5. Bố cục của luận văn
3.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh TháiNguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km; Có diện tích 3.541 km2 với 9 đơn vị hành chính bao gồm: 02 thành phố: Thái Nguyên, Sông Công; 01 thị xã Phổ Yên và 6huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du; dân số trên 1,2 triệu người.
Thái Nguyên không chỉ biết đến thương hiệu nổi tiếng như chè và gang thép, Thái Nguyên còn được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước lớn, hàng loạt di tích lịch sử và các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội và các tiềm năng đầu tư lớn.
Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta
có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
Đặc điểm địa hình: Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. - Về kiểu địa hình, đại mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa hình vùng núi (vùng này tập trung các huyện Đại Từ, Định Hóa, và một phần của huyện Phú Lương), vùng địa hình vùng cao, núi thấp (vùng này tập trung ở huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ, Nam Phú Lương; địa hình nhiều ruộng ít đồi (vùng này nằm ở các huyện Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên, một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương.
Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên: Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Ngoài ra Thái Nguyên cũng rất phong phú về tài nguyên đất, mặt nước...
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên
* Dân số tỉnh Thái Nguyên đến hết năm 2015 theo số liệu sơ bộ là 1.173 nghìn người, dân khu vực thành thị chiếm 30,3% và dân số khu vực nông thôn là 69,6%, trong đó có tám dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua luôn thực hiện tốt các chính sách xã hội như khuyến khích sản xuất, tạo việc làm và tự tạo việc làm cho người lao động, tăng cường giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường hoạt động bảo trợ trợ giúp xã hội thực hiện tốt xã hội hóa công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức năng lực của các cấp, các ngành, tổ chức và người dân về giảm nghèo. Hàng năm, bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2% trở lên, đến hết năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh còn 8,17%.
Thái Nguyên còn được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 9 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Phấn đấu đến năm 2016 tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 65%. Tỉnh luôn quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm có trên 20 nghìn người được giải quyết vấn đề lao động.
* Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Trên địa bàn tỉnh có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh trong vùng như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn, đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép; thời gian tới sẽ có đường Hồ Chí Minh, đường vành đai V của Hà Nội...
- Hạ tầng điện nước: Hệ thống cấp nước cũng đã được đầu tư ngày càng hoàn thiện, không những đảm bảo đủ nguồn nước hợp vệ sinh cho nhân dân toàn tỉnh mà còn cung cấp cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hạ tầng thông tin liên lạc, CN thông tin: Đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông theo hướng hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, độ phủ sóng sâu rộng, có khả năng nâng cấp đáp ứng việc triển khai các dịch vụ mới trong tương lai. Toàn tỉnh hiện có 02 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định; 05 mạng điện thoại di động; 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập internet. Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo phục vụ kịp thời, hiệu quả sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh - quốc phòng và phòng chống bão lụt; bảo đảm đáp ứng các như cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
- Đào tạo, giáo dục: Là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 toàn quốc với Đại học Thái Nguyên có 9 trường đại học, và 01 khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên, 12 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp chuyên nghiệp, 30 trung tâm dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh đang đóng vai trò vừa là trung tâm đào tạo vừa là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
- Y tế: Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện
3.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Tỉnh Thái Nguyên với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Các danh thắng tầm cỡ khu du lịch Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa - Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế.
3.1.4. Đặc điểm kinh tế
Phát huy truyền thống “Quê hương cách mạng”, những năm qua, Thái Nguyên đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xây dựng quốc phòng toàn dân vững mạnh. Kinh tế của Tỉnh phát triển khá toàn diện. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 25,4% so với năm 2014, GDP bình quân đầu người năm 2015 là 43,6 triệu đồng; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, công tác thu hút đầu tư hiệu quả. Sản xuất công nghiệp tiếp tục nhịp độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 365 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần (tăng 104,2%) so với cùng kỳ và bằng 140,5% kế hoạch cả năm; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm 2015 ước đạt 10.340 tỷ đồng, tăng 5,7% so cùng kỳ; Xuất khẩu trên địa bàn tăng cao và về trước kế hoạch của năm là 2 tháng, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 16,2 tỷ USD, bằng 128,2% kế hoạch, gấp 2 lần so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 13.328 tỷ đồng; Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực dự ước đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 42 xã nông thôn mới, vượt 5 xã (bằng 113,5%) so với mục tiêu kế hoạch; Công tác cải cách hành chính đạt kết quả quan trọng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục được cải thiện; tạo việc làm mới cho 26.742 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% so với năm 2014…an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, quốc phòng an ninh; trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được củng cố và tăng cường.
3.1.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội tới thu hút vốn, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn và tăng trưởng kinh tế của tỉnh vốn, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 trong cả nước, là trung tâm y tế vùng với hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng. Không chỉ biết đến thương hiệu nổi tiếng như chè và gang thép, Thái Nguyên còn được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước lớn, hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội và có các điểm du lịch hấp
dẫn; Cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đã được nâng cấp tốt hơn, hệ thống giao thông Thái Nguyên có đủ đường sắt, đường thủy, đường bộ và đặc biệt là đường hàng không với vị trí gần sân bay Nội Bài. Hệ thống cấp nước cũng đã được đầu tư ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, tỉnh đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế lớn và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như trên và việc triển khai tích cực, kịp thời các giải pháp, chính sách ưu đãi đầu tư, Thái Nguyên đã đạt được nhưng kết quả cao trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt là lĩnh vực thu hút đầu tư. Nhiều dự án được triển khai thực hiện và đã hoàn thành góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tính đến hết năm 2015, có gần 700 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký khoảng 14,9 tỷ USD; Hiện toàn tỉnh có 96 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký trên 7,1 tỷ đô la Mỹ. Chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 xếp thứ 7/63 tỉnh thành.
3.2. Thực trạng đầu tư và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên