6. Kết cấu Khóa luận
1.6.4. Bài học rút ra về tạo động lực cho nhân viên trong các doanh nghiệp
nghiệp Việt
Nam nói chung và cho Công ty TNHH Phần mềm Phương Chi nói riêng.
Một là, tập trung xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương và chế độ phúc lợi đầy đủ và công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc được đánh giá theo các tiêu chí rõ ràng. Chế độ phúc lợi xã hội như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ thai sản, nghỉ ốm, hỗ trợ công tác xa... cũng cần được chú trọng bởi điều đó thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho NV, để NV thấy gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Hai là quan tâm đến các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho NV như các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động tập thể gắn kết NV với doanh nghiệp, thông qua các hoạt động như: hội thi văn nghệ, hội thi thể dục thể thao, tổ chức nghỉ mát, du lịch. Đây là cơ hội để NV được nghỉ ngơi, thư giãn và làm mới lại mình, thêm sức khỏe và tinh thần cho công việc.
Ba là, chú trọng công tác xây dựng VH; xây dựng môi trường làm việc hiện đại, thân thiện. Thực tế thời gian NV tham gia làm việc tại doanh nghiệp chiếm lượng thời gian tương đối, vì thế doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, quan hệ đồng nghiệp hài hòa, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Bốn là, thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn cho NV, đào tạo cho lao động của mình không ngừng hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc. NV sau đào tạo cần được bố trí công việc phù hợp để có điều kiện phát huy khả năng của mình.
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Nghiên cứu tạo động lực lao động trong các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đánh giá được thực trạng và tiềm năng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chương 1 của Khóa luận tập trung hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tạo động lực lao động, các nội dung của tạo động lực cũng như các biện pháp tạo động lực cho lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tạo động lực lao động, trong phạm vi khóa luận, khái niệm được sử dụng là: “Tạo động lực trong lao động là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến nhân viên nhằm làm cho nhân viên có động lực trong công việc”. Đây chính là tất cả các hoạt động, các biện pháp của tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đối với nhân viên của mình nhằm làm cho họ có động lực trong công việc.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG Lực TẠI CÔNG