Huy động nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 79)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

4.2.2. Huy động nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế

- Huy động nguồn vốn đầu tư trong nước

Những năm gần đây, Thái Nguyên là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, hiện đại; cơ sở hạ tầng được cải thiện; thu hút đầu tư tăng cao; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá. Từ năm 2011 đến 2014, Thái Nguyên có số thu ngân sách tăng bình quân năm sau cao hơn năm trước 20%. Tuy nhiên, quy mô ngân sách của tỉnh vẫn còn nhỏ, việc huy động nguồn lực tập trung cho những công trình trọng điểm, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn hạn chế. Do đó, Thái Nguyên xác định sẽ vận dụng linh hoạt, hiệu quả các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức triển khai hiệu quả Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư trung hạn. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tiếp tục đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp, quan tâm đến chất lượng dịch vụ cho các DN. Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện Chỉ số PCI, chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI), chỉ số cải cách hành chính Par-Index... Huy động

các nguồn lực triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 128.000 tỷ đồng. Kịp thời cụ thể hoá chủ trương và các cơ chế, chính sách thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; mạnh dạn ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phát huy lợi thế của từng ngành và lĩnh vực.

- Huy động nguồn vốn nước ngoài

Trong các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tập trung thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vì nó không chỉ tạo vốn phát triển kinh tế mà còn tạo cơ hội trực tiếp đưa kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào, giải quyết công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, cần khai thác các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA)...Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bắt đầu từ năm 1993. Đây là dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đầu tư trên 21 triệu USD, liên doanh giữa đối tác Singapore với Việt Nam. Kể từ đó đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận thêm nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapo, nhiều nhất là các dự án đến từ Hàn Quốc, … Cụ thể, trong giai đoạn từ 1993 đến hết năm 2012, tỉnh Thái Nguyên chỉ thu hút được 25 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 172 triệu USD. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, cùng với sự có mặt của Tập đoàn Samsung với dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung và các doanh nghiệp phụ trợ, các sản phẩm mới khác như đa kim của Núi Pháo nên giá trị xuất khẩu của tỉnh bình quân 5 năm tăng 168%, vượt xa so với mục tiêu đề ra tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được thêm 91 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7.013,2 triệu USD, chủ yếu là từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Định hướng thu hút nước ngoài trong thời gian tới của tỉnh: Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng

cao; các chủ đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính mạnh, phương pháp quản lý tiên tiến, hiệu quả....Song song với đó tỉnh tạo điều kiện hành lang kinh tế bảo một môi trường kinh doanh và an ninh bền vững cho nhà đầu tư: Nền kinh tế xã hội của tỉnh ổn định, thuận lợi; Thực hiện cải cách về thủ tục hành chính, các chính sách ưu đãi đầu tư; Tổ chức các hoạt động, chương trình đối thoại, giải đáp thông tin nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong sản xuất kinh doanh và đầu tư mở rộng dự án; Quảng bá thông tin về tiềm năng và cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh, tham mưu chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các cơ quan xúc tiến đầu tư của nước ngoài như JETTRO, KOTRA, các đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức hữu nghị… để chủ động vận động xúc tiến đầu tư vào tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)