Nhu cầu xác định giátrị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 301 hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu đánh giá và xác định giá trị đối với loại hàng hóa này là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết các thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến doanh nghiệp được đánh giá. Tổng kết lại, nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp được xuất phát từ các yêu cầu quản lý và các giao dịch:

Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh các nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào SXKD, nhu cầu tài trợ cho sự tăng trưởng và phát triển bằng các yếu tố từ bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh. Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên một phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp được đánh giá. Nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp, xét cho cùng là phải tăng được giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là sự phản ánh năng lực tổng hợp, phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào đó, các nhà quản trị kinh doanh có thể thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Theo đó, giá trị doanh nghiệp là một căn cứ thích hợp, là cơ sở để đưa ra các quyết định về kinh doanh, về tài chính... một cách đúng đắn. Ngoài ra, khi phát hành chứng khoán nhằm thu hút vốn trên thị trường cũng cần phải định giá doanh nghiệp làm cơ sở để tính toán được số lượng cần thiết cho mỗi đợt phát hành chứng khoán.

Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, của người cung cấp, thông tin về giá trị doanh nghiệp cho người ta một sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, về khả năng tài chính và vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc có tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không.

Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô: Giá cả của các loại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi, mua bán trên thị trường. Vì vậy, trên phương diện quản lý kinh tế vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn định của thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp... để từ đó có thể đưa ra các chính sách điều tiết thị trường một cách phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành cải cách DNNN, như: cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất hay giao, bán, khoán và cho thuê.

Có thể nói, các hoạt động quản lý và những giao dịch kinh tế thông thường trong cơ chế thị trường đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp. Đó có thể là những yêu cầu có tính chất tình huống, cũng có thể là đòi hỏi có tính chất thường nhật trong hoạt động SXKD. Chúng là mối quan tâm của 3 loại

chủ thể, đó là: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản quản trị doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp, vì vậy là một đòi hỏi tất yếu đối với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã khái quát một cách tổng quát nhất những lý luận cơ bản về doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, quy trình và phương pháp ĐGDN cũng như sự cần thiết của việc thẩm định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc vận dụng các lý luận này vào thực tiễn ở mỗi tổ chức định giá khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm của từng PPĐG, mục đích của DN khi định giá. Vì vậy, trong chương 2, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vận dụng quy trình và phương pháp trong hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty Thẩm định giá IVC Việt Nam để từ đó có thể đưa ra những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ IVC 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần thẩm định giá IVC

2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Thẩm định giá IVC

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thẩm định giá IVC Việt Nam Tên viết tắt: IVC

Trụ sở chính: 4A Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại: +84 4 6273 5566

Website: ivc.com.vn Giám đốc: Phan Vân Hà

Công ty IVC là một trong số ít đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên ngành Thẩm định giá và tư vấn tài chính cũng như các dự án uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay.

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

CTCP thẩm định giá IVC được cung cấp rất nhiều dịch vụ, một số dịch vụ kinh doanh chính là:

1. Sáp nhập, mua bán, liên doanh liên kết, thanh lý DN. 2. Đầu tư, góp vốn, mua bán chứng khoán của DN.

3. Cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán. 4. Vay vốn đầu tư kinh doanh.

5. Hạch toán thuế.

6. Giải quyết, xử lý tranh chấp.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Biểu đồ 2.1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty IVC giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị: đồng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty IVC giai đoạn 2016 - 2019 25000000000,0 20000000000,0 15000000000,0 10000000000,0 5000000000,0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty IVC)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh thu của công ty tăng 4,802,439,729 đồng trong suốt 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 tương đương với 31%. Đến năm 2019 công ty chứng kiến sự sụt giảm nhẹ trong việc ghi nhận doanh thu với 17,672,864,561 đồng sở dĩ có điều này là do sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường. Cùng với đó là việc tăng lên của các chi phí khác và doanh thu từ hoạt động tài chính bị sụt giảm từ 12 triệu đồng năm 2016 xuống còn hơn 800 nghìn đồng năm 2019 từ đó khiến cho lợi nhuận bị giảm nhẹ.

Tuy lợi nhuận giảm, thế nhưng công ty vẫn đạt được mục tiêu trong thời kỳ kinh tế khó khăn với sự cạnh tranh gay gắt.

2.2. Các căn cứ pháp lý được công ty IVC sử dụng trong công tác định giá* Các văn bản pháp quy về thẩm định giá: * Các văn bản pháp quy về thẩm định giá:

Luật giá số 11/2012/QH13.

Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ về quy định thi hành một số điều luật của Luật Giá về thẩm định giá.

Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 6/8/2013 của Chính phủ.

Các tiêu chuẩn thẩm định giá hiện hành của Bộ Tài chính: Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04, Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/03/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07, Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10, Thông tư 145/2016/TT-BTC ngày 06/10/2016 của Bộ Tài chính về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11, Thông tư 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12, Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/1/2014 của Bộ Tài chính về ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13.

* Các văn bản pháp quy về xác định giá trị doanh nghiệp và tài chính kế toán:

Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung của nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Thông tư số 59/2018/TT-BTC ngày 16/7/2018 của Bộ Tài chính về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2), Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).

Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp.

Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

2.3. Thực trạng quy trình xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty IVC

Bước 1: Thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ

- Thu thập thông tin và các tài liệu liên quan đến tài sản của công ty cũng như tình hình quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

- Thu thập hồ sơ tài sản về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý.

- Soát xét sơ bộ.

- Bổ sung và hoàn thiện thông tin.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp thích hợp để xác định giá trị doanh nghiệp. Thông qua việc xem xét:

- Hiện trạng thực tế của tài sản.

- Tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và khả năng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp.

- Mục đích sử dụng kết quả và các thông tin phương pháp xác định giá trị cung cấp cho đối tượng sử dụng.

- Khả năng thu thập các dữ liệu thông tin đầu vào cho phương pháp xác định giá trị.

Bước 3: Phân tích đánh giá và xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị vốn chủ sở hữu

- Thẩm tra, soát xét việc ghi nhận giá trị tài sản trên sổ kế toán.

- Soát xét tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của dụ án do công ty lập và các số liệu trên sổ sách kế toán.

- Thẩm tra và xác định chất lượng và giá thị trường của tài sản.

- Nghiên cứu tình hình phát triển thị trường kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

- Đánh giá năng lực quản trị nội bộ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Xác định giá trị doanh nghiệp theo các Phương pháp đã lựa chọn.

Bước 4: Lập báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp và xác định giá trị vốn chủ sở hữu

Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị vốn chủ sở hữu, đơn vị tư vấn tiến hành thẩm định giá, lập Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị vốn chủ sở hữu và phát hành Báo cáo.

2.4. Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty IVC

Phương pháp tài sản ròng:

Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp = Giá trị tài sản cố định hữu hình + Giá trị tài sản cố định vô hình + Giá trị các khoản đầu tư dài hạn + Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

Cách thức xác định giá trị tài sản

+) Đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ: Giá trị

Nguyên giá tính Chat lượng còn lại của tài sản

thực của = x

theo giá thị trường tại thời điếm định giá.

tài sản

- Giá thị trường là: giá trị ước tính của tài sản được mua bán, trao đổi trên thị

trường

tại thời điểm định giá.

- Chất lượng của tài sản được tính toán qua tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài

sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới. Chất lượng còn lại của tài sản được tính căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế của tài sản kết hợp với phương

pháp tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trong trường hợp Nhà nước chưa có quy định thì giá trị được đánh giá lại không được thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới.

- Đối với tài sản cố định thuộc diện đã được khấu hao thu hồi đủ vốn, công cụ lao động, dụng cụ quản lý trong trường hợp đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty vẫn tiếp tục sử dụng thì phải đánh giá lại để tính giá trị theo nguyên tắc không thấp hơn 30% so với giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới. +) Đối với các tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc:

Giá trị còn lại của công trình nhà cửa, vật kiến trúc (đồng)

Nguyên giá xây dựng

.. ʌ , l 'x

mới công trình (đồng)

Tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình (%)

Nguyên giá xây dựng mới công = trình (đồng)

Đơn giá xây dựng mới

x

(đồng/m2)

Diện tích sàn xây dựng (m2)

- Tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình: được xác định đồng thời theo hai phương

pháp.

Đối với phương pháp Phân tích kỹ thuật:

Tỷ lệ giá trị của tổng giá trị nhà cửa so với kết cấu chính, công trình vật kiến

trúc được xác định trên cơ sở tham khảo văn bản 1326/BXD-QNL ngày 8/8/2011 về

việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc. Trường hợp không có quy định tại văn bản 1326 thì căn cứ theo Quyet định

238/BXD-VKT ngày 29/9/1989.

Chất lượng còn lại của tài sản được xác định theo quy định tại Thông tư liên tịch 13/LB-TT ngày 18/08/1994 của Ban vật giá Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng và Văn bản 1172/BXD-KTXD ngày 20/7/2012 của Bộ Xây dựng.

Chất lượng còn lại của công trình không thấp hơn 40% đối với các hạng mục công trình, vật kiến trúc còn đang sử dụng, chưa bị xếp vào danh mục nguy hiểm

Một phần của tài liệu 301 hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w