1.4.1.1. Nhu cầu của người lao động
Abraham Maslow cho rằng, con người có nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát thỏa mãn. Thế nhưng nhu cầu lại có một khoảng cách với thỏa mãn và chính khoảng cách này lại là động lực thôi thúc con người làm việc. Khi nhu cầu này được thỏa mãn lại xuất hiện nhu cầu khác cao hơn. Lúc đó con người lại xảy ra ý muốn thỏa mãn nhu cầu đó. vìthế, doanh nghiệp phải
nắm bắt được các nhu cầu của người lao động, hiểu được những nhu cầu là cấp bách, là lâu dài để thỏa mãn từng mức độ các nhu cầu, từ đó tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn.
1.4.1.2. Đặc điểm tính cách của người lao động
Tính cách được biểu thị qua thái độ, hành vi của con người đối với bản thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối với xã hội nói chung…Nó được hiểu là sự kết hợp các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người. Tính cách của con người là do tác động từ sự giáo dục, sự rèn luyện của bản thân và sự tác động gián tiếp đối với môi trường sống và làm việc của người đó. Vì thế, tạo động động lực cho người lao động, tổ chức cần nắm bắt được tính cách của người lao động đểtừ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp.
1.4.1.3.Năng lực của người lao động
Năng lực của người lao động thể hiện ở trình độ, kỹ năng, sự hiểu biết và kinh nghiệm của người lao động đối với công việc. Năng lực được xây dựng và phát triển qua quá trình lao động, làm việc thực tế. Vì thế, năng lực của mỗi người có thể khác nhau nên động lực khiến họ làm việc tích cực cũng khác nhau. Nhưng khi người lao động được đảm nhận công việc phù hợp với năng lực, khi họ có được những điều kiện làm việc đầy đủ họ sẽ có động lực làm việc để phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của mình.