Kinh nghiệm quản lý tín dụng của một số ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 37 - 40)

* Kinh nghiệm quản lý tín dụng của BIDV – chi nhánh Phú Thọ

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ là một trong những ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, với mạng lưới chi nhánh rộng khắp các huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong công tác quản lý tín dụng, BIDV – chi nhánh Phú Thọ đã rất chú trọng đến việc hoạch định chiến lược phát triển từng giai đoạn, trong đó công tác tự đánh giá và công tác dự báo luôn được chú trọng làm cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý tín dụng có hiệu quả. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn được chú trọng thể hiện thông qua việc ban hành rất nhiều quyết định quản lý phù hợp với từng giai đoạn, qua đó BIDV – chi nhánh Phú Thọ luôn khẳng định vị thế của mình trên địa bàn. Để đạt được điều đó, chi nhánh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Xây dựng được bộ máy quản lý độc lập, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân và đơn vị trong chi nhánh.

Chú trọng công tác tuyển dụng, công tác bố trí cán bộ có sự lựa chọn kỹ càng nhân sự có kinh nghiệm, có đạo đức vào đảm nhận các vị trí chủ chốt, đặc biệt chú trọng lựa chọn cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn làm công tác thẩm định và cho vay vốn.

Công tác lập kế hoạch, công tác quản lý tín dụng luôn có sự phối hợp giữa các bộ phận trong chi nhánh.

Công tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện thường xuyên nhằm dự báo và hạn chế những sai phạm, hạn chế rủi ro nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị đóng trên địa bàn nhằm tạo được sự ủng hộ của các cấp chính quyền trong thực

hiện cho vay các dự án phát triển ngành nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng…

* Kinh nghiệm quản lý tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) – Chi nhánh Thanh Hoá.

HDBank là hệ thống đầu tiên công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng. Thông qua việc áp dụng hệ thống này đã giúp HDBank – chi nhánh Thanh Hoá quản lý chất lượng tín dụng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó HDBank đã xây dựng khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát là sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng (Phòng Quản lý rủi ro, phòng Thẩm định giá, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng Pháp chế, phòng xử lý nợ) tạo thành quy trình thẩm định khép kín. Điều này đã góp phần giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động quản lý tín dụng nói riêng.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ

Agribank đạt được thành công như ngày hôm nay là do sự đổi mới và thích nghi với môi trường mới, xây dựng chính sách quản lý tín dụng hướng tới phục vụ nhu cầu của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ cần có những chính sách phù hợp trên cơ sở những bài học kinh nghiệm quản lý tín dụng từ BIDV chi nhánh tỉnh Phú Thọ và từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) – Chi nhánh Thanh Hoá. Cụ thể:

Cần chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, cần h oàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện.

Hoạt động quản lý tín dụng đòi hỏi chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá ngân hàng.

Cần xây dựng được nguồn dữ liệu thông tin khách hàng, vấn đề an toàn bảo mật thông tin cần được coi trọng trong công tác quản lý tín dụng.

Cần xây dựng một bộ máy quản lý tín dụng chặt chẽ nhằm phát huy quyền lực quản lý, vừa nhằm mục đích giám sát lẫn nhau.

Hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát cần sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng.

Đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho các NHTM Việt Nam nói chung đối với Agribank chi nhánh huyện Lâm Thao Phú Thọ nói riêng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoạt động của hệ thống ngân hàng và phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)