Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 77 - 78)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động quản lý tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Lâm Thao Phú Thọ cũng còn tồn tại một số hạn chế và tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tín dụng, cụ thể như sau:

- Công tác lập kế hoạch đánh giá cơ bản là phù hợp với quy mô hoạt động của chi nhánh, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế dẫn đến có 9,2% (bình quân năm) các chỉ tiêu kế hoạch không hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nghiên cứu.

- Công tác quản lý tín dụng mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên cần chú ý một số lĩnh vực:

+ Bộ máy quản lý tín dụng vẫn còn có hạn chế trong bố trí cán bộ quản lý khách hàng và thu thập thông tin tín dụng. Việc bố trí cán bộ kiểm tra kiểm soát tín dụng ít và làm việc kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng.

+ Quản lý công tác thu hồi và kiểm soát nợ xấu: công tác thu nợ hoạt động tốt, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm so với giai đoạn trước và duy trì ở mức an toàn tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh kém nên tỷ lệ nợ xấu đang dần có xu hướng tăng lên, tập trung chủ yếu ở cho vay dài hạn, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần.

+ Có sự mất cân đối về cơ cấu khách hàng. Đối tượng khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Điều này gây phức tạp trong công tác quản lý khách hàng do số lượng hồ sơ cần quản lý sẽ lớn, quy mô các khoản tín dụng lại nhỏ.

+ Chất lượng công tác thẩm định vẫn còn hạn chế do hoạt động thu thập thông tin còn hạn chế, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên tín dụng tại chi nhánh còn thiếu thốn, nhiều cán bộ mới vào nghề nên kinh nghiệm trong công tác tín dụng chưa nhiều do vậy trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng cũng còn nhiều thiếu sót, hạn chế.

- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý tín dụng:

+ Việc kiểm tra của lãnh đạo đối với nhân viên cấp dưới cũng chưa thường xuyên trong việc tuân thủ

+ Việc kiểm tra, phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng sau khi cho vay vốn chưa được tiến hành thường xuyên. Chi nhánh mới chỉ kiểm tra được một số lượng nhỏ các khách hàng. Số lần cán bộ tín dụng đến kiểm tra thực tế tại cơ sở còn chưa nhiều, có những dự án thời gian dài, tài sản thế chấp bị giảm giá nhưng chi nhánh vẫn không tổ chức đánh giá lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lâm thao phú thọ​ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)