Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá chung về tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Những kết quả đạt được từ hoạt động đầu tư

Có thể nói, giai đoạn 2000-2015 là một giai đoạn phát triển kinh tế nhiều biến động của tỉnh Thái Nguyên, nếu như giai đoạn 2000-2010, nguồn vốn đầu tư của tỉnh không có nhiều thay đổi, thì trong vòng 5 năm từ năm 2011-2015, sự thay đổi tỷ trọng nguồn vốn trong các thành phần kinh tế có nhiều kết quả tốt cho thấy Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực phấn đấu thực hiện theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Đã đề ra những giải pháp lớn, phù hợp với đường lối của Đảng và sát với thực tế của địa phương, chính sách và giải pháp đúng đắn đã phát huy được sức mạnh nội

lực của tỉnh, đồng thời thu hút được sự hỗ trợ các nguồn lực bên ngoài. Tỉnh đã thực hiện tốt phương châm kết hợp nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế, đó là việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, những ngành mũi nhọn và các vùng tiềm năng, đồng thời bằng những chính sách về tài chính, tín dụng, đất đai, chính sách hỗ trợ đầu tư trở lại... để thu thút các nguồn lực bên ngoài. Tỉnh đã đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phân bổ và sử dụng đúng mục đích của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đến các nguồn vốn ngoài nhà nước, nguồn vốn nước ngoài tỉnh tập trung chủ yếu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học.

Những năm vừa qua, công tác thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và thu hút đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Đầu tiên phải kể đến đó là chỉ số năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư của tỉnh là chỉ số PCI luôn đạt thứ hạng cao trong cả nước: chỉ số PCI năm 2012 là 17/63, năm 2013 là 25/63 và đặc biệt với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, các sở ban ngành cùng với các doanh nghiệp trên toàn tỉnh đã nâng chỉ số PCI của tỉnh năm 2014 lên vị trí thứ 8/63, năm 2015 vươn lên vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đã được cải thiện một bước trên cơ sở đồng bộ, hiện đại và có tầm nhìn chiến lược. Vấn đề mặt bằng và giải phóng mặt bằng các dự án đã không còn là rào cản lớn với tỉnh. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng từ cấp tỉnh đến huyện, đồng thời tăng cường trách nhiệm giải quyết những vướng mắc về mặt bằng đối tới tất cả các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân. Giai đoạn 2010-2015, tỉnh đã có rất nhiều dự án trọng điểm góp phần thúc đẩy phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo dục và đào

tạo, khoa học và công nghệ, phát triển y tế, văn hóa và các mặt xã hội khác. Góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tạo ra những tác động tích cực cho vùng nghèo và người nghèo. Dần dần đảm bảo tỷ lệ cân đối vùng miền, ngành nghề và khu vực. Tỉnh đã thực hiện tốt việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ các nguồn vốn và tập trung thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, do đó tập trung được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện, các công trình phục vụ festival trà quốc tế qua hai năm 2011, 2013,2015 như: Không gian văn hóa trà Tân Cương; đường hạ tầng du lịch ngã ba Dốc Lim - Đập chính Hồ núi Cốc, từ đập chính tới Trung tâm tổ chức sự kiện; phố trà Chiến công và Các hạng mục thuộc Trung tâm tổ chức sự kiện Hồ Núi Cốc... Các dự án có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển kinh tế địa phương và vùng như: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên, dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp Yên Bình, Điềm Thụy... Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư còn thực hiện nhiều dự án chương trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân như: Dự án xây dựng các trung tâm y tế tại các xã, nhà ở giá rẻ cho sinh viên, các chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi...

Dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao, linh hoạt của tỉnh, hoạt động thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thực hiện chiến lược về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, lấy thu hút đầu tư làm đòn bẩy kinh tế, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã tạo được uy tín đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 26 dự án FDI, với số vốn đăng ký 133 triệu USD. Đến nay, tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 86 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 7,1 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt trên 75% tổng vốn đăng ký. Dấu ấn lớn nhất trong thu hút đầu tư của tỉnh chính là việc thu hút được Tập đoàn Samsung đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghệ cao tại Khu công nghiệp Yên

Bình (Phổ Yên) và xây dựng trở thành cứ điểm hoàn chỉnh mạnh nhất toàn cầu, kéo theo nhiều nhà đầu tư là các doanh nghiệp nước ngoài vào Thái Nguyên.

Để có được những kết quả như vậy còn phải kể đến vai trò quản lý nhà nước về công tác đầu tư và sự tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh giúp nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và bền vững. Từ công tác phân bổ kế hoạch vốn, thực hiện dự án, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chế độ phân công, phân cấp quản lý và điều hành chính sách một cách hợp lý, tiết kiệm được chi vào ngân sách tập trung cho đầu tư phát triển và việc phân cấp trong xét duyệt, quyết định đầu tư được mở rộng hơn, tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của các ngành và cấp cơ sở huyện, phường xã mở rộng hơn cả về quy mô lẫn ủy quyền. Điều này đã khuyến khích các xã phường và các ngành phát triển để thu hút đầu tư, chính sách huy động vốn đầu tư phù hợp với mục tiêu “đổi đất lấy công trình”. Ngoài ra, công tác kiểm soát thanh toán vốn, quản lý điều hành nguồn vốn được cải tiến khá nhiều và thực hiện đúng quy trình, chặt chẽ, ý thức trách nhiệm cao. Qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thẩm tra quyết toán đã giảm trừ (chỉ sai đối tượng, sai mục đích, sai chế độ định mức), tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia và hướng dẫn cho các chủ đầu tư những nghiệp vụ cần thiết trong quản lý sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhìn chung, với sự tác động của công tác đầu tư, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2015 đã có nhiều thành tựu đánh kể, góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng toàn tỉnh, cải thiện đời sống của nhân dân, giúp tỉnh phát triển bền vững về kinh tế và xã hội.

- Những kết quả đạt được từ tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có sự tăng trưởng mạnh: bình quân 5 năm (2010- 2015) đạt 13,1%/năm, cao hơn 7,28% mức bình quân chung của cả nước và vượt mục tiêu Đại hội đề ra (tăng từ 12-13%). Đây được coi là bước đột phá

lớn, bởi những năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức thấp, dưới 9%; thế nhưng, đến năm 2014, lần đầu tiên Thái Nguyên đạt mức tăng trưởng kinh tế 20%, dự ước năm 2015 có thể đạt mức kỷ lục khoảng 25,2%, tăng khoảng 4 lần so với những năm đầu nhiệm kỳ. Trong sự tăng trưởng này có sự đóng góp quan trọng của khu vực công nghiệp với tỷ trọng luôn chiếm ở mức cao nhất. Năm 2014, tốc đột tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp trên 40%; năm 2015, con số này còn ấn tượng hơn, dự ước đạt 47%. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 362 nghìn tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với năm 2010, trong đó, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 332,2 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90%, tăng 173,5%/năm.

Tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ổn định và phát triển; giá trị sản xuất bình quân tăng 6,2%/năm; cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, toàn tỉnh đã có 42 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 29,4% số xã. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị được tăng cường đầu tư, nhất là về hạ tầng giao thông; hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được cải thiện đáng kể; hạ tầng thuỷ lợi và công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư đảm bảo.

Tỉnh đã quy hoạch 06 Khu công nghiệp, 32 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.638 ha, thu hút 178 dự án đi vào hoạt động. Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp, đã có 100% xã, phường, thị trấn có lưới điện quốc gia, trên 98% số hộ được sử dụng điện.

Hệ thống các đô thị được đầu tư nâng cấp theo hướng đồng bộ và hiện đại; thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công đã được thành lập. Đến nay, tỷ lệ dân số thành thị trên địa bàn tỉnh đạt 33,5%.

Tỉnh cũng đặt ra chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 10%/năm. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp và xây dựng 53%, Dịch vụ 36% và Nông - lâm - thủy sản 11%.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4%/năm. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 9%/năm; trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 20%/năm trở lên.Thu ngân sách nhà nước trong cân đối (Không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất) tăng bình quân 16%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng, (tương đương 3.300 USD).

Đạt tiêu chí tỉnh nông thôn mới (Có 80% trở lên số đơn vị cấp huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới). Hằng năm tạo việc làm tăng thêm cho 15.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70%

- Tác động của đầu tư đến GDP

Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh cực đầu tư trong công tác thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính... đã có tác động đáng kể đến sự phát triển GDP của toàn tỉnh. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng. GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 46,6 triệu đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010. Thu ngân sách nhà nước cấn đối ( không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất) năm 2015 đạt 6.200 tỷ đồng, gấp 3,33 lần so với năm 2010, bình quần tăng 27,2%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)