Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt​ (Trang 47)

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp một cách có hệ thống, đồng thời sử dụng các số liệu sơ cấp bổ trợ thông tin cho các nội dung đánh giá được để thực hiện đánh giá thực trạng CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Số liệu thu thập bằng các phương pháp:

- Số liệu thứ cấp gồm: các tài liệu thống kê, các báo cáo được công bố chính thức của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt; giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành.

- Số liệu sơ cấp gồm dữ liệu thu thập qua phỏng vấn và khảo sát bằng bảng hỏi theo mẫu tự lập

Cán bộ nhân viên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt được tạm chia thành 03 khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Với tổng số cán bộ nhân viên tại thời điểm khảo sát là 1,947 người trong đó có 321 cán bộ quản lý từ cấp phòng trở lên và 1,626 là

nhân viên. Với độ tin cậy của dữ liệu là 95%, theo nguyên tắc lấy mẫu, với tổng thể có từ 1,000 phần tử trở lên thì kích thước mẫu tối thiểu cần đạt là 332 người. Ngoài ra, theo nguyên tắc xác định quy mô mẫu là tính theo công thức tỷ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1. Trong nghiên cứu này có 35 biến quan sát, do vậy, quy mô mẫu tối thiểu được xác định là 35 x 5 = 175. Với việc kết hợp 2 phương pháp lấy mẫu, để đảm bảo kích thước mẫu phù hợp, xác định quy mô mẫu khảo sát là 350 người. Số lượng phiếu khảo sát phát ra là 350 phiếu gửi tới cán bộ nhân viên của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trên cả nước bao gồm cả cán bộ quản lý các phòng ban hội sở, đơn vị kinh doanh, chi nhánh, phòng giao dịch và cả nhân viên. Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp và email đến các cán bộ nhân viên của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt qua hệ thống email nội bộ của Ngân hàng. Ban đầu, tác giả gửi phiếu khảo sát đến cán bộ nhân viên của Ngân hàng, rồi sau đó, một số cán bộ nhân viên giới thiệu tiếp các cán bộ nhân viên khác tham gia khảo sát.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng là phương pháp thống kê mô tả; so sánh; tổng hợp và dự báo nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm của mẫu khảo sát theo các tiêu chí đã được xây dựng, đồng thời phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

Luận văn cũng sử dụng công cụ phân tích chính là phần mềm Microsoft Excel. Các số liệu sau khi phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ nhằm minh họa rõ ràng kết quả nghiên cứu.

2.3. Công cụ nghiên cứu

Ngoài các thông tin thu thập từ dữ liệu thứ cấp, các thông tin dữ liệu sơ cấp là rất quan trọng để đánh giá mức độ nhận thức và tình hình thực hiện CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả thực hiện bảng khảo sát dành cho cán bộ nhân viên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt với kết cấu cơ bản như sau:

- Phần 1: Thông tin cá nhân người khảo sát

ngân hàng về CSR

- Phần 3: Gồm các câu hỏi đánh giá hoạt động CSR của ngân hàng theo các khía cạnh chính

Chi tiết bảng khảo sát:

Phần 1: Thông tin cá nhân

Họ tên:

Giới tính:  Nam  Nữ Chức vụ  Nhân viên  Quản lý

Độ tuổi:  Dưới 30  30 – dưới 40  40 – dưới 50  trên 50 Trình độ  Trung học CN  Cao đẳng  ĐH  Sau ĐH

Phần 2: Các câu hỏi về nhận thức CSR: Đây là các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ nhận thức của cán bộ nhân viên ngân hàng về CSR.

Cán bộ nhân viên lựa chọn câu trả lời tương ứng: “1 = Hoàn toàn không đồng ý”; “2 = Không đồng ý”; “3 = Phân vân”; “4 = Đồng ý”; “5 = Hoàn toàn đồng ý

TT Nhận định Mức độ đồng tình

1 CSR là tạo ra càng nhiều lợi nhuận cho ngân

hàng càng tốt 1 2 3 4 5

2 CSR là phải có cách thức phân chia lợi nhuận

công bằng cho các cổ đông của ngân hàng 1 2 3 4 5 3

CSR là cần đưa ra các quyết định chiến lược sáng suốt, hiệu quả để thu về lợi nhuận cao trong hoạt động của ngân hàng

1 2 3 4 5 4 CSR là phải tuân thủ đúng các quy định của

TT Nhận định Mức độ đồng tình

5 CSR là phải có các hoạt động cạnh tranh lành

mạnh 1 2 3 4 5

6 CSR là phải tôn trọng các quyền sở hữu 1 2 3 4 5 7

CSR là tránh gây tác động xấu tới môi trường (xả thải không qua xử lý, triển khai các hoạt động gây ô nhiễm môi trường....)

1 2 3 4 5 8 CSR là cần có sự lãnh đạo một cách có đạo đức

trong kinh doanh ngân hàng 1 2 3 4 5 9 CSR là cần tham gia vào nhiều hoạt động từ

thiện cho cộng đồng 1 2 3 4 5 10 CSR là tham gia vào các hoạt động phát triển

cộng đồng (giáo dục, y tế, văn hóa xã hội….) 1 2 3 4 5 11 Ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí khi thực

hiện CSR 1 2 3 4 5

12

Ngân hàng sẽ có được mối quan hệ bền vững với các bên hữu quan (người lao động, các nhà cung cấp, đối tác, các cơ quan chính phủ, các tổ chức….) khi thực thi tốt CSR

1 2 3 4 5 13 Ngân hàng sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trên

thị trường khi thực thi tốt CSR 1 2 3 4 5 14 Ngân hàng sẽ có được danh tiếng tốt trong xã

hội khi thực thi CSR 1 2 3 4 5

Phần 3: Các câu hỏi đánh giá thực thi CSR của ngân hàng: gồm 4 câu hỏi nhằm đánh giá các hoạt động thực tiễn về CSR theo các khía cạnh chính: Các chính sách đối với người lao động; Các chính sách đối với khách hàng; Các chính sách về môi trường; Các chính sách đối với cộng đồng. Các tiêu chí này được điều

chỉnh và tham khảo từ bộ tiêu chuẩn ISO26000.

Cán bộ nhân viên tham gia trả lời với 5 mức thang đo: “1 = Chưa nhận thức được”, “2 = Đã nhận thức nhưng chưa thực hiện”, “3 = Đã lên kế hoạch để thực hiện”, “4 = Đã thực hiện một phần”, “5 = Đã thực hiện đầy đủ”.

CSR đối với người lao động

TT Các vấn đề Mức độ thực hiện

1

Ngân hàng khuyến khích nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp (ví dụ: thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo…)

1 2 3 4 5

2

Ngân hàng có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử với và giữa những người lao động tại nơi làm việc

1 2 3 4 5

3

Ngân hàng thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bàn thảo các vấn đề quan trọng của Ngân hàng

1 2 3 4 5

4

Ngân hàng có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của người lao động tại nơi làm việc

1 2 3 4 5

5

Ngân hàng có tổ chức các hoạt động giảm stress (văn hóa, văn ghệ, giao lưu, nghỉ mát, hội thao…) mà Ngân hàng tổ chức phục vụ nhân viên

1 2 3 4 5

6 Ngân hàng có chính sách làm việc ngoài giờ

7

Ngân hàng tạo điều kiện cho người lao động cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tư (ví dụ: làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt…)

1 2 3 4 5

8

Ngân hàng trang bị đầy đủ công cụ làm việc hiện đại cho nhân viên để giảm tải công việc và tăng năng suất làm việc

1 2 3 4 5

CSR đối với khách hàng

TT Các vấn đề Mức độ thực hiện

1

Ngân hàng có chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác, khách hàng

1 2 3 4 5

2

Ngân hàng có chính sách cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn hiệu và đảm bảo dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng

1 2 3 4 5

3

Ngân hàng thực hiện nghiêm ngặt việc bảo mật dữ liệu các nhân và sự riêng tư của khách hàng

1 2 3 4 5

4

Ngân hàng có quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan khác

1 2 3 4 5

5

Ngân hàng hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm, nhắc nhở, cảnh báo cho khách hàng biết những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng để khách hàng tránh

1 2 3 4 5

TT Các vấn đề Mức độ thực hiện

1 Ngân hàng cố gắng giảm mức tiêu thụ năng

lượng trong quá trình làm việc 1 2 3 4 5 2

Ngân hàng tái sử dụng vật liệu văn phòng và khuyến khích nhân viên tiết kiệm văn phòng phẩm

1 2 3 4 5

3

Ngân hàng khuyến khích nhân viên tham gia các chương trình bảo vệ môi trường: giờ trái đất, ngày vì môi trường….

1 2 3 4 5 4 Ngân hàng có nỗ lực bảo vệ môi trường tự

nhiên tại địa phương 1 2 3 4 5

CSR đối với cộng đồng

TT Các vấn đề Mức độ thực hiện

1

Ngân hàng có thiết lập mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương để cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động

1 2 3 4 5 2 Ngân hàng có khuyến khích nhân viên tham

gia các hoạt động cộng đồng 1 2 3 4 5 3

Ngân hàng có tạo phúc lợi cho cộng đồng thông qua việc thường xuyên tài trợ cho các hoạt động và dự án của cộng đồng (về y tế, giáo dục, giao thông công cộng…)

1 2 3 4 5

4 Ngân hàng có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với

các cơ quan chức năng như: thuế, bảo hiểm…. 1 2 3 4 5 5 Ngân hàng có tạo ra nhiều công ăn việc làm và

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong những ngân hàng non trẻ nhất hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam.

Năm 2011, việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank

Các cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt định hướng xây dựng một thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

Tính đến ngày 31/12/2017, tổng số nhân sự 1,947 người, tổng tài sản là 163.434 tỷ đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trở thành một trong những Ngân hàng TMCP lớn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là ngân hàng TMCP có mạng lưới lớn nhất cả nước với trên 10.000 điểm giao dịch Bưu điện ở 63 tỉnh thành trên cả nước, hiện diện cả những vùng sâu, vùng xa của đất nước ta.

3.1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Sứ mệnh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Với sứ mệnh cung cấp cho Khách hàng và xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao, mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, với ý thức kinh doanh luôn gắn xã hội trong kinh doanh, thượng tôn pháp luật, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ngày càng xây dựng được một thương hiệu mạnh, tạo niềm tin cho mỗi khách hàng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với giá trị cốt lõi: Kỷ cương, Sáng tạo và Nhân bản. Theo đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hoạt động và kinh doanh luôn tuân thủ pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước, của các địa phương nơi Ngân hàng hoạt động, kinh doanh; tuân thủ Điều lệ, quy định của Ngân hàng; phục tùng quyết định của cấp trên, chấp hành và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao… Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn biết đổi mới và thay đổi phù hợp là yếu tố quyết định của sự phát triển; phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể; mỗi cá nhân luôn có tinh thần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo thuận lợi cho cán bộ, nhân viên phát triển và không ngừng nâng cao trình độ; trọng dụng nhân tài, tạo cơ hội thăng tiến cho những người có khát vọng cống hiến và có năng lực. Hơn hết, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt luôn sống và làm việc có văn hóa, đạo đức, nhân nghĩa, trách nhiệm, tất cả từ con người, tất cả vì con người…

Tầm nhìn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt xác định tầm nhìn là là trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và là Ngân hàng của mọi người.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được tổ chức quản lý theo mô hình tập trung với cơ quan trung ương là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở thực hiện quản lý hoạt động của các Chi nhánh, Phòng giao dịch trên cả nước. cụ thể như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

(Nguồn website: http://www.lienvietpostbank.com.vn) Hội sở chính: Cơ quan trung ương của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Chi nhánh, Phòng Giao dịch trên cả nước.

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất tại Ngân hàng hoạt động thông qua các cuộc họp. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua phương hướng phát triển, mục tiêu phát triển cho vay tiêu dùng trong từng

thời kỳ để phù hợp với định hướng phát triển chung của Ngân hàng.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Ngân hàng, có trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của HĐQT. HĐQT có nhiệm vụ xem xét định hướng phát triển cho vay tiêu dùng trong từng thời kỳ trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị điều hành Ngân hàng. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban điều hành Ngân hàng. Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)