HIỆP ĐỊNH MÀ VIỆT NAM THAM GIA
Sau khi ra nhập WTO, các hiệp định mà Việt Nam ký kết quan tâm nhiều hơn tới các hàng rào phi thuế quan thay vì các hàng rào thuế quan như trước đây. Trong đó, thị trường trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và các nước trong khu vục ASEAN. Vì vây, xem xét các quy định về hàng rào phi thuế
quan trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN là việc làm cần thiết để tăng giá trị xuất khẩu sang các quốc gia nơi mà các thị trường có nhiều sự tương đồng với Việt Nam. Ngoài ra, các hiệp định mà Việt Nam mới ký gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại ASEAN-Hồng Kông (AHKFTA) được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc tạo thuận lợi cũng như mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
3.2.1. Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA)
3.2.1.1. về quy tắc xuất xứ
ATIGA kế thừa toàn bộ Bộ quy tắc xuất xứ đã được sửa đổi và quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định CEPT/AFTA, ngoài tiêu chí xuất xứ thuần tuý, cộng gộp với 40% hàm lượng khu vực đã được quy định như trước đây, các quy định về chuyển đổi mã số thuế, quy tắc xuất xứ cụ thể (PSR) được quy định linh hoạt hơn nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc cam kết nội khối phải tương đương hoặc thuận lợi hơn so với cam kết dành cho các nước đối tác trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng. ATIGA cũng quy định về việc thành lập Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ chịu trách nhiệm đám phán và giám sát việc thực thi các cam kết về Quy tắc xuất xứ trong ATIGA.
3.2.1.2. Dỡ bỏ chung các hạn chế số lượng
Mỗi Quốc gia Thành viên cam kết không thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp cấm hoặc hạn chế số lượng đối với nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào từ một Quốc gia Thành viên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào sang lãnh thổ của các Quốc gia Thành viên khác, trừ khi các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ của Quốc gia này trong WTO hoặc các quy định khác trong Hiệp định này.
3.2.1.3. Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan khác
Các Quốc gia Thành viên phải rà soát những biện pháp phi thuế quan để xác định các rào cản phi thuế quan (NTBs) ngoài các hạn chế định lượng để xóa bỏ. Việc xóa bỏ các NTBs được xác định sẽ được xử lý trong khuôn khổ Ủy ban Điều phối thực hiện Hiệp định ATIGA (CCA), Ủy ban Tham vấn SSEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng (ACCSQ), Ủy ban ASEAN về Vệ sinh và Kiểm dịch (AC-SPS), các cơ quan
công tác trong khuôn khổ Hội nghị các Tổng Cục trưởng Hải quan ASEAN và các cơ quan ASEAN liên quan khác, nếu thích hợp, phù hợp với các quy định của Hiệp định này. Các cơ quan này sẽ đệ trình khuyến nghị về các hàng rào phi thuế quan được xác định cho Hội đồng AFTA thông qua SEOM.
Trừ những trường hợp được Hội đồng AFTA đồng ý, những hàng rào thuế quan được xác định phải được xóa bỏ theo ba giai đoạn
Danh sách các NTB sẽ được rỡ bỏ trong tại mỗi giai đoạn phải có sự chấp thuận của Hội đồng AFTA vào năm trước ngày dỡ bỏ các biện pháp NTB này có hiệu lực.
3.2.1.4. Các hạn chế ngoại hối
Các Quốc gia Thành viên sẽ dành ngoại lệ đối với các hạn chế ngoại hối liên quan tới thanh toán các sản phẩm theo Hiệp định này, cũng như là việc chuyển các khoản thanh toán không ràng buộc quyền của họ theo Điều XVIII của Hiệp định GATT 1994 và các quy định liên quan của Điều lệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
3.2.1.5. Thủ tục cấp phép nhập khẩu
Từng Quốc gia Thành viên sẽ đảm bảo rằng tất cả các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động và không tự động được thực hiện một cách minh bạch và dự đoán được, và áp dụng phù hợp với Hiệp định.
Ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo các Quốc gia Thành viên khác bất kỳ thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành nào. Ngay sau đó, từng Quốc gia Thành viên sẽ thông báo cho các Quốc gia Thành viên khác bất kỳ thủ tục nhập khẩu mới nào và bất kỳ sửa đổi nào liên quan tới các thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện hành, tới một mức độ có thể trước sáu mươi (60) ngày trước khi có hiệu lực, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày có hiệu lực của yêu cầu cấp phép.
Từng Quốc gia Thành viên sẽ trả lời trong vòng sáu mươi (60) ngày tất cả các yêu cầu hợp lý từ các Quốc gia Thành viên khác liên quan tới các tiêu chí do các cơ quan cấp phép đặt ra trong việc cấp hoặc từ chối giấy phép nhập khẩu.
Các nhân tố trong các thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động được nhận thấy là ngăn cản thương mại sẽ được xác định, với mục đích xóa bỏ các hàng rào đó, và ở một mức độ có thể hướng tới các thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động.
3.2.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ký kết vào rạng sáng ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam). Việc CPTPP chính thức được ký kết sẽ tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. Trong hiệp định cũng quy định về việc sử dụng hàng rào phi thuế trong thương mại quốc tế giữa các thành viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại. [27]
3.2.2.1 về quy tắc xuất xứ
Về nguyên tắc xuất xứ, các nước thành viên thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi từ các quốc gia thành viên. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi nếu có các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng được các điều kiện.
Ngoài ra, các bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO. Nếu các bên duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phải thông báo cho các bên kia về những quy trình nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các bên tham gia.
3.2.2.2. về quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại
Các nước nhất trí về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để bảo đảm các hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, vì tầm quan trọng của chuyển phát nhanh đối các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước đã nhất trí về các quy định hải quan đối với chuyển phát nhanh. Để hỗ trợ việc chống buôn lậu và trốn thuế, các nước thành viên nhất trí cung cấp thông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi luật hải quan.
3.2.2.3. Đối với các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS)
Các nước thành viên nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân thủ. Việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy định SPS được dựa trên các rủi ro tiềm tàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong vòng bảy ngày nếu hàng hóa bị cấm nhập khẩu vì lý do liên quan đến SPS.
3.2.2.4. Đối với hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Các thành viên nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các thành viên nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước thành viên.
Ngoài ra, hiệp định bao gồm các phụ lục liên quan tới các quy định về các lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy các cách tiếp cận chung về chính sách trong khu vực CPTPP. Các lĩnh vực này bao gồm mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và đồ uống có cồn, thực phẩm và các chất gây nghiện và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
3.2.2.5. Phòng vệ thương mại
Cho phép thành viên thực hiện biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theo hiệp định gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn 1 năm, nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo dài hơn 1 năm.
3.2.2.6. Đối với đầu tư
Các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ
khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm hiệp định.