Giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn 2015 đến nay

Một phần của tài liệu 269 hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam thực trạng và khuyến nghị,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 49)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam năm 2015 đạt gần 327.8 tỷ USD tăng 10% so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 162 tỷ USD, nhập khẩu đạt 165,8 tỷ USD khiến cán cân vãng lai của cả nước thâm hụt là 3,8 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu do xuất phát từ việc hoạt động nhập khẩu gia tăng của một số mặt hàng như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; điện thoại và linh kiện; vải các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện .. .trong khi xuất khẩu hàng hóa chỉ tăng nhẹ.

Năm 2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng so với năm 2015 mặc dù không cao, đạt 350.74 tỷ USD tăng 7.1%. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176.63 tỷ USD tăng 9%, nhập khẩu đạt 174.11tỷ USD tăng 5,2%, trong đó chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và nhập khẩu hàng từ Trung Quốc. Trong tháng 12/2016 thâm hụt của

cán cân thương mại hàng hóa cả nước là 494 triệu USD, khiến thặng dư thương mại của cả nước năm 2016 còn hơn 2.52 tỷ USD.

Biểu đồ 2.1: giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005-2017

( nguồn: Tổng cục thống kê) Năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2%, tướng ứng tăng 37,44 tỷ USD, và tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 36,3 tỷ USD so với năm 2016, giúp cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,92 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 3/2018, theo thống kê của tổng cục hải quan tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm của cả nước đạt 107,32 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó xuất khẩu đạt 55,56 tỷ USD, tăng 24,8% và nhập khẩu ước tính 52,87 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2017). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3/2018 ước tính thặng dư 800 triệu USD, qua đó, đưa mức thặng dư của Việt Nam đến hết tháng 3/2018 lên đến 2,5 tỷ USD.

Hiện nay, Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 28 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu, kim ngạch năm 2017 đạt hơn 2 tỷ USD.

Biểu đồ 2.2: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2017

Các I11| trướng khac

(nguồn: Tổng cục Hải quan) Theo Tổng cục Hải quan, tổng giá trị giao dịch hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2017 đạt 294,78 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với năm trước và là châu lục diễn ra hoạt động thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 67% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Cũng trong năm 2017, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch gần 68 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm trước.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 với châu Âu đạt 57,9 tỷ USD, tăng 12,8%; châu Đại Dương đạt 7,76 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi là 6,69 tỷ USD, tăng 24,8% so với năm 2016.

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Năm 2017 3 tháng đầu năm 2018 Trị giá (tỷ USD) So với cùng kỳ năm trước (%) Trị

(USD) kỳgiá So với cùngnăm trước (%)

Điện thoại các loại và linh kiện

45,27 31,9 12,60 62,3

Hàng dệt, may 26,04 9,3 6,43 14,9

Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện 25,94 36,8 6,33 14,1

Giày dép các loại 14,65 12,7 0,13 12,7

Máy móc, thiết bị, dụng

cụ phụ tùng khác 12,77 28 3,69 28,7

Hàng thủy sản 8,32 18 1,77 17,6

Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong năm 2017 với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ trong đó chủ yếu là Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và chưa tính đến hoạt động nhập khẩu qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc. Nên xét về tổng thể giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lớn hơn nhiều so với số lượng đã thống kê được.

2.1.3. Một số nhóm hàng xuất nhập khẩu chính

2.1.3.1. Nhóm hàng xuất khẩu chính

Do quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đáng kể qua các năm.. Trong đó, các doanh nghiệp có một phần vốn đầu tư hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp đáng kể vào hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2017, với 29 nhóm hàng với kim ngạch 195,93 tỷ USD, chiếm 91,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, có các ngành phát triển mạnh hầu như có đều có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nước ngoài như sản xuất, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử; giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; cùng với đó là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như: thủy sản, các sản phẩm nông nghiệp, giầy dép, .. ..(Thống kê Hải quan)

phụ tùng

Xơ, sợi dệt các loại 1,35 22,7 0,92 17,3

Hạt điều 3,52 23,8 0,76 47,0

USD) kỳ năm

trước (%) USD) kỳ trước (%)năm

Máy móc, thiết bị, dụng

cụ, phụ tùng khác 33,67 18 7,68 -1,8

Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện 37,71 35,2 0,21 4,9

Điện thoại các loại và linh kiện

16,34 54,8 3,33 13,1

Vải các loại 11,37 8,4 2,67 13,7

Chất dẻo nguyên liệu 7,32 16,8 2,06 20,9

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

5,42 7,1 1,24 -0,1

Xăng dầu các loại 7,04 38,3 2.18 36,3

Kim loại thường khác 5,43 12,7 1,68 31,2

Sản phẩm từ chất dẻo 5,38 22,1 1,35 15,1

( nguồn: Tổng cục Hải quan) Các mặt hàng trên là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong các năm qua. Nhìn chung, giá trị sản phẩm xuất khẩu đều tăng qua các năm, tuy nhiên các mặt hàng này chủ yếu là mặt hàng có giá trị thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, nhiều mặt hàng chỉ dừng ở công đoạn lắp ráp nên chưa mang lại giá trị cao trong chuỗi cung ứng.

2.1.3.2. Nhóm hàng nhập khẩu chính

Nhập khẩu năm 2017 có 33 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó hai nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm trên 25,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm trên 16%; ...Sang quý I năm 2018, giá trị nhập khẩu tăng 13.3% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt mức 52.87 tỷ USD (thống kê Hải quan).

=> Qua đây cho thấy, các mặt hàng nhập khẩu chính hiện nay đều yêu cầu hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên, bất kỳ mặt hàng nào thì hoạt động xuất nhập khẩu đều có tác động tới nền kinh tế trong nước. Do vây, để phát triển hơn nữa hoạt động ngoại thương các doanh nghiệp cần tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực và dần chuyển sang tự sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao để hạn chế hoạt động nhập khẩu cũng như mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn. Muốn như thế, các

doanh nghiệp cần tự đổi mới, sử dụng công nghệ và sản xuất đồng thời việc làm không thể thiếu là am hiểu về các hàng rào phi thuế quan và từ đó mới có thể tìm cách để đáp ứng các yêu cầu để có thể cạnh tranh ngay cả tại thị trường trong nước lẫn nước ngoài.

2.2. CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Hiện nay, khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trên Thế giới và đang phải đối mặt với nhiều thách thức để tìm cách đáp ứng, đối phó với hàng rào phi thuế quan mà các nước đưa ra. Trong đó, một số biện pháp phổ biến WTO cho phép sử dụng nhưng không nhằm mục đích bảo hộ được các nước sử dụng rộng rãi và đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam như: hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, các biện pháp phòng vệ, tiêu chuẩn về lao động,...

Một phần của tài liệu 269 hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam thực trạng và khuyến nghị,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w