- Hội thẩm định giá Việt Nam (VVA) cần chủ động tham gia, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về việc xây dựng tiêu chuẩn TĐG, hoàn thiện hành lang pháp lý về TĐG.
- Triển khai các giải pháp liên kết các hội viên có hiệu quả hơn, tăng cường sự trao đổi, tương tác giữa các TCĐG thông qua các hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học về thẩm định giá, tổ chức các chương trình nghiên cứu tọa đàm, đào tạo bồi dưỡng TĐV nhằm tháo gỡ khó khăn về kiến thức, nghiệp vụ, chuyển giao kinh nghiệm mới trong quá trình định giá công việc. Trở thành kênh thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực định giá.
- VVA cần tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động của các TCĐG Việt Nam. Kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định xử phạt đối với các trường hợp sai phạm và có hình thức khen thưởng phù hợp đối với những cá nhân hoặc tổ chức có thành tích nổi bật trong các hoạt động thẩm định giá nói chung cũng như XĐGTDN.
- Cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp định giá quốc tế, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi giữa các bên cũng như gửi cán bộ đi giao lưu, học hỏi và đào tạo thêm về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cũng như những kỹ năng trong hoạt động thực tế.
Ket luận chương 3
Nhìn một cách tổng thể, tuy còn một số mặt hạn chế nhưng CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam đã thực hiện công tác xác định GTDN hợp lý, khoa học, áp dụng đúng theo các chuẩn mực kế toán, chế độ hiện hành của Nhà nước và quy định của Bộ Tài chính, được nhiều khách hàng tin cậy và tín nhiệm.
Trên cơ sở nghiên cứu, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp về công tác xác định GTDN và một số kiến nghị với Nhà nước và các ban ngành liên quan nhằm hoàn thiện hơn quy trình và phương pháp xác định GTDN tại CTCP Thẩm định giá IVC nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt:
1. Luật doanh nghiệp 2014.
2. Giáo trình “Định giá tài sản” TS.Nguyễn Minh Hoàng và Ths.Phạm Văn Bình, Học viện Tài chính.
3. Hồ sơ năng lực của công ty IVC: http://ivc.com.vn/.
4. Báo cáo tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho công ty NPV.
5. Hợp đồng số 306-1119/HĐTV-IVC ngày 08/11/2019 giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP và Công ty Cổ phần Thẩm định giá IVC Việt Nam.
6. Bảng công bố hệ số rủi ro ngành (β) tại thị trường các nước đang phát triển khu vực châu Á của Damodaran 1/2019.
7. Bảng công bố phụ phí rủi ro các quốc gia của Damodaran 1/2019.
8. Nguyễn Minh Hoàng (2001), “Phươngpháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam ”, Đại học Tài chính Ke toán Hà Nội.
9. Phạm Thị Mai Hương (2007), “Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp ở Việt Nam", Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
10. Trần Văn Dũng (2008), “Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam ”, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
11. Phạm Tiến Đạt (2010), “Cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp của các tổ chức định giá ở Việt Nam ”, Học viện Tài chính.
12. Trần Đình Cường (2010), “Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa ở Việt Nam".
Tài liệu tiếng anh:
1. Aswath Damodaran (2006), “Security Analysis for Investment and Corporate Finance”, 2nd edition.
2. Aswath Damodaran (2009), “The Dark Side of Valuation: Valuing Young, Distressed, and Complex Business”.
3. Aswath Damodaran (2011), “The Little Book of Valuation: How to Value a Company, Pick a Stock and Profit”.
4. Z. CHRISTOPHER MERCER (2001), “Revisiting The Quantitative Marketability Discount Model”, Business valuation digest, volume 7, issue 1.
5. Bioye Tajudeen Aluko & Abdul- Rasheed Amidu (2005), “Corporate business valuation for mergers and acquisitions” International Journal of Strategic Property Management.
6. Gary R. Trugman (2008), “Understanding business valuation: a practical guide to valuing small to medium-sized businesses”.