a, Phương pháp giá trị tài sản thuần
Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài sản được xây dựng dựa trên quan điểm:
- Việc mua bán doanh nghiệp về cơ bản giống như mua bán các hàng hóa thông thường.
- Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một
lượng tài sản có thực. Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ thể về sự tồn tại của doanh nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp.
- Tài sản sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và còn có thể được bổ sung trong quá trình phát triển SXKD. Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định và thừa nhận về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với tài sản đó.
Chính vì vậy, giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trị thị trường của tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào SXKD.
* Phương pháp xác định
Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp thường không chỉ thuộc về người chủ sở hữu doanh nghiệp mà chúng còn được hình thành trên các trái quyền khác, như: các trái chủ cho doanh nghiệp vay vốn, tiền lương chưa đến kỳ hạn trả, thuế chưa đến kỳ hạn nộp, các khoản ứng trước của khách hàng, các khoản bán chịu của nhà cung cấp, các tài sản đi thuê... Do vậy, mặc dù giá trị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị các tài sản cấu thành doanh nghiệp, nhưng để thực hiện một giao dịch mua bán doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần - thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp.
Theo đó công thức tổng quát được xây dựng như sau: VO = VT - VN (1) VO: Giá trị tài sản thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
VT: Tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào SXKD. VN: Giá trị các khoản nợ.
Dựa vào công thức (1) người ta xây dựng được hai cách tính cụ thể về giá trị tài sản thuần như sau:
Căn cứ trên số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn được biểu thị trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá để xác định bằng cách lấy tổng tài sản được phản ánh bên phía tài sản trừ đi số các khoản nợ bên phần nguồn vốn.
Phương pháp này có cách tính rất đơn giản và dễ dàng. Nếu như doanh nghiệp ghi chép số liệu một cách chính xác, đầy đủ, và chấp hành nghiêm pháp luật về kế toán doanh nghiệp thì kết quả giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là một số liệu có độ tin cậy. Tuy nhiên, định giá doanh nghiệp theo phương pháp này cũng chỉ là dựa trên những thông tin, số liệu mang tính lịch sử và sẽ hợp lý hơn nếu nó dùng để tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác nhằm kiểm chứng lại một cách tương đối chính xác giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp 2: Dựa vào giá trị thị trường của tài sản.
Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh và chấp hành tốt quy định kế toán do Nhà nước quy định thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nào đó cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường toàn bộ tài sản của doanh nghiệp do một vài lý do như sau:
- Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán là những số liệu được tập hợp từ các sổ kế toán, các bảng kê... các số liệu này phản ánh trung thực các chi phí phát sinh tại thời điểm xảy ra các nghiệp vụ kinh tế trong quá khứ của niên độ kế toán. Đó là những chi phí mang tính lịch sử, không phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả khi không có lạm phát.
- Giá trị còn lại của các tài sản cố định phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nào, phụ thuộc vào thời điểm mà doanh nghiệp xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định. Vì vậy, giá trị tài sản cố định phản ánh trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá trị trường tại thời điểm định giá doanh nghiệp.
- Trị giá hàng hoá, vật tư, công cụ lao động. tồn kho hoặc đang dùng trong sản xuất một mặt phụ thuộc vào cách sử dụng giá hạch toán là giá mua đầu kì, cuối kì hay giá thực tế bình quân gia quyền, mặt khác nó còn phụ thuộc sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hóa dự trữ. Do vậy, số liệu kế toán
phản ánh giá trị của các loại tài sản đó cũng được coi là không có độ tin cậy cao ở thời điểm định giá doanh nghiệp.
Đó là một vài lý do cơ bản nhưng nó cũng đủ để chứng minh rằng vì sao người ta chỉ dùng phương pháp này để tham khảo và kiểm tra kết quả của các phương pháp khác. Vì vậy, để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại dựa trên nguyên tắc sử dụng giá trị thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản, cụ thể như sau:
- Đối với tài sản cố định và tài sản lưu động là hiện vật thì sử dụng giá trị tài sản trên thị trường nếu có một tài sản tương tự như vậy đang được bán. Tuy nhiên trong thực tế thường không tồn tại thị trường về tài sản cũ, đã qua sử dụng ở các mức độ khác nhau, khi đó người ta sẽ dựa theo công dụng và khả năng phục vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giá trị của một tài sản cố định mới. Đối với những tài sản cố định không còn tồn tại trên thị trường thì áp dụng hệ số quy đổi so với những tài sản khác loại nhưng có tính năng tương đương.
- Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu số dư trên tài sản, nếu là ngoại tệ thì sẽ tiến hành quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời điểm đánh giá.
- Đối với các khoản phải thu thì phải căn cứ vào khả năng thu hồi do mức độ đòi nợ của các khoản này khác nhau. Vì vậy, để xác định chính xác người ta sẽ tiến hành đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu nhằm loại ra những khoản mà doanh nghiệp không có khả năng đòi được hoặc khả năng đòi được là rất thấp.
- Đối với các khoản doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài, về mặt nguyên tắc phải thực hiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị với các doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn người ta thường trực tiếp dựa vào giá trị thị trường của chúng dưới hình thức chứng
khoán hoặc căn cứ vào số liệu bên đối tác liên doanh để xác định theo cách thứ nhất đã đề cập ở phần trên.
- Đối với các tài sản cho thuê và quyền cho thuê bất động sản thì tính theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.
- Đối với các tài sản vô hình, theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trị của các tài sản vô hình được ghi trên bảng cân đối kế toán và không tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp.
- Sau cùng, giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị của các tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ phản ánh ở bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.
Ưu điểm của phương pháp
Phương pháp đã chỉ ra giá trị của các tài sản cụ thể cấu thành giá trị doanh nghiệp, giá trị của tài sản là căn cứ cụ thể có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhận được khi sở hữu doanh nghiệp, nó khẳng định rằng số tiền mà người mua bỏ ra luôn luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực.
Việc xác định giá trị thị trường của số tài sản có thể bán tại thời điểm định giá đã chỉ ra một khoản thu nhập tối thiểu mà người sở hữu có thể nhận được. Đó cũng là mức giá thấp nhất là cơ sở đầu tiên mà các bên liên quan đưa ra trong quá trình đàm phán về giá bán của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp nhỏ mà số lượng tài sản không nhiều việc xác định giá trị tài sản không đòi hỏi nhiều kĩ thuật phức tạp. Giá trị các yếu tố vô hình không đáng kể, các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không rõ ràng, thiếu căn cứ xác định các khoản thu nhập trong tương lai thì đây là phương pháp thích hợp nhất.
Nhược điểm của phương pháp
Phương pháp giá trị tài sản thuần quan niệm doanh nghiệp như một tập hợp rời rạc các loại tài sản với nhau. Việc bán doanh nghiệp cũng giống như bán một
Tên Phương pháp
Tỷ suất sinh lợi bình
thường của tài sản (r) Lợi nhuận (Bt)
Tài sản đầu tư vào kinh doanh (At)
loại tài sản đơn lẻ khác. Phương pháp định giá doanh nghiệp được sử dụng cũng giống như kỹ thuật định giá tài sản thông thường, giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản được tính bằng tổng giá trị thị trường của số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm, điều đó có nghĩa là đánh giá doanh nghiệp trong một trạng thái tĩnh, doanh nghiệp đã không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tồn tại và phát triển. Do vậy vô hình chung làm cho doanh nghiệp trở nên không có tầm nhìn chiến lược và định hướng phát triển, trong khi đó người mua doanh nghiệp thì luôn nhằm mục đích sở hữu các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại trong tương lai chứ không phải bán lại ngay các tài sản hiện thời của doanh nghiệp.
Phương pháp này không cung cấp và xây dựng những cơ sở thông tin cần thiết để các bên liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp, điều đó sẽ gây khó khăn khi so sánh hai doanh nghiệp có cùng giá trị tài sản thuần như nhau nhưng lại bán với giá khác nhau ngay cả khi không chịu tác động của yếu tố cạnh tranh. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không đề cập đến phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá trị thực sự lớn và nhiều khi chiếm tỉ trọng cao trong doanh nghiệp như: trình độ quản lý, trình độ tay nghề công nhân, uy tín và thị phần của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp xác định giá trị tài sản ròng quá phức tạp như xác định giá trị của một tập đoàn có nhiều chi nhánh, doanh nghiệp đầu tư vào chứng khoán của nhiều doanh nghiệp khác nhau, số lượng tài sản đã qua sử dụng hoặc không còn trên thị trường rất lớn dẫn đến công tác kiểm kê lại tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn.
b, Phương pháp định lượng Goodwill
Lợi thế thương mại là mức chênh lệch giữa lợi nhuận doanh nghiệp thu được với một mức lợi nhuận thông thường trên cùng lượng tài sản đưa vào sử dụng. Phần lợi thế đó sẽ tạo ra lợi nhuận siêu ngạch do tài sản vô hình của doanh nghiệp mang lại.
* Phương pháp xác định
Theo phương pháp này, giá trị doanh nghiệp được xác định bao gồm giá trị của tài sản hữu hình sau khi kiểm kê đánh giá và giá trị của tài sản vô hình theo công thức:
V0 = ANC + GW Trong đó:
V0: Giá trị doanh nghiệp ANC: Giá trị tài sản thuần
GW: Giá trị tài sản vô hình (lợi thế thương mại)
Với ANC sẽ được tính tương tự như phương pháp giá trị tài sản thuần đã đề cập trên, còn giá trị GW được tính theo công thức sau:
GW = n Bt -
r ∙At
t=1 (l+i)n
Bt: Lợi nhuận của doanh nghiệp năm t
At: Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh
r: Tỷ suất lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh doanh rʌ: Lợi nhuận bình thường của tài sản năm t
i: lãi suất chiết khấu
n: Số năm chiết khấu thường là từ 3 đến 5 năm
Xuất phát từ các công thức tổng quát, các nhà kinh tế có những quan điểm rất khác nhau trong việc lựa chọn các tham số Bt, At và r. Bảng dưới đây sẽ thể hiện những quan điểm chủ yếu:
UEC (của Hiệp hội chuyên giá
kế toán Châu Âu)
Chi phí sử dụng vốn trung bình
Lợi nhuận sau thuế trước lãi
vay
Tổng giá trị tài sản (không phân biệt tài sản được tài trợ bằng
nguồn vốn nào)
Anglo - Saxions Chi phí sử dụng vốn
chủ sở hữu Lợi nhuận thuần
Giá trị tài sản thuần được đánh giá lại CPNE (vốn Chi phí sử dụng vốn Lợi nhuận sau Vốn thường xuyên thường xuyên trung bình tính riêng thuế trước lãi được tài trợ bằng các
cần thiết cho cho các nguồn tài trợ vay trung và dài nguồn ổn định (dài
Ưu điểm của phương pháp
Cho đến này phương pháp định lượng Goodwill là phương pháp định giá doanh nghiệp có cơ sở lý luận rất vững chắc, nó đã chứng minh được rằng giá trị của một doanh nghiệp không chỉ được tạo ra từ các tài sản hữu hình mà bên cạnh đó các tài sản vô hình cũng cấu thành nên giá trị ấy. Công thức tính Goodwill một mặt chứng minh được tiềm lực và giá trị về yếu tố tổ chức của doanh nghiệp là các khoản thu nhập trong tương lai, mặt khác nó cũng là cơ sở để người ta lượng hóa các yếu tố này.
Phương pháp Goodwill tạo ra lợi thế lớn cho các thẩm định viên thông qua bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại tài sản thuần của doanh nghiệp vì nếu giá trị tài sản thuần được đánh giá cao thì giá trị GW sẽ giảm đi một lượng và ngược lại.
Trong M&A, phương pháp này tính cả đến lợi ích của người mua và người bán doanh nghiệp. Người mua doanh nghiệp nhằm lợi ích kiếm được lợi nhuận cao hơn mức sinh lời bình thường của một tài sản chứ không nhằm mua lấy các tài sản hiện hành trong doanh nghiệp. Phương pháp này chỉ ra quan niệm mức sinh lời tối thiểu của một đồng vốn đưa vào đầu tư, đây là cơ sở quan trọng của mọi quyết định đầu tư.
Nếu những cơ sở thông tin dữ liệu đạt được độ tin cậy cần thiết để tính các tham số thì phương pháp này luôn mang lại sự tin tưởng vững chắc hơn so với các phương pháp khác.
Nhược điểm của phương pháp
Siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của doanh nghiệp, tuy nhiên trong cơ chế thị trường dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thì khó có doanh nghiệp nào duy trì lợi thế đó một cách lâu dài. Do vậy, việc ước lượng thời gian định lượng Goodwill là 3 - 5 năm hay 7 - 10 năm là rất khó khăn.
Phương pháp này phản ánh sự kết giữa hai phương pháp giá trị tài sản thuần và Phương pháp chiết khấu. Do vậy, nó đòi hỏi phải đánh giá được cả tài sản hiện
tại và thu nhập trong tương lai, do đó nó mang đầy đủ những điểm hạn chế của hai phương pháp này.
Theo Phương pháp định lượng Goodwill, giá trị GW có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của các tham số. Do vậy, khi áp dụng phương pháp này nếu thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng sẽ dẫn đến những kết luận sai lớn về giá trị vô hình của doanh nghiệp.