Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 78 - 81)

* Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên: Năng lực của một số nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng. Có thể thấy trong tổng số 45 cán bộ ngân hàng thì có 06 người có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 13,3% , đây là số cán bộ lâu năm, lớn tuổi có tâm lý chờ nghỉ chế độ nên không chịu đi học tập nâng cao trình độ, mặc dù là người có kinh nghiệm lâu năm về nghiệp vụ nhưng lại chưa đáp ứng được các yêu cầu kiêm nhiệm, luân chuyển cán bộ và hạn chế về năng lực khai thác công nghệ thông tin phục vụ công việc.

* Chiến lược kinh doanh và chính sách của ngân hàng:

- Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của chi nhánh còn phụ thuộc vào Agribank cấp trên, công tác lập kế hoạch để triển khai nhiệm vụ của ngân hàng cấp trên và thực hiện các mục tiêu cụ thể của chi nhánh vẫn còn hạn chế như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa chặt chẽ; cán bộ lập kế hoạch còn thiếu kinh nghiệm trong việc bám sát lĩnh vực đầu tư của thị trường; công tác dự báo chưa tốt.

- Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng: Mặc dù việc tổ chức thực hiện kế hoạch luôn được yêu cầu tuân thủ kế hoạch, quy trình, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng làm việc theo lối mòn, xa rời các bước thực hiện kế hoạch do đó một số mặt hoạt động trong công tác quản lý tín dụng còn bộc lộ điểm yếu.

* Quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng: mặc dù Chi nhánh áp dụng quy trình cho vay theo quy đinh của Agribank Việt Nam, tuy nhiên trong thực tế thực hiện, một số ít cán bộ tín dụng còn có tình trạng dựa theo kinh nghiệm chủ quan của bản thân mà không tuân thủ các yêu cầu kiểm tra, kiểm soát và thẩm định tín dụng dẫn đến việc để tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo còn ở mức cao (tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo qua các năm 2016/2017/2018 lần lượt là 47,26%/47,33%/36,1%) và trên những khách hàng lớn sẽ là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

* Nhóm nhân tố kinh tế: hoạt động tín dụng của chi nhánh chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung từ nền kinh tế như: thất nghiệp gia tăng, sản xuất kinh doanh đình trệ… làm cho khả năng trả nợ của các khách hàng trong nền kinh tế bị sụt giảm, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh làm giảm nhu cầu về vốn vay, dẫn đến khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng.

* Nhóm nhân tố xã hội: những khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội như dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán… ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm.

* Nhóm nhân tố pháp lý: Chưa có môi trường pháp luật đồng bộ, các cơ quan pháp luật chưa cương quyết cùng với ngân hàng trong việc phát mại tài sản khi khách hàng làm ăn thua lỗ do chủ quan gây ra không trả được nợ, các hồ sơ khi chuyển sang toà thụ lý và giải quyết phải mất thời gian dài và tốn kém chi phí.

* Thị trường và đối thủ cạnh tranh: Ngân hàng cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Huyện.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN LÂM THAO PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)