6. Kết cấu của luâ ̣n văn
1.3.4. Nguồn vốn ODA giúp các địa phương xóa đói giảm nghèo, giải quyết
vấn đề xã hội và môi trường
Các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh miền núi nơi có tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao thì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống người dân luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là mục tiêu quan tâm của các địa phương mà cũng là mục tiêu của các nhà tài trợ khi tiến hành viện trợ vốn ODA. Vốn ODA được sử dụng thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững, thông qua các hình thức như cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vật nuôi cây trồng, trợ giá nông nghiệp khi có rủi ro, xây dựng nông nghiệp nông thôn nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Nguồn vốn ODA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam. Thông qua các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực này mà tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Với các địa phương miền núi thì vai trò của ODA với công tác xóa đói giảm nghèo càng quan trọng.
Bên cạnh lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo thì các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, văn hóa xã hội và môi trường cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều nhà tài trợ ODA. Nguồn vốn ODA được sử dụng để xây dựng bệnh viện, trạm y tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh và điều trị cho các bệnh viện ở địa phương, cung cấp thuốc, vacxin miễn phí cho người dân nghèo ở địa phương đã góp phần nâng cao sức khỏe của người dân. Trong lĩnh vực giáo dục, vốn ODA được sử dụng để xây dựng trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học, sử dụng cho công tác đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ học phí kinh phí đào tạo khuyến khích học sinh đi học để xóa mù chữ, phổ cập giáo dục đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa địa hình chia cắt, cuộc sống người dân còn khó khăn. ODA trong lĩnh vực giáo dục đã góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.