thức tiên tiến và phát triển toàn diện
Trong những năm qua, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đoàn ngày càng được quan tâm, đổi mới về nội dung chương trình, phương thức triển khai nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn còn nhiều bất cập, chưa thường xuyên; hình thức mở các lớp thiếu tính sáng tạo;
nội dung nặng về lý thuyết, chưa chú trọng về kỹ năng, nghiệp vụ; chưa lồng ghép vào việc xây dựng các mô hình thanh niên, xây dựng các cá nhân điển hình để cán bộ đoàn tham khảo, học tập, qua đó cổ vũ, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình và cá nhân tiêu biểu; đội ngũ báo cáo viên thiếu kỹ năng truyền đạt, máy móc, thiếu tính linh động, chưa cập nhật kiến thức….Trên thực tế, việc học tập của cán bộ Đoàn chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động thực tiễn, còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ Đoàn.Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ, tri thức của loài người không ngừng được bổ sung và hoàn thiện thì yêu cầu về tri thức, văn hoá và trình độ chuyên môn của người cán bộ Đoàn càng phải cao hơn. Đội ngũ cán bộ Đoàn cần có nền tảng tri thức khoa học xã hội phong phú mà trước hết là phải có những hiểu biết cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ trên các mặt của lĩnh vực mình hoạt động. Xuất phát từ thực tiễn, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn trong thời gian tới chúng ta cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:Trước hết, cần thay đổi tư duy về công tác cán bộ Đoàn cũng như hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ đoàn. Các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cần quan tâm sâu sát hơn nữa đối với thanh niên và công tác cán bộ Đoàn, đồng thời luôn nhận thức đó là trách nhiệm của tổ chức mình. Cần có cơ chế, chính sách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa trong phát hiện, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và mạnh dạn, tin tưởng trong việc bố trí, sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực trẻ có trình độ, chuyên môn vào làm việc trong hệ thống chính trị; có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng phù hợp với năng lực của từng cá nhân; tạo điều kiện, môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để các thế hệ thanh niên yên tâm công tác cống hiến cho quê
hương.Rà soát, đánh giá toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, kiện toàn tổ chức bộ máy, chuẩn bị đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của hệ thống Đoàn trong nhiệm kỳ mới. Chủ động tạo nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn, kịp thời bổ sung nhân sự; từ đó xây dựng kế hoạch để cử cán bộ đoàn tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Đoàn. Phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan đến thanh niên để từ đó có cơ chế phối hợp, hợp tác; tránh chồng chéo, phân tán, làm giảm tính hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường công tác phối hợp xây dựng chương trình chuẩn, thống nhất từ nội dung, phương pháp đến kế hoạch, phân công nhiệm vụ…trong toàn hệ thống, tránh tình trạng “mạnh ai người đó làm”.Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức chuyên về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện thanh thiếu nhi. Có sự phân cấp, gắn với trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn giữa các đơn vị từ trung ương xuống cơ sở, nhất là ở cấp cơ sở. Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng khoa học, thiết thực và phù hợp với đối tượng người học. Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho người học phương pháp nghiên cứu, phương pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Dành một tỷ lệ thích hợp cho kỹ năng thực hành trong chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho các đối tượng khác nhau để khi gặp những tình huống cụ thể trong công tác thì cán bộ có thể xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả. Thường xuyên đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng, cập nhật và lựa chọn những kiến thức mới, phù hợp với từng giai đoạn, tránh rập khuôn máy móc, nặng về lý thuyết; đổi mới nội dung, phương thức bồi dưỡng theo như cầu thực tiễn, cụ thể, hướng về các hoạt động đoàn ở cơ sở, không chung chung, đại khái…Phấn đấu hầu hết cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp đều được đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp luận, lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác thanh thiếu nhi, đặc biệt chú trọng bồi
dưỡng phần kỹ năng, nghiệp vụ.