Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 92 - 102)

* Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

- Chi nhánh cần tìm giải pháp từ cấp trên hoặc nguồn tại chỗ để tăng đầu tư về công nghệ, đổi mới phương pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị đảm bảo cho Ban lãnh đạo có thể tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi. Thông tin được cập nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác, phù hợp, đầy đủ và tin cậy sẽ góp phần vào việc ra quyết định cho vay được chính xác, an toàn, hạn chế cũng như ngăn chặn các rủi ro phát sinh.

- Phát triển cơ sở vật chất của ngân hàng theo hướng hiện đại hoá hoạt động nhằm tăng sức cạnh tranh và phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý hoạt động tín dụng, tổ chức tốt việc thu thập xử lý thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Việc hiện đại hóa công nghệ phải đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí, tăng chất lượng công tác quản trị rủi ro, tăng cường marketing, quản lý được thông tin khách hàng.

* Củng cố và hoàn thiện thông tin tín dụng

Có thể nói thông tin tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý rủi ro tín dụng đồng thời góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng.

* Tăng cường công tác đánh giá và phân loại khách hàng

Công tác đánh giá và phân loại khách hàng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, vừa phải đảm bảo tính trung thực khách quan. Việc tiến hành đánh giá phân loại khách hàng phụ thuộc nhiều vào tính trung thực khách quan của người đánh giá. Kết quả đánh giá giúp Ngân hàng sàng lọc khách hàng, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng, tạo lòng tin nơi khách hàng,

* Tăng cường công tác ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các khoản nợ quá hạn

Đối với các khoản nợ quá hạn, trước hết chi nhánh cần tìm hiểu và

phân tích nguyên nhân cụ thể, sau đó tìm biện pháp tháo gỡ cụ thể phù hợp

với tình hình nợ quá hạn của từng khách hàng. Đối với từng trường hợp khách hàng nợ quá hạn theo tính chất tạm thời hay lâu dài, có TSĐB hay không, ... để đưa ra phương án xử lý cụ thể.

- Bên cạnh đó, chi nhánh có thể thực hiện các biện pháp khác như: Thực hiện bán nợ: đối với những khoản nợ không thu hồi được và có tài sản đảm bảo, nếu ngân hàng không tự xử lý được, ngân hàng sẽ chuyển giao toàn bộ khoản nợ cùng với tài sản cho các công ty mua bán nợ để công ty này thực hiện các hoạt động bán nợ và số tiền thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí sẽ chuyển về cho ngân hàng. Công ty mua bán nợ hoạt động như một công ty độc lập và không phụ thuộc vào ngân hàng.

Biện pháp khởi kiện ra tòa: Hiện nay, trong quan hệ kinh tế, việc khởi kiện ra tòa chưa thành thói quen đối với mọi người, trong nền kinh tế thị trường chúng ta cần quen dần với việc giải quyết các vụ việc kinh tế qua tòa án kinh tế. Việc khởi kiện ra tòa sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tận thu nợ ngoài bảng và nợ khoanh: Nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là những khoản nợ không sinh lời, thông thường được ngân hàng chuyển ra ngoại bảng hoặc không tính lãi. Khoản nợ trên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, do đó phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp, đây chính là lợi nhuận của ngân hàng. Nếu nợ ngoại bảng tăng thì ngân hàng có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều, vì vậy việc tận thu nợ ngoại bảng, nợ khoanh chính là góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng.

-Tổchứcthựchiệncóhiệuquảcôngtác xửlýthuhồinợcóvấnđề

Muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần phải giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản như sau:

+ Một là, phân loại chi tiết loại nợ xấu. + Hai là, có kế hoạch cụ thể xử lý nợ xấu.

+ Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ và phối kết hợp chặt chẽ trong xử lý nợ xấu.

* Thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, chính xác

- Kiểm soát chặt chẽ công tác chấm điểm. Công việc chấm điểm tí n dụng và xếp hạng khách hàng do các CBTD theo dõi khoản vay thực hiện, nên mang nặng tính chủ quan. Tại chi nhánh, không có một bộ phận riêng biệt, chuyên tiến hành công việc này nên Ban lãnh đạo chi nhánh cần phải có những biện pháp nhằm kiểm soát quá trình thực hiện của CBTD một cách chặt chẽ.

- Xây dựng và phát triển văn hóa ngân hàng: Việc xây dựng và phát triển văn hóa ngân hàng sẽ bắt đầu từ sự đề cao tinh thần tự giác và tinh thần trách nhiệm trong công việc, tính kỷ luật của đội ngũ cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh.

- Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng. Chi nhánh cần thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro tín dụng. Bộ phận này có thể được thành lập trên cơ sở từ phòng tín dụng. Nhân sự của bộ phận này có thể là các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng dự báo kinh tế và phân tích về tài chính, dự án, thị trường, am hiểu công tác quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng của ngân hàng

* Mở rộng quymô kháchhàng

Trong điều kiện cạnh tranh và chứa đựng nhiều rủi ro như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì bất cứ NHTM nào cũng phải mở rộng và thu hút

khách hàng có chất lượng tốt. Để tăng được cả về quy mô và chất lượng khách hàng thì Ngân hàng phải xây dựng một chiến lược phát triển khách hàng cụ thể dựa trên chính sách khách hàng hợp lý. Để mở rộng quy mô khách hàng thì chính sách khách hàng cần phát triển theo hướng:

- Đa dạng hóa các đối tượng khách hàng: cần tiếp cận, tìm kiếm

khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của khách hàng.

- chính sách chăm sóc đối với khách hàng vay vốn, đặc biệt

các khách hàng nợ lớn, uy tín. Hiện nay, tại Agribank chi nhánh

huyện Lâm Thao Phú Thọ đã thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng gửi tiền, tuy nhiên, chi nhánh lại chưa thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng vay vốn.Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, chăm sóc khách hàng được xem như một trong những phương tiện hữu hiệu đảm bảo cho Ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh. Một NHTM xây dựng và thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng nói chung và chính sách chăm sóc khách hàng vay vốn nói riêng sẽ là hình thức quảng cáo miễn phí nhưng đem lại hiệu quả cao. Và tùy theo từng đối tượng khách hàng mà Ngân hàng cần có chính sách chăm sóc phù hợp nhằm kích thích nhu cầu, thu hút, giữ vững nền khách hàng, mở rộng và chiếm lĩnh thị phần.

+ Đối với khách hàng tiềm năng: Khách hàng tiềm năng là những

khách hàng chưa có quan hệ với bất kỳ NHTM nào hoặc đang có quan hệ tại NHTM khác. Đối với nhóm khách hàng này, cần tích cực thu thập thông tín, tiếp cận, tư vấn, kích thích nhu cầu cũng như tìm cách giúp họ tháo gỡ các khó khăn hiện tại, các nhu cầu chính đáng mà các NHTM khác chưa làm được để lôi kéo khách hàng. Đối với các đối tượng này có thể tiếp cận bằng cách gọi điện thoại, gửi thư, gửi tờ rơi, tài liệu hướng dẫn sản phẩm

đến khách hàng. Đồng thời sử dụng các hình thức khuyến mãi phù hợp khi khách hàng có giao dịch lần đầu tại chi nhánh.

+ Đối với các khách hàng cũ: chi nhánh cần quan tâm chăm sóc các khách hàng hiện có nhằm tạo quan hệ tốt với các khách hàng để kích thích, gia tăng nhu cầu, giữ vững và phát triển các dịch vụ tín dụng mới đối với khách hàng bằng các hoạt động cụ thể như:

 Thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng, phát hiện và kích thích nhu cầu của khách hàng bằng cách thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, giới thiệu và tư vấn cho khách hàng các sản phẩm phù hợp.

 Hàng năm định kỳ, hoặc đột xuất tiến hành đo lường sự hài lòng của khách hàng về chất lượng các sản phẩm vay vốn. Trên cơ sở ý kiến của khách hàng, Chi nhánh thực hiện các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

 Đối với các khách hàng có dư nợ lớn, uy tín, có quan hệ tín dụng lâu dài, thường xuyên cần có những ưu đãi về phí, lãi suất trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho cả khách hàng và Ngân hàng. Ngoài ra, cần quan tâm, thăm hỏi, tặng quà đối với các khách hàng này vào các ngày lễ tết, ngày sinh nhật khách hàng… để tạo sự gắn kết giữa khách hàng với Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ nâng cao hiệu quả trong quản lý tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động so với các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên cùng địa bàn. Luận văn đã tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đối chiếu những quy định của hệ thống pháp luật về tổ chức hoạt động của hệ thống NHTM, thông qua việc thu thập các số liệu thống kê về tình hình hoạt động của chi nhánh, tác giả nhận thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng. Từ những đánh giá đó, tác giả đưa ra định hướng trả lời những câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho luận văn như sau: giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tín dụng tại Agribank - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ bao gồm : giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý tín dụng, hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tín dụng, Giải pháp về tổ chức thực hiện các kế hoạch tín dụng, hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát, phát triển đội ngũ nhân lực và nhóm giải pháp khác.

Với những kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp thiết thực và hiệu quả vào quá trình quản lý tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ trong thời gian tới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ, 2010. Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày12/04/2010 về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội

2. Hồ Diệu, 2002. Quản trị ngân hàng, TP.Hồ Chí Minh: NXB.Thống kê. 3.Nguyễn Đăng Đờn, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia.

4.Nguyến Tiến Đức, 2017. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại

cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình. Luận

văn thạc sỹ. Học viện Hành chính Quốc Gia

5. Nguyễn Thị Việt Hà, 2010. Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng

Sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Bách

Khoa Hà Nội.

6.Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại, Hà Nội: NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

7.Lê Thị Ngọc Hà, 2014. Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng.

8. Nguyễn Thị Thanh Hải, 2008. Giải pháp nâng caochất lượng hoạt

động tín dụng tạingân hàng thương mại cổphần kỹthương Việt nam trong

bốicảnh hộinhập. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học ngoại thương Hà Nội. 9.Lê Tuyết Hoa và PGS-TS Nguyễn Thị Nhung, 2007. Tiền tệ ngân hàng, TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê, .

10. Nguyễn Văn Hùng, 2014. Quản hoạt động tín dụng tạiNgân

hàng chính sách NghệAn chocáchuyện thuộcchương trình 30Atỉnh Nghệ

An. Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Võ Việt Hùng, 2011. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ .

12. Trần Thị Xuân Hương, 2009. Cácgiảiphápnângcaohiệu quả tín

dụng của ngân hàng thương mạiViệtNam trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế. Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

13. Ngô Thị Ngọc Huyền, 2007. Rủi ro kinh doanh, Hà Nội: NXB Thống kê.

14. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tín dụng thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

15. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

16. Nguyễn Thị Phương Linh, 2010. Tăng cường kiểm soát tín dụng

tại ngân hàng Nông nghiệp và Phá ttriển Nông thôn Đà Nẵng. Luận văn

thạc sỹ. Trường Đại học Đà Nẵng.

17. Lê Văn Lương, 2015. Quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường

Đại Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

18.Vũ Ngọc Mai, 2012. Một sốgiải pháp nâng caohiệu quả tín dụng

tạingânhàngthươngmạicổphầnvàpháttriển thànhphốHồChíMinh– chi

nhánhHàNộitrong tình trạng lạm pháthiện nay. Luận văn thạc sỹ tài chính

ngân hàng . Học viện tài chính.

19.Nguyễn Thị Mùi, 2011. Những cơ hội và rủi ro đối với hệ thống ngân

hàng Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 12.

20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định1627/2001/QĐ-

NHNNcủathống đốcngân Hàng Nhà NướcViệt Nam về việcban hành quy

chếchovaycủa tổchứctín dụng. Hà Nội, tháng 3 năm 2011.

21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 127/2005/QĐ-

NHNN về việcsửa đổi mộtsốđiều của quychếchovaycủa tổchức tín dụng

thống đốcngân Hàng Nhà NướcViệt Nam. Hà Nôi, tháng 7 năm2005.

22. Ngân hàng Nhà nước, thông tư số 14/TT-NHNN ngày 14/06/2010, hướng dẫn chi tiết về thực hiện nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

23.Ngân hàng Nhà nước, thông tư số 14/TT-NHNN ngày 14/06/2010, hướng dẫn chi tiết về thực hiện nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày

12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,

Hà Nội.

24.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014.

Quyết định số 66/QĐ- ĐTV- KHKD ngày 22/01/2014 về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam, Hà Nội.

25. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam , 2014. Quyết định số 66/QĐ-ĐTV-KHKD ngày 22/01/2014 về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam, Hà Nội.

26.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)