Điều kiện tự nhiên của tỉnh TháiNguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 49)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh TháiNguyên

Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km; Có diện tích 3.541 km2 với 9 đơn vị hành chính bao gồm: 02 thành phố: Thái Nguyên, Sông Công; 01 thị xã Phổ Yên và 6huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du; dân số trên 1,2 triệu người.

Thái Nguyên không chỉ biết đến thương hiệu nổi tiếng như chè và gang thép, Thái Nguyên còn được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước lớn, hàng loạt di tích lịch sử và các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội và các tiềm năng đầu tư lớn.

Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta

có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.

Đặc điểm địa hình: Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. - Về kiểu địa hình, đại mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa hình vùng núi (vùng này tập trung các huyện Đại Từ, Định Hóa, và một phần của huyện Phú Lương), vùng địa hình vùng cao, núi thấp (vùng này tập trung ở huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ, Nam Phú Lương; địa hình nhiều ruộng ít đồi (vùng này nằm ở các huyện Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên, một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương.

Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Ngoài ra Thái Nguyên cũng rất phong phú về tài nguyên đất, mặt nước...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)