Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 31 - 37)

thương mại

Từ những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý tín dụng trên cho thấy hoạt động tín dụng và quản lý hoạt động tín dụng ở ngân hàng thương mại luôn chịu tác động của nhiều nhân tố, như: nguồn nhân lực, kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách và nhân tố tự nhiên…Có thể khái quát lại gồm những nhân tố sau:

1.2.4.1. Nhân tố bên trong

* Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên

+ Về ban lãnh đạo:

Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó được thể hiện qua các yếu tố sau:

- Trình độ chuyên môn: Với trình độ chuyên môn cao người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo luôn tạo được uy tín, có thể đưa ra các quyết sách một cách độc lập mà vẫn mang lại hiệu quả, với trình độ chuyên môn cao các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng có thể phân tích và đưa ra những quyết định đúng đắn trong công tác điều hành.

- Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.

- Nghệ thuật quản lý: là khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm những kĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết toán công việc.

+ Về đội ngũ nhân viên người lao động: là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngân hàng, trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ nhân viên góp phần làm cho công việc được thực hiện theo đúng quy định, giảm sai sót. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng vừa là hình ảnh của Ngân hàng, tạo nên chữ tín và lòng tin nơi khách hàng, đồng thời nhân viên tốt cũng góp phần tiếp nhận những thông tin từ phía khách hàng phản hồi lên ban lãnh đạo, giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt tình hình, cải tiến hoạt động kinh doanh.

* Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị chủ yếu

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ góp phần rất quan trọng trong hoạt động của một NHTM. Công nghệ trang thiết bị giúp cho ngân hàng đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, giúp khai thác tốt thông tin thị trường và thông tin khách hàng. Bên cạnh đó, còn quyết định đến vấn đề bảo mật thông tin, phòng tránh rủi ro …đây cũng là yếu tố quan trọng tạo lòng tin với đối tác và

khách hàng của ngân hàng, qua đó đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

* Chiến lượckinh doanh chính sách của Ngân hàng

Ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh, cơ chế chính sách ban hành đầy đủ rõ ràng và phải linh hoạt, nhanh nhạy. Chiến lược kinh doanh cần phải xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển của ngân hàng trên cơ sở môi trường kinh doanh và các nguồn lực ngân hàng hiện có.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng được cụ thể hoá tại các chương trình và kế hoạch hành động, được gắn liền với các chính sách đi kèm, do đó chính sách được chi tiết hoá, hợp lý, linh hoạt, có sự phối hợp đồng bộ giữa các mảng hoạt động, các nguồn lực của ngân hàng, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cần nhắm đến, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của mình.

*Quytrìnhthủtụcchovaycủangânhàng

Một NHTM muốn phát triển được khách hàng tốt nhất cần phải hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay, quy trình cho vay đó phải được đơn giản, đầy đủ và chính xác, đảm bảo tính tăng trưởng tín dụng bền vững tránh rủi ro cao trong hoạt động cho vay.

Quy trình ban hành cho vay phải được phổ biến cho toàn thể người lao động trong đơn vị mình nắm bắt để tư vấn thực hiện. Ngoài ra các NHTM cũng cần niêm yết công khai các giấy tờ hồ sơ cần thiết cho khách hàng để khách hàng có sự chuẩn bị tốt nhất khi đến giao dịch, tránh những phiền hà không cần thiết do vấn đề thiếu thông tin.

*Nănglựctàichínhcủangânhàng

Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động.

Ngân hàng thương mại nằm trong hệ thống Ngân hàng chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của Ngân hàng trung ương và tuân thủ các qui định của luật Ngân hàng. Một Ngân hàng chỉ được huy động một số vốn gấp 20 lần số vốn tự có. Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huy động vốn càng cao và Ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên nếu lượng vốn lớn, Ngân hàng cho vay ít so với lượng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời trong khi lãi suất phải trả vẫn không đổi điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của Ngân hàng là quan trọng khi muốn tăng cường hoạt động cho vay.

* Hệ thống mạng lưới giao dịch: cũng tác động mạnh đến việc phát

triển tín dụng đối với các doanh nghiệp, hệ thống của NH nào mà rộng khắp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn do dễ tiếp cận được khách hàng có nhu cầu vay vốn, hệ thống mạng lưới rộng cũng là điều kiện thuận lợi để triển khai các sản phẩm dịch vụ đi kèm, như vậy với việc mạng lưới rộng khắp sẽ là điều kiện thuận lợi cho NH phát triển tín dụng.

1.2.4.2. Nhân tố bên ngoài

* Nhómcácnhântốkinhtế

- Một nền kinh tế ổn định thì sẽ tạo điều kiện lưu thông hàng hoá và các vòng quay tiền tệ cũng trôi chảy và làm cho hoạt động tín dụng thuận lợi. Nền kinh tế ổn định là một nền kinh tế tạo được mọi điều kiện cho các doanh

nghiệp tiến hành kinh doanh mà không bị ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, khủng hoảng, làm cho quá trình thực hiện tín dụng của các ngân hàng thương mại và quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo sinh lợi và đảm bảo thực hiện thành công hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp này tín dụng cả nền kinh tế sẽ không ngừng tăng trưởng. Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển tín dụng. Trong thời kỳ nền kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn trên tất cả các mặt. Nhu cầu vốn tín dụng sẽ giảm trong thời kỳ này. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển tín dụng ngắn hạn. Khi đó đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp về thời hạn và lãi suất nhằm kích cầu doanh nghiệp.

* Nhóm cácnhân tốxã hội

Hoạt động tín dụng của ngân hàng diễn ra giữa người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng; hay là giữa cá nhân, doanh nghiệp và ngân hàng. Sự tín nhiệm là chiếc cầu nối mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: sự tín nhiệm của ngân hàng càng cao thì thu hút khách hàng càng lớn. Sự tín nhiệm mà ngân hàng có được từ phía khách hàng ngoài việc xuất phát từ chất lượng hoạt động của ngân hàng, thì còn chịu sự chi phối rất nhiều từ văn hoá, tập quán kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng của khách hàng.

* Nhóm cácnhân tốpháp

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ

ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay .

Sự thay đổi những chủ trương chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở. Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ, làm giảm chất lượng tín dụng.

Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại, điều này ảnh hưởng đến phát triển tín dụng.

* Thị trường đốithủ cạnh tranh

Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, muốn ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng. Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh, so sánh các sản phẩm mà mình cần triển khai có đặc điểm riêng so với các đối thủ khác hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)