4.3.1. Một số hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
Một là, bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động CSR của ngân hàng Liên Việt trong nghiên cứu này chủ yếu căn cứ theo tiêu chuẩn ISO26000 và bộ chỉ tiêu CSI. Chính vì vậy có thể còn nhiều đặc điểm đặc thù của ngành ngân hàng chưa được nghiền cứu bao quát trong quá trình khảo sát đánh giá.
Hai là, nghiên cứu hiện sử dụng các phương pháp thống kê đơn giản để xử lý dữ liêu nhằm đánh giá thực tiến thực hiện CSR tại Ngân hàng Liên Việt, nghiên cứu chưa xem xét đến các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện tại ngân hàng.
Ba là, do điều kiện địa lý phân tán của tổng thể nghiên cứu, quy mô mẫu nghiên cứu mới đạt kích thước tối thiểu và tác giả buộc phải sử dụng phương pháp quả bóng tuyết trong lấy mẫu. Do vậy, có thể tạo ra một chút sai số thống kê trong giới hạn cho phép.
4.3.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
Với một số hạn chế đã trình bày ở trên, các nghiên cứu tiếp theo sẽ có thể bổ sung các tiêu chí đánh giá đa dạng hơn và sử dụng các công cụ thống kê khác để xem xét mối quan hệ tác động của các biến số khác nhau ảnh hưởng đến mức độ thực hiện CSR tại doanh nghiệp nói chung và trong các ngân hàng nói riêng.
Ngoài ra, việc mở rộng quy mô mẫu khảo sát nhằm tăng độ tin cậy và đại diện của mẫu cũng là định hướng tốt cho các nghiên cứu sau này.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ với các xu hướng chuyển dịch và hội nhập kinh tế ngày càng cao đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các tổ chức tín dụng, ngân hàng nói riêng khi gia nhập vào sân chơi thế giới, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc áp dụng CSR vào hoạt động kinh doanh là tất yếu. Triển khai CSR không chỉ là trào lưu, xu hướng tác động đến hoạt động của các ngân hàng trên toàn thế giới, nó đã được các ngân hàng sử dụng như một phần của chiến lược phát triển bền vững. Bên cạnh đó, CSR cũng là một công cụ thu hút và giữ chân những nhân sự chất lượng cao, xây dựng uy tín thương hiệu, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng… và hơn hết đó là công cụ dự phòng của ngân hàng khi đối phó với rủi ro và khủng hoảng.
Trên cơ sở lý luận về CSR, bộ tiêu chuẩn ISO26000 về CSR và bộ tiêu chuẩn CSI nghiên cứu này đã tìm hiểu và đánh giá thực trạng nhận thức và thực hiện CSR tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang thực hiện tốt nhất là CSR đối với cộng đồng, đối với khách hàng, môi trường và đối với người lao động. Tuy nghiên cứu có quy mô mẫu còn hạn chế nhưng nghiên cứu phản ảnh thực tiễn nhận thức thực hiện CSR tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, từ đó tác giả đã có những đề xuất để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện CSR tại Ngân hàng này. Các kết quả là có tính thực tiễn cao và sẽ là nguồn tham khảo quý giá cho Ban lãnh đạo Ngân hàng trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, 2008. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam,
Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 4 năm 2008
2. Phạm Văn Đức, 2010. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Tạp chí Triết học, số 2.
3. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam – nghiên cứu trường hợp tại khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội”
4. Lê Phước Hương, Lưu Tiến Thuật, 2017 "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Tổng kết một số chủ đề và đề xuất hướng nghiên cứu", Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2017
5. Nguyễn Phương Mai, 2013, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam: Trường hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN - Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29 (1), tr. 32-40.
6. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, 2016-2018. Báo cáo thường niên. Hà Nội.
7. Lê Minh Tiến và Phạm Như Hồ, 2009. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tri Thức.
8. Nguyễn Đình Tài, 2010. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp- Các vấn đề đặt ra và Giải pháp. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
9. Nguyễn Ngọc Thắng, 2015. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
10. UNIDO, 2011. Tài liệu tập huấn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Hà Nội.
11. Nguyễn Quang Vinh, 2009. Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế”. Báo cáo tại hội thảoVCCI hợp tác với Chương
trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức.
12. Trần Thị Hoàng Yến, 2016. Báo cáo tóm tắt nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến kết quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh
13. Carroll, 1979. The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders. Business Horizons.
14. Duygu Turker 2008. “How Corporate Social Responsibility Influences Organizational Commitment”
15. Davis, K, 1960). “Can Business Afford to Ignore CSR?”, California Management Review.
16. Davis, K. 1973. “The Case for and against Business Assumption of Social Responsibilities”, The Academy of Management Journal.
17. Forest L. Reinhardt, Robert N.Stavins and Richard H.K. Vietor, 2008. Corporate Socical Responsibility Through an Economic Lens. Review of Environmental Economics and Policy, 2 (2), pp. 219-239.
18. Howard Rothmanm Bowen, 1953. Social Responsibilities of the Businessmen. Harper & Row, New York.
19. Kotler, P. & Lee, N. 2005, Corporate social responsibility–Doing the most good for your company and your case, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc. 20. Maignan and Ferrell, 2004. Corporate Social Responsibility and Marke ting:
An Integrative Framework.
21. Nigel Twose, Tara Rao, 2003. Strengthening Developing Government’s Engagement with Corporate Social Responsibility: Conclusion and Recommendation from Technical Assistance in Vietnam. World Bank Report.
22. Nguyen Dinh Tai, Le Thanh Tu, 2008. Corporate Responsibility Toward Employees: The Most Important Component of Corporate Social Responsibility, Ouverture Internationale, CFVG, No. 12, Hanoi, 2008.
Management Review, 17 (3), pp. 58-64.
24. Steven Brammer 2007. “The Contribution of Corporate Social Responsibility to Organisational Commitment”
25. Shizuo Fukada, 2007. Corporate Social Responsibility in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations. Report of CBCC Dialogue Mission on CSR to Vietnam.
26. Website: vnexpress.net. Bài ngày 08/05/2017 kinhdoanh/tin-tuc/ebank/ngan- hang/nam-a-bank-duoc-vinh-danh-tai-nhieu-giai-thuong-3581141.html
Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT
NHẬN THỨC VÀ THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
Xin chào Anh/chị
Tôi là Cao Anh Trung, hiện đang là học viên của Viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu về mức độ thực thi trách nhiệm xã hội tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Tôi rất mong anh/chị hỗ trợ bằng việc trả lời khách quan và trung thực các câu hỏi trong bảng khảo sát dưới đây. Mọi thông tin do anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật và hoàn toàn chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Bảng hỏi này bao gồm bốn phần:
- Phần 1 đề cập đến các thông tin cá nhân;
- Phần 2 đề cập đến các thông tin liên quan đến mức độ nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
- Phần 3 đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc thực hiện CSR trong hoạt động của Ngân hàng.
Bằng việc điền vào bảng hỏi này, anh/chị sẽ đóng góp rất lớn vào thành công của nghiên cứu.
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Xin anh/chị hãy vui lòng khoanh tròn vào ô tương ứng với thông tin cá nhân của mình với các câu dưới đây
Họ tên:
Giới tính: Nam Nữ Chức vụ Nhân viên Quản lý
Độ tuổi: Dưới 30 30 – dưới 40 40 – dưới 50 Trên 50 Trình độ Trung học CN Cao đẳng ĐH Sau ĐH
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Đối với mỗi nhận định sau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), hãy khoanh tròn vào ô tương ứng với sự lựa chọn của anh/chị. Thang đánh giá 5 bậc tương ứng như sau: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Phân vân, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý.
TT Nhận định Mức độ đồng tình
1 CSR là tạo ra càng nhiều lợi nhuận cho ngân
hàng càng tốt 1 2 3 4 5
2 CSR là phải có cách thức phân chia lợi nhuận
công bằng cho các cổ đông của ngân hàng 1 2 3 4 5 3
CSR là cần đưa ra các quyết định chiến lược sáng suốt, hiệu quả để thu về lợi nhuận cao trong hoạt động của ngân hàng
1 2 3 4 5 4 CSR là phải tuân thủ đúng các quy định của
pháp luật 1 2 3 4 5
5 CSR là phải có các hoạt động cạnh tranh lành
TT Nhận định Mức độ đồng tình
6 CSR là phải tôn trọng các quyền sở hữu 1 2 3 4 5 7
CSR là tránh gây tác động xấu tới môi trường (xả thải không qua xử lý, triển khai các hoạt động gây ô nhiễm môi trường....)
1 2 3 4 5 8 CSR là cần có sự lãnh đạo một cách có đạo đức
trong kinh doanh ngân hàng 1 2 3 4 5 9 CSR là cần tham gia vào nhiều hoạt động từ
thiện cho cộng đồng 1 2 3 4 5 10 CSR là tham gia vào các hoạt động phát triển
cộng đồng (giáo dục, y tế, văn hóa xã hội….) 1 2 3 4 5 11 Ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí khi thực
hiện CSR 1 2 3 4 5
12
Ngân hàng sẽ có được mối quan hệ bền vững với các bên hữu quan (người lao động, các nhà cung cấp, đối tác, các cơ quan chính phủ, các tổ chức….) khi thực thi tốt CSR
1 2 3 4 5 13 Ngân hàng sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh trên
thị trường khi thực thi tốt CSR 1 2 3 4 5 14 Ngân hàng sẽ có được danh tiếng tốt trong xã
hội khi thực thi CSR 1 2 3 4 5
PHẦN 3: THÔNG TIN VỀ MỨC ĐỘ THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA NGÂN HÀNG
Hãy khoanh tròn vào ô tương ứng với câu trả lời của anh/chị đối với mỗi vấn
đề ở các phần 1 đến 4. Thang đánh giá 5 bậc, cụ thể như sau: 1 = Chưa nhận thức
được, 2 = Đã nhận thức được nhưng chưa thực hiện, 3 = Đã lên kế hoạch để thực hiện, 4 = Đã thực hiện một phần, 5 = Đã thực hiện đầy đủ
TT Các vấn đề Mức độ thực hiện
1
Ngân hàng khuyến khích nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp (ví dụ: thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo…)
1 2 3 4 5
2
Ngân hàng có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử với và giữa những người lao động tại nơi làm việc
1 2 3 4 5
3
Ngân hàng thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bàn thảo các vấn đề quan trọng của Ngân hàng
1 2 3 4 5
4
Ngân hàng có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của người lao động tại nơi làm việc
1 2 3 4 5
5
Ngân hàng có tổ chức các hoạt động giảm stress (văn hóa, văn ghệ, giao lưu, nghỉ mát, hội thao…) mà Ngân hàng tổ chức phục vụ nhân viên
1 2 3 4 5
6 Ngân hàng có chính sách làm việc ngoài giờ
và thu nhập liên quan đến làm việc ngoài giờ 1 2 3 4 5 7
Ngân hàng tạo điều kiện cho người lao động cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tư (ví dụ: làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt…)
1 2 3 4 5
8
Ngân hàng trang bị đầy đủ công cụ làm việc hiện đại cho nhân viên để giảm tải công việc và tăng năng suất làm việc
1 2 3 4 5
TT Các vấn đề Mức độ thực hiện
1
Ngân hàng có chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác, khách hàng
1 2 3 4 5
2
Ngân hàng có chính sách cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn hiệu và đảm bảo dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng
1 2 3 4 5
3
Ngân hàng thực hiện nghiêm ngặt việc bảo mật dữ liệu các nhân và sự riêng tư của khách hàng
1 2 3 4 5
4
Ngân hàng có quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan khác
1 2 3 4 5
5
Ngân hàng hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm, nhắc nhở, cảnh báo cho khách hàng biết những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng để khách hàng tránh
1 2 3 4 5
3.CSR về môi trường
TT Các vấn đề Mức độ thực hiện
1 Ngân hàng cố gắng giảm mức tiêu thụ năng
lượng trong quá trình làm việc 1 2 3 4 5 2
Ngân hàng tái sử dụng vật liệu văn phòng và khuyến khích nhân viên tiết kiệm văn phòng phẩm
1 2 3 4 5 3 Ngân hàng khuyến khích nhân viên tham gia
đất, ngày vì môi trường….
4 Ngân hàng có nỗ lực bảo vệ môi trường tự
nhiên tại địa phương 1 2 3 4 5
4. CSR đối với cộng đồng
TT Các vấn đề Mức độ thực hiện
1
Ngân hàng có thiết lập mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương để cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động
1 2 3 4 5 2 Ngân hàng có khuyến khích nhân viên tham
gia các hoạt động cộng đồng 1 2 3 4 5 3
Ngân hàng có tạo phúc lợi cho cộng đồng thông qua việc thường xuyên tài trợ cho các hoạt động và dự án của cộng đồng (về y tế, giáo dục, giao thông công cộng…)
1 2 3 4 5
4 Ngân hàng có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
các cơ quan chức năng như: thuế, bảo hiểm…. 1 2 3 4 5 5 Ngân hàng có tạo ra nhiều công ăn việc làm và
Phụ lục 2
MỘT SỐ BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
1. Bộ nguyên tắc CERES
Bộ quy tắc CERES gồm các nội dung:
- Quy tắc Bảo vệ sinh quyển: “giảm thiểu và cải tiến hướng đến việc loại bỏ sự phát thải gây ra ô nhiễm nguồn nước, không khí hay môi trường sinh quyển nói chung; bảo vệ các cư dân của hành tinh và sự đa dạng sinh học”;
- Quy tắc Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững: “sử dụng và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, đất, và rừng thông qua việc sử dụng hiệu quả và lập kế hoạch sử dụng cẩn thận”;
- Quy tắc về Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải: “giảm thiểu chất thải tại nguồn và tái sử dụng khi phù hợp”;
- Quy tắc Bảo tồn năng lượng: “bảo tồn năng lượng và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình hoạt động và của những sản phẩm hay dịch vụ bán ra”;
- Quy tắc Giảm thiểu rủi ro: “giảm thiểu các rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn cho người lao động bằng việc áp dụng công nghệ an toàn, cơ sở vật chất và quy trình sản xuất an toàn; đồng thời luôn sẵn sàng đối phó với những trường hợp khẩn cấp”;
- Quy tắc cung ứng Sản phẩm và dịch vụ an toàn: “giảm thiểu và loại bỏ (nếu có thể) việc sử dụng, sản xuất và bán các sản phẩm gây ra ô nhiễm môi trường hoặc những nguy hại về sức khỏe và an toàn cho người sử dụng sản phẩm; thông báo cho