Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 86)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư

Triển khai thực hiện và quản lý chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020. Tiếp tục mở rộng không gian đô thị theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. Rà soát, bổ sung quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố đến 2025, đặc biệt là quy hoạch phát triển giao thông vận tải. Chú trọng tổ chức không gian đô thị phù hợp, hài hòa với thiên nhiên và đảm bảo phát triển bền vững.

Công tác quy hoạch cần được đổi mới và nâng cao chất lượng, trong xây dựng quy hoạch phải chú ý tới các tác động xã hội và môi trường. Để được như vậy cần đổi mới nội dung, phương pháp xây dựng, quy trình xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay; phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực của quốc gia, của vùng và địa phương; gắn kết giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch phải khoa học, công khai, minh bạch, thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả của Nhà nước. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội là quy hoạch có tính bắt buộc, phải đi

trước một bước và phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nói chung, quy hoạch vùng, ngành hàng năm và 5 năm. Tăng cường công tác quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Công tác quy hoạch phải được triển khai đồng bộ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể, có thể tham khảo kinh nghiệm của những chuyên gia giỏi, kể cả chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng, thẩm định quy hoạch. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện kế hoạch. Công tác thống kê phải được thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, các số liệu thống kê phải kịp thời đáp ứng tốt hơn cho việc xây dựng chính sách, điều hành nền kinh tế.

Để thực hiện có nhận thức đúng đắn về quy hoạch có hiệu quả, cần tổ chức triển khai cũng như để bản quy hoạch từng bước đi vào cuộc sống, biện pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng là điều hành và tổ chức thực hiện quy hoạchCác nội dung cần làm để tổ chức thực hiện quy hoạch là:

* Phổ biến và vận động nhân dân thực hiện quy hoạch

- Tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch.

- Công khai cho dân biết các khu vực quy hoạch giao thông, công nghiệp, cảng..., đặc biệt là các nội dung quy hoạch liên quan đến sử dụng đất đai, vì đây là vấn đề rất nhạy cảm.

- Công khai rộng rãi trong nhân dân các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ được ưu tiên khuyến khích phát triển.

- Cụ thể hoá các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở...

* Thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dung quy hoạch

- Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan triển khai thực hiện quy hoạch. Thực hiện quy hoạch này là trách nhiệm của mọi ngành mọi cấp.

- Quy hoạch cần được thường xuyên bổ sung cho phù hợp với những diễn biến tình hình quốc tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Tiến hành bổ sung điều tra, đánh giá, cập nhật các tài liệu cơ bản, chính xác các nguồn tài nguyên làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển chi tiết.

- Thực hiện các quy hoạch chi tiết có liên quan.

* Cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong tổ chức và thực hiện quy hoạch cần phải phân chia giai đoạn để tạo những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn kế hoạch 5 năm, hàng năm. Nội dung của kế hoạch 5 năm phải thể hiện được tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, cụ thể hoá được các mục tiêu quy hoạch, lấy các mục tiêu quy hoạch làm cơ sở, các kế hoạch hàng năm, 5 năm phải phù hợp với quy hoạch.

* Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch

Sau khi được phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động phát triển trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Các cấp uỷ Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có đủ thông tin để kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo. Hội đồng nhân dân các cấp đại diện cho nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát thực hiện quy hoạch.

Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên đến năm 2020. Phối hợp với các ngành Trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Rà soát việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh theo hướng hợp tác, tăng cường quan hệ liên vùng để đảm bảo sự thống nhất cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)