6. Kết cấu của luâ ̣n văn
4.2. Triển vọng thu hút nguồn vốn ODA tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Thuận lợi
Hoạt động sử dụng ODA đã góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, hình thành động lực và phương hướng cho điều chỉnh chính sách theo hướng CNH-HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh.
- Nguồn vốn ODA là nguồn lực bên ngoài quan trọng bổ sung cho nguồn vốn của tỉnh, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của quá trình cải cách trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu, đòi hỏi cần có nguồn vốn lớn trong khi vốn trong tỉnh không thể đáp ứng.
- Nguồn vốn ODA góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. ODA được tập trung nhiều cho việc nâng cấp và xây dựng các công trình quy mô lớn trong các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế như giao thông, thủy điện, cấp thoát nước, y tế, giáo dục…
- Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Thái Nguyên là lĩnh vực rất được quan tâm và tài trợ chủ yếu bằng nguồn viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật của nguồn vốn ODA. Nhiều các chương trình dự án như xây dựng, nâng cấp các trường tiểu học, trường dạy nghề và tăng cường năng lực các trường đại học… giúp tỉnh
Thái Nguyên thu được các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại, năng lực thể chế và phát triển thể chế pháp lý cho các cán bộ và cơ quan của tỉnh.
- Cùng với những nỗ lực của phía tỉnh Thái Nguyên, việc nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần cải thiện môi trường đầu tư trong tỉnh, ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, theo sau dòng vốn ODA, dòng vốn FDI cũng được thu hút vào tỉnh không ngừng tăng lên (năm 2013 là 3.2 tỷ USD, năm 2014 là 4.7 tỷ USD). Môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên hấp dẫn các nhà đầu tư không chỉ bởi Thái Nguyên là một thị trường tiềm năng mà còn vì sự hỗ trợ phát triển của Chính Việt Nam tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào tỉnh. Như vậy, Nguồn vốn nói chung và đặc biệt vốn ODA đã góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên, góp phần vào sự phát triển của cả nước.
Thách thức
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh. Đối với Thái Nguyên vẫn còn những tồn tại cần nhanh chóng giải quyết nhằm phát huy hiệu quả từ nguồn lực này cho phát triển kinh tế đất nước.
- Thứ nhất, các chương trình và dự án ODA chủ yếu được thực hiện theo định hướng ngành, lĩnh vực mà ít định hướng theo vùng, lãnh thổ. Các khu vực được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhiều chủ yếu là vùng trung tâm, các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa ít được quan tâm hơn tạo sự cách biệt về vùng, miền.
- Thứ hai, nhiều dự án có tiến độ thi công của các dự án và số lượng các dự án này tăng lên. Việc chậm tiến độ diễn ra ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt, lựa chon tư vấn
- Thứ ba, tuy tỷ lệ giải ngân các dự án đã có nhiều biểu hiện tích cực, song nói chung tỷ lệ vốn giải ngân ở tỉnh còn ở mức thấp. Hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình trong nhiều dự án chưa cao