6. Kết cấu Khóa luận
1.4.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức, công ty
- Công việc mà NV đảm nhận: Đặc thù công việc liên quan đến những gì mà một người cần thực hiện ở nơi làm việc, đây là yếu tố quyết định động lực
làm việc
của NV. Đặc điểm công việc và trách nhiệm đối với công việc là các nhân tố tác
động tới động lực làm việc của NV. Nếu NV không nhận thức được công việc của
cải thiện năng suất lao động. Và NV sẽ được xem xét để tăng lương, một công cụ hữu hiệu trong công tác tạo động lực.
- Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển,
nâng cao
năng lực làm việc của NV. Điều kiện làm việc có ý nghĩa đặc biệt trong việc ảnh
hưởng đến nỗ lực làm việc của NV. Cải thiện điều kiện làm việc còn là việc thực
hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư máy móc thiết bị chuyên
dùng để
tăng năng suất và cải thiện môi trường xung quanh NV. Môi trường này bao gồm:
môi trường tự nhiên, môi trường tâm lý, môi trường văn hoá. Cải thiện điều kiện
làm việc không những để bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh nghề nghiệp mà còn
nâng cao
năng suất lao động. Cải thiện điều kiện làm việc có thể bằng các cách thức như:
thay đổi tính chất công việc, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, bố trí không
gian làm việc hợp lý, có sự luân phiên làm việc và nghỉ ngơi, độ dài thời gian nghỉ
thích hợp.
- Phong cách quản lý của người lãnh đạo: Cấp trên có nghĩa là người ở vị trí, chức vụ cao hơn trong cơ cấu tổ chức của công ty. Lãnh đạo là phải có khả năng
ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho tất cả NV, tạo cảm giác quan trọng đối
với tổ
chức, cam kết thúc đẩy và kích thích họ hướng tới tiềm năng cao nhất. Động
khích lệ tinh thần và tạo động lực làm việc cho NV. Văn hoá công ty có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bầu văn hoá của doanh nghiệp được hình thành từ sự kết hợp hài hoà hợp lý giữa quan điểm phong cách quản lý của người lãnh đạo và các thành viên trong doanh nghiệp. Nó được bộc lộ trong suốt quá trình lao động, thời gian lao động mà NV công tác làm việc tại doanh nghiệp. Nếu bầu không khí văn hoá thoáng và dân chủ, NV sẽ có trạng thái tinh thần thoải mái từ đó cuốn hút NV làm việc hăng hái với năng suất lao động cao. Ngược lại, bầu không khí làm việc thụ động sẽ khiến NV có cảm giác chán chường, ỷ lại và không có hứng thú với công việc.
- Các chính sách quản lý nhân sự: Hệ thống chính sách trong tổ chức bao gồm các nội quy, quy định, các chính sách thi đua, khen thưởng, kỷ luật...Theo Frederick
Herzberg chính sách công ty là một trong những yếu tố duy trì bên ngoài tác động
đến NV, nếu thiếu sự tồn tại của nó sẽ dẫn đến sự bất mãn. Trong một nghiên cứu
dựa trên lý thuyết hai nhân tố của Herzberg, để tiến hành cuộc khảo sát với
NV bán
hàng tại Malaysia. Kết quả các phân tích đã chứng minh rằng chính sách công
ty là
yếu tố quan trọng thứ 3 trong các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc. Hệ
thống chính sách được xây dựng chặt chẽ, chi tiết, công bằng, rõ ràng sẽ củng cố
được lòng tin của NV đối với tổ chức.
1.4.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
- Pháp luật của Nhà nước và chính sách của Chính phủ: Các quy định về pháp luật và chính sách của Chính phủ đặc biệt là những quy định liên quan đến
luật lao
động. Trong thời đại công nghệ số, cuộc sống thay đổi hàng giờ, hàng ngày
việc NV ngày càng nắm rõ hơn về luật pháp là động lực để họ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình, an tâm công tác và cống hiến cho doanh nghiệp.
- Vị thế và vai trò của ngành nghề trong xã hội: Mỗi ngành nghề, lĩnh vực mà trong từng thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và sự hội nhập quốc
tế mà
sẽ có vị thế khác nhau qua từng thời đại. NV làm việc trong môi trường
ngành nghề
mà đang được xã hội quan tâm và dự đoán tương lai rộng mở thì ngày càng tạo
động lực cho họ để phát huy hết khả năng, sức lực của mình, cống hiến sức mình
cho công ty, và ngược lại đối với những ngành nghề chưa có chỗ đứng cao và tiềm
lực phát triển trong xã hội.
- Văn hóa truyền thống dân tộc: Văn hóa do con người sáng tạo ra. Văn hóa vừa phản ánh đời sống hiện thực con người và xã hội, vừa thúc đẩy sự phát
triển, sự
hoàn thiện nhân cách, làm phong phú và sâu sắc thêm các giá trị nhân bản,
nhân đạo
và nhân văn của đời sống xã hội. Cội nguồn của mọi giá trị văn hóa đều đã được
hình thành và phát triển thông qua lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ kiên
cường của cả một dân tộc trong suốt trường kỳ lịch sử. NV là người tạo ra
văn hóa
và là người giữ lửa cho văn hóa được phát triển và kế thừa. Và những giá trị văn
hóa truyền thống cũng tác động lại đến NV, một đất nước có truyền thống văn hóa
tốt đẹp thì giúp tạo động lực làm việc cho NV, không chỉ làm việc vì bản thân mà
trình kiểm tra, đánh giá và xác định khả năng hoàn thành mục tiêu, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp áp dụng để đạt được những kết quả tốt nhất.
1.5.2. Xác định nhu cầu
Để tạo động lực cho NV hăng say làm việc trước tiên phải xác định được nhu cầu, mong muốn của NV đối với công việc là gì, đặc biệt là phải xác định được nhu cầu nào đang là ưu tiên hàng đầu của NV để từ đó có những biện pháp thỏa mãn nhu cầu đó một cách phù hợp.
Trong tập thể, mỗi NV là những cá nhân khác nhau về giới tính, tuổi tác, vị trí, trình độ chuyên môn và chính những đặc điểm khác nhau này sẽ tạo ra sự khác nhau về nhu cầu cũng như mong muốn đối với công việc của mỗi NV. Do đó để tạo động lực một cách hiệu quả thì cần phải xác định xem trong số các của NV nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp thiết nhất của đại bộ phận NV trong công ty từ đó xây dựng kế hoạch công tác tạo động lực một cách hợp lý, thỏa mãn những nhu cầu cấp bách, có sự ưu tiên thỏa mãn nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau.
Có thể chia nhu cầu thành 2 nhóm cơ bản:
- Nhu cầu vật chất: Lợi ích vật chất hướng vào sự thỏa mãn những nhu cầu tồn tại, thiết yếu của con người khi tham gia hoạt động của tổ chức bao gồm: thu nhập
cao, chế độ phúc lợi tốt, hỗ trợ tài chính từ tổ chức... Nhà quản trị cần tìm
hiểu xem
nhu cầu vật chất của NV như thế nào để có những chính sách phù hợp, kịp
thời thỏa
mãn nhu cầu vật chất của họ trong phạm vi và điều kiện cho phép.
- Nhu cầu tinh thần: Là những điều kiện để con người tồn tại và phát triển về mặt trí lực, là nhu cầu phong phú và đa dạng. Nhu cầu tinh thần của con
người có
thể kể đến như: công việc phù hợp, có tính ổn định, cơ hội thăng tiến, môi trường
làm việc, điều kiện làm việc, đào tạo và phát triển bản thân.