sách tín dụng của ngân hàng.
* Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch tín dụng
Công tác xây dựng chiến lược, kế họach quản lý tín dụng ngắn hạn cũng như dài hạn hiện vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện kế hoạch.
- Công tác lập kế hoạch hiện nay có sự hạn chế về việc bám sát lĩnh vực kinh doanh đầu tư của thị trường, Khách hàng doanh nghiệp có số lượng ít chủ yếu của NH hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và chế biến, tuy nhiên trên địa bàn huyện thì những lĩnh vực kinh doanh đầu tư này được coi là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này còn yếu, vì vậy kế hoạch tín dụng cần có hướng phát triển, tiếp cận, thu hút những doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác để đảm bảo cân bằng và chia nhỏ nguy cơ gặp rủi ro.
- Trong nội dung phân công thực hiện kế hoạch về cơ bản đã có sự chi tiết hoá chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí cán bộ trong bộ máy, tuy nhiên đôi chỗ còn chưa phù hợp với khả năng, năng lực của các vị trí, do đó dẫn đến áp lực lớn cho các vị trí này, và cũng khiến hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch giảm đi. Do đó, cán bộ lập kế hoạch cần chú trọng tới các thông tin phản hồi từ cán bộ làm tại các bộ phận, vị trí trong kỳ thực hiện kế hoạch trước, để đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch cần đạt được có sự phù hợp hơn với các vị trí. Trong trường hợp, mức kế hoạch đã hợp lý, nhưng các vị trí không đáp ứng được yêu cầu, thì báo cáo lên cấp trên để có quyết định quản lý phù hợp.
- Về trình độ, năng lực của cán bộ lập kế hoạch, giải pháp chung về nhân sự của Agibank sẽ đề cập đến, tuy nhiên, cần chú trọng bồi dưỡng, khuyến khích phát triển đối với các cán bộ lập kế hoạch cũng như có chế độ thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh để vừa tạo động lực, vừa tạo áp lực cho cán bộ làm việc một cách chính xác, tập trung hơn. Kèm theo với quy định về khen thưởng, kỷ luật là các quy định về đánh giá về hiệu quả của công tác lập kế hoạch.
* Tổ chức thực hiện các kế hoạch tín dụng
Với những hạn chế từ việc lập kế hoạch, công tác thực hiện kế hoạch cũng bị kéo theo tồn tại, hạn chế, và bản thân quy trình, bố trí lập kế hoạch cũng cho thấy sự thiếu hoàn thiện, sự kết hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ phận.
- Vấn đề đảm bảo sự tuân thủ kế hoạch, nhận thức đúng vai trò của kế hoạch cần được chú trọng, đôi khi còn có hiện tượng làm việc theo thói quen, lối mòn chứ không bám theo chi tiết của kế hoạch. Để khắc phục điều này Ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp như tăng cường việc phân bổ công việc và giao chỉ tiêu công việc theo từng tuần cho các nhân viên, báo cáo kết quả thực hiện công việc hàng tuần, và nếu trong trường hợp nhân viên không thực hiện được kế hoạch của tuần trước thì cần đưa ra cam kết và mốc thực hiện và tuần ngay sau đó. Bên cạnh đó vai trò của công tác kiểm tra giám sát nội bộ cũng là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này.
- Cần có cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong việc phân công, phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ. Việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận sẽ giúp công tác chỉ đạo điều hành, giám sát các hợp đồng tín dụng, giám sát khách hàng, sự đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng, cũng như có những dự phòng rủi ro.
- Việc bố trí cán bộ trong bộ máy hoạt động cũng cần phải có sự hợp lý về số lượng và cơ cấu trình độ chuyên môn. Để có thể có được sự hợp lý này, đòi hỏi lãnh đạo Chi nhánh phải có những hoạt động đánh giá kết quả làm việc của nhân viên các bộ phận một cách khách quan, chi tiết, để có căn cứ phân công công việc, sắp xếp nhân sự một cách hiệu quả. Đánh giá cần có tiêu chí rõ ràng, cần xây dựng bảng đánh giá nhân viên hoàn thiện, với nhiều tiêu chí lồng ghép để thu được những đánh giá chi tiết về nhân viên.
- Để khách hàng có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, cán bộ tín dụng cần phải tăng cường hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục vay vốn, tránh tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó thường xuyên nắm bắt thông tin khách hàng để giải quyết những phát sinh bất lợi hoặc có thể hỗ trợ khách hàng khi cần
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi, các chương trình cho vay và huy động vốn của Ngân hàng, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của các hộ vay vốn để sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay.
* Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát
Hoạt động kiểm tra, giám sát luôn thể hiện vai trò quan trọng trong quản lý, do đó ngân hàng cần:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra nhất là hoạt động tự kiểm tra của ngân hàng. Các phòng nghiệp vụ cần nghiên cứu kỹ những nội dung tồn tại, sai sót đã nêu trong các biên bản, báo cáo kiểm tra, giám sát để xây dựng kế hoạch chấn chỉnh củng cố hoạt động của đơn vị đồng thời chủ động rà soát toàn bộ các nghiệp vụ đảm bảo thực hiện đúng quy định; thường xuyên quan tâm thực hiện giám sát từ xa, xây dựng phương án, kế hoạch, tập huấn để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đơn vị.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề, căn cứ nội dung, chương trình kiểm tra của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - cấp tỉnh đề ra hàng năm để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với địa phương mình; về nội dung kiểm tra
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân và các tổ chức, đoàn thể mà các cá nhân đại diện trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng. Cơ chế phối hợp phải dựa trên tinh thần hợp tác, công khai, minh bạch mọi thông tin liên quan đến đánh giá thực hiện hoạt động tín dụng, cũng như thông tin về kết quả đánh giá.
- Công tác kiểm tra, giám sát cũng phải thể hiện sự chủ động, chứ không phụ thuộc vào đề xuất của các cấp dưới. Cơ chế kiểm tra có thể thực hiện định kỳ hoặc bất thường, thể hiện tính linh hoạt, và nghiêm khắc trong hoạt động kiểm tra.
- Vì cán bộ kiểm tra kiểm soát của chi nhánh hoạt động mang tính kiêm nhiệm nên cần tạo ra quy định, chế tài giúp cán bộ kiểm tra kiểm soát được thuận lợi trong tác nghiệp.