chuẩn cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thị xã Hoàng Mai.

21.Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban Chấp hành Trung ương về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, mặt trận và các đoàn thể.

22.Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc ban hành quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

23.Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND ngày 03/8/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về điều chỉnh mức hỗ trợ đối với: Uỷ viên Thường trực MTTQ, Uỷ viên thường vụ các đoàn thể ở cấp xã.

24.Quyết định số 5721/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Hoàng Mai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

25.Trương Minh Đức, 2011. Ứng dụng mô hình định lượng đánh giá mức độ tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ericsson tại Việt Nam, <https://js.vnu.edu.vn/EAB/article/view/832>. [Ngày truy cập: 25 tháng 7 năm 2019].

26.Trương Ngọc Hùng,2012. Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.

Tài liệu tiếng anh:

1. Buelens, Marc and Van den Broeck, Herman, 2007. An Analysis of Differences inWorkMotivation between Public and

PrivateOrganizations,Public AdministrationReview, Vol.67, No.1, pp.65-74.

2. Denibutun, S. Revda, 2012. WorkMotivation: Theoretical Framework.Journal on GSTF Business Review, Vol.1,No.4, pp.133- 139.

3. Gambrel, Patrick A. and Cianci, Rebecca 2003. Maslow’s Hierarchy of Needs: does it apply in a collectivist culture, Journal of Applied Management and Entrepreneurship, Vol. 8, No.2, pp.143-161.

4. Yair Re’em, 2010. Motivating PublicSector Employees: An Application-OrientedAnalysis of Possibilities and PracticalTools.Hertie School of Governance, Berlin,Germany.

Website 5. <http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanba n?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=81139>. [Ngày truy cập: 25 tháng 7 năm 2019]. 6. http://doanthanhnien.vn/Content/uploads/%C4%90I%E1%BB%80U%2 0L%E1%BB%86%20%C4%90O%C3%80N%20KH%C3%93A%20XI .pdf>. [Ngày truy cập: 25 tháng 7 năm 2019].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ đoàn thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an​ (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)