Bước 1: Thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ
- Thu thập thông tin và các tài liệu liên quan đến tài sản của công ty cũng như tình hình quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
- Thu thập hồ sơ tài sản về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý.
- Soát xét sơ bộ.
- Bổ sung và hoàn thiện thông tin.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp thích hợp để xác định giá trị doanh nghiệp. Thông qua việc xem xét:
- Hiện trạng thực tế của tài sản.
- Tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và khả năng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp.
- Mục đích sử dụng kết quả và các thông tin phương pháp xác định giá trị cung cấp cho đối tượng sử dụng.
- Khả năng thu thập các dữ liệu thông tin đầu vào cho phương pháp xác định giá trị.
Bước 3: Phân tích đánh giá và xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị vốn chủ sở hữu
- Thẩm tra, soát xét việc ghi nhận giá trị tài sản trên sổ kế toán.
- Soát xét tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của dụ án do công ty lập và các số liệu trên sổ sách kế toán.
- Thẩm tra và xác định chất lượng và giá thị trường của tài sản.
- Nghiên cứu tình hình phát triển thị trường kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
- Đánh giá năng lực quản trị nội bộ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Xác định giá trị doanh nghiệp theo các Phương pháp đã lựa chọn.
Bước 4: Lập báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp và xác định giá trị vốn chủ sở hữu
Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị vốn chủ sở hữu, đơn vị tư vấn tiến hành thẩm định giá, lập Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị vốn chủ sở hữu và phát hành Báo cáo.
2.4. Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty IVC
Phương pháp tài sản ròng:
Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp = Giá trị tài sản cố định hữu hình + Giá trị tài sản cố định vô hình + Giá trị các khoản đầu tư dài hạn + Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Cách thức xác định giá trị tài sản
+) Đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ: Giá trị
Nguyên giá tính Chat lượng còn lại của tài sản
thực của = x
theo giá thị trường tại thời điếm định giá.
tài sản
- Giá thị trường là: giá trị ước tính của tài sản được mua bán, trao đổi trên thị
trường
tại thời điểm định giá.
- Chất lượng của tài sản được tính toán qua tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài
sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới. Chất lượng còn lại của tài sản được tính căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế của tài sản kết hợp với phương
pháp tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trong trường hợp Nhà nước chưa có quy định thì giá trị được đánh giá lại không được thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới.
- Đối với tài sản cố định thuộc diện đã được khấu hao thu hồi đủ vốn, công cụ lao động, dụng cụ quản lý trong trường hợp đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty vẫn tiếp tục sử dụng thì phải đánh giá lại để tính giá trị theo nguyên tắc không thấp hơn 30% so với giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới. +) Đối với các tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc:
Giá trị còn lại của công trình nhà cửa, vật kiến trúc (đồng)
Nguyên giá xây dựng
.. ʌ , l 'x
mới công trình (đồng)
Tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình (%)
Nguyên giá xây dựng mới công = trình (đồng)
Đơn giá xây dựng mới
x
(đồng/m2)
Diện tích sàn xây dựng (m2)
- Tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình: được xác định đồng thời theo hai phương
pháp.
Đối với phương pháp Phân tích kỹ thuật:
Tỷ lệ giá trị của tổng giá trị nhà cửa so với kết cấu chính, công trình vật kiến
trúc được xác định trên cơ sở tham khảo văn bản 1326/BXD-QNL ngày 8/8/2011 về
việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc. Trường hợp không có quy định tại văn bản 1326 thì căn cứ theo Quyet định
238/BXD-VKT ngày 29/9/1989.
Chất lượng còn lại của tài sản được xác định theo quy định tại Thông tư liên tịch 13/LB-TT ngày 18/08/1994 của Ban vật giá Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng và Văn bản 1172/BXD-KTXD ngày 20/7/2012 của Bộ Xây dựng.
Chất lượng còn lại của công trình không thấp hơn 40% đối với các hạng mục công trình, vật kiến trúc còn đang sử dụng, chưa bị xếp vào danh mục nguy hiểm cần phá dỡ.
Đối với phương pháp Thống kê kinh nghiệm:
Niên hạn công trình được xác định trên cơ sở vận dụng thông tư số 05-BXD ngày 09/2/1993 và Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
* Đối với giá trị tài sản vô hình:
Giá trị tài sản vô hình được xác định theo quy định tại Mục 12, Điều 1, Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ: “Việc xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn: Doanh nghiệp Nhà nước lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm định giá, xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài bao gồm giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao có thu tiền sử dụng đất, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, quyền sử dụng đất thuê (thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thuê trả tiền hằng năm), giá trị các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử khác, nhãn hiệu, tên thương mại (nếu có) theo quy định của pháp luật”. Theo đó, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ phải được xác định vào giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.
* Đối với Giá trị lợi thế quyền sử dụng đất đi thuê trả tiền hàng năm xác định lại theo Thông tư số 59/2018/TT-BTC:
Tại Điểm b, Khoản 6, Mục 4, Điều 1, Thông tư số 59/2018/TT-BTC: “Đối với giá trị quyền sử dụng đất thuê (trả tiền hàng năm) phải căn cứ vào hợp đồng thuê đất trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp thuê đất trả tiền hàng năm, thời hạn thuê đất, tiền thuê đất và các yếu tố khác (nếu có).
Chênh lệch (nếu có) giữa tiền thuê đất của thời hạn thuê đất còn lại trong hợp đồng hoặc quyết định cho thuê đất tính theo giá đất tại thời điểm có hợp đồng hoặc
quyết định cho thuê đất với tiền thuê đất của thời hạn thuê đất còn lại tính theo giá đất tại thời điểm xác định giá chuyển nhượng được tính bổ sung khi xác định giá khởi điểm. Giá đất làm cơ sở tính tiền thuê đất trả tiền hàng năm được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).”
Tiền thuê đất tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp thặng dư theo quy định tại Thông tư 36/2014-TT-BTNMT ngày 30/6/2014.
* Đối với giá trị các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử:
Được xác định theo quy định tại Thông tư 59/2018/TT-BTC ngày 16/7/2018 “Đối với giá trị các quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử (nếu có) thực hiện xác định riêng từng giá trị theo quy định pháp luật thẩm định giá, theo các phương pháp xác định phù hợp. Trường hợp không đủ hồ sơ, tài liệu để xác định giá trị văn hóa, lịch sử thì chủ sở hữu vốn chuyển nhượng căn cứ mức độ ảnh hưởng, tác động của giá trị đến hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp, hiệu quả đem lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tỷ lệ (tối thiểu 1%) trên tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước làm cơ sở xác định giá khởi điểm”.
* Đối với giá trị tài sản khác:
- Giá trị tài sản lưu động và tài sản bằng tiền được lấy theo giá trị ghi sổ. - Hàng tồn kho đánh giá lại theo hiện trạng.
- Giá trị các khoản phải thu được ghi nhận theo thực tế các khoản này có xác nhận công nợ giữa doanh nghiệp và khách nợ không. Nếu không có xác nhận công nợ thì căn cứ theo giá trị ghi nhận theo sổ sách kế toán của Công ty được định giá.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu:
Giá trị hiện tại các dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức sau:
V = ra¾ + rera⅛ + ^ +---FcFEn +---v^
(1+71) l+r1 (l+r2) l+r1l+r2 ...(l+rn) l+r1 l+r2 ...(l+rn)
Trong đó:
V: Giá trị doanh nghiệp
FCFEn: Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu tại năm thứ n ½l: Giá trị cuối kỳ dự báo
TT _ FCFEn ×(l+ff)
V Yi = __ _
rn~ẽ
g: Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền r: Tỷ suất chiết khấu
n: Số năm dự báo t: Năm dự báo
FCFE = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao - Chi đầu tư vốn - Thay đổi vốn lưu động thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn (chênh lệch vốn hoạt động thuần) - Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới phát hành.
Xác định tỷ suất chiết khấu:
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke) được xác định theo mô hình CAPM như sau:
Ke = Rf + β* (RM - Rf) + Phần bù rủi ro quốc gia + Rủi ro tỷ giá = Rf + β*Rp + Phần bù rủi ro quốc gia + Rủi ro tỷ giá
Trong đó:
Ke: Chi phí vốn chủ sở hữu β: Hệ số rủi ro ngành
Rf: Tỷ lệ lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm thẩm định giá
Rp: Phần bù rủi ro thị trường Mỹ
2.5. Thực trạng về công tác xác định giá doanh nghiệp thông qua một ví dụ thực tế
Tại thời điểm tháng 9 năm 2019, một hợp đồng định giá cụ thể đã được công ty IVC thực hiện đó là “Thẩm định giá trị doanh nghiệp, giá trị vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Ông thép Hàn xoắn Nippon Steel Việt Nam và giá trị phần vốn góp của tổng công ty Thép Việt Nam tại công ty TNHH ống thép hàn xoắn Nippon Steel Việt Nam” cho mục đích chuyển nhượng.
Thông tin khái quát về doanh nghiệp được định giá
Tên giao dịch: Công ty TNHH Ông thép Hàn Xoắn Nippon Steel Việt Nam Tên tiếng Anh: Nippon Steel Spiral Pipe Vietnam
Tên viết tắt: NPV
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3501651953
Địa chỉ: Đường D3, Khu công nghiệp Phú Mỹ II, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
Điện thoại: 024 38561738
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất ống thép xoắn hàn và gia công các sản phẩm từ thép.
Vốn điều lệ: 819.000.000.000 đồng Trong đó:
Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP góp: 31.500.000.000 đồng, chiếm 3,85% Các đối tượng khác góp: 787.500.000.000 đồng, chiếm 96,15%
Thực trạng công tác xác định giá trị doanh nghiệp
1. Thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ về doanh nghiệp được định giá
* Đánh giá năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp được định giá về nguồn lực nội tại:
Công ty đã biết lập kế hoạch tổng thể: Tăng cường việc sản xuất sản phẩm để đạt sản lượng kế hoạch đề ra.
Vào năm 2010, NPV chính thức là công ty con của tập đoàn Nippon Steel - là tập đoàn định hướng mục tiêu trở thành cơ sở sản xuất và kinh doanh sắt thép đứng đầu thế giới điều này làm cho thương hiệu công ty được cải thiện độ nhận diện thương hiệu cao hơn.
Vị trí địa lý thuận lợi cho việc sản xuất và giao thương nằm trong khu công nghiệp Phú Mỹ 2, phường Tân Phước với khu nhà máy nằm sát Quốc Lộ 51, phía sau giáp cảng Thị Vải.
Nhân lực chủ chốt có trình độ chuyên môn cao, bộ máy tổ chức liên tục cải cách theo hình thức tinh gọn và chuyên nghiệp. Đối với vị trí quản lý, công ty luôn tuyển dụng thêm các nhân sự đã có kinh nghiệm chuyên sâu nhằm tăng cường hiệu quả trong từng bộ phận của công ty. Mở các lớp đào tạo đối với người lao động trong công ty.
Công ty tiếp tục giữ vững và mở rộng gia tăng thị phần truyền thống bên cạnh đó tăng cường thêm đội ngũ giám sát để thúc đẩy và mở rộng thị trường mục tiêu.
Ngoài việc cung cấp sản phẩm là ống thép thì công ty còn đề xuất các phương án xây dựng tối ưu làm sao cho phù hợp nhất theo điều kiện của từng dự án.
về nguồn lực bên ngoài:
Chủ yếu các khách hàng chính của công ty là công trình cho các doanh nghiệp lớn như cầu cảng, nhiệt điện...từ đó, có thể ư thấy sản phẩm cọc thép chủ yếu được sử dụng cho các cơ sở hạ tầng lớn của quốc gia còn các dự án công trình nhỏ thì hầu như không sử dụng đến.
Sản phẩm cọc ống thép trong tương lai vẫn được ưu tiên sử dụng cho các công trình xây dựng lớn lượng cầu ổn định đảm bảo đầu ra cho doanh nghiệp nhưng nếu so ống cọc thép với các sản phẩm đối thủ cạnh tranh có thể thấy được giá thành sản phẩm vẫn rất cao khi so sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng ngành.
Chỉ tiêu theo % doanh _________thu_________ 2014 2015 2016 2017 2018 ______Doanh thu______ 100% 100% 100% 100% 100% Giá vốn hàng bán 99% 98% 90% 90% 83% Chi phí bán hàng 3% 5% 9% 11% 3% Chi phí quản lý 7% 5% 3% 5% 4% Thu nhập khác 1,64% 0,12% 0,43% 0,26% 0,37% _____Chi phí khác 27,43% 1,09% 1,24% 0,58% 1,53%
Lợi nhuận trước thuế -37% -18% -8% -8% 2%
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2014 - 2018Bình quân
Nhà nước luôn ủng hộ và dành nhiều chính sách ưu đãi cho công ty.
* Đánh giá các chỉ số hoạt động
Biểu đồ 2.2: Doanh thu theo bộ phận của công ty NPV giai đoạn 2014 - 2018
■ DTbanthanh phẩm BDTbanpheIipU
(Nguồn: Báo cáo định giá công ty NPV)
Qua biểu cơ cấu doanh thu qua các năm cho thấy doanh thu bán thành phẩm tăng qua các năm, mức tăng bình quân khoảng 7,3%/năm và chiếm tỷ trọng chính trong tổng doanh thu qua các năm, khoảng 97,3% trên tổng doanh thu, phần còn lại đến từ việc bán phế liệu.
Biểu đồ 2.3: Tình hình tăng trưởng thu nhập giai đoạn 2014 - 2018
(Nguồn: Báo cáo định giá công ty NPV)
48
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính tính theo phần trăm doanh thu
(Nguồn: Báo cáo định giá công ty NPV)
Bảng 2.2: Lợi nhuận ròng sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh (NOPLAT) Đơn vị: triệu đồng
________Doanh thu________ 536.334 536.52 7 714.17 2 663.09 4 688.157 627.657 Giá vốn hàng bán chưa _______gồm khấu hao_______ 474.237 467.87 3 593.24 8 558.83 1 538.316 526.501 Chi phí bán hàng (chưa ______gồm khấu hao)______ 14.623 26.539 62.390 75.380 23.496 40.485
_____Chi phí khấu hao_____ 34.555 21.989 21.286 28.212 26.743 26.557
Chi phí hoạt động khác 60.437 61.896 49.395 41.133 31.348 48.842
Thu nhập hoạt động khác 147.113 5.853 8.888 3.813 10.506 35.235