• Tình hình tông tài sản 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000
^MTổng tài sản (triệu VNĐ) Nợ phải trả (triệu VNĐ) • Hệ số Đòn bảy tài chính
Hình 2.2: Tình hình tổng tài sản và Nợ phải trả giai đoạn 2017-2020
(Nguồn: Báo cáo thường niên VDSC)
Nhìn chung, giá trị tài sản của công ty tăng đều đặn trong giai đoạn 2017-2020, trong đó, Rồng Việt cũng chủ động tích cực vay nợ phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mặc khác, hệ số Nợ/VCSH của công ty ghi nhận một dấu hiệu bứt
phá đáng lưu ý kể từ năm 2019.
Tông tài sản của Rồng Việt được ghi nhận ở mức 1,800 tỷ đồng vào năm 2017 trước khi được mở rộng quy mô lên mức trên 1,900 tỷ VNĐ sau 1 năm. Đồng thời, giá trị nợ phải trả của công ty cũng chứng kiến mức tăng nhẹ từ 800 tỷ lên 821 tỷ VNĐ trong giai đoạn 2017-2018. Không dừng lại ở đó, quy mô của công ty tiếp tục tăng mạnh mẽ và đạt giá trị lần lượt 2,300 tỷ và 2,500 tỷ VNĐ vào 2 năm sau, trong đó, số tiền mà công ty vay nợ để tài trợ cho tông tài sản cũng tăng trưởng nhẹ lên trên
1,200 tỷ và 1,400 tỷ VNĐ.
Hệ số đòn bảy tài chính trung bình của Rồng Việt trong giai đoạn 2017-2018 đạt khoảng 75%. Một năm sau đó, Rồng Việt đã tăng cường sử dụng vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh với tỷ lệ vay nợ gấp gần 1.2 lần VCSH nhờ tăng cường
phát hành và huy động trái phiếu công ty. Con số này tiếp tục được duy trì ở mức
120% cho tới hết năm 2020. Có thể nói rằng, Rồng Việt đã tích cực tăng các khoản vay nợ của mình chủ yếu từ kênh chứng khoán vay nhưng vẫn theo kịp xu hướng trung bình ngành (tỷ lệ bình quân của top 30 CTCK tại Việt Nam là 114%).
Đây có thể là bước tiến quan trọng và hợp lý của doanh nghiệp để tăng quy mô,
đặc biệt, trong thời điểm này khi TTCK đang có sự phát triển mạnh mẽ nhờ sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới (F0). Tuy nhiên, điều này cũng phần nào có những rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp nếu hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
• Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu thuần (triệu VNĐ) Lợi nhuận ròng (triệu VNĐ) • Biên LNR
Hình 2.3: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2020
(Nguồn: Báo cáo thường niên VDSC)
Ở một cái nhìn tổng thể, doanh thu thuần của công ty dao động trong khoảng từ
330-450 tỷ VNĐ trong giai đoạn nghiên cứu, trong khi đó, lợi nhuận ròng thu được của công ty giảm dần trong giai đoạn 2017-2019 trước khi tăng mạnh mẽ vào năm 2020.
Năm 2017 được xem là bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty
khi vốn điều lệ của công ty tăng từ 700 tỷ VNĐ lên 910 tỷ VNĐ. Ngoài ra, đây cũng là năm chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của chỉ số VN-Index thu hút số lượng lớn các
nhà đầu tư. Nhờ những yếu tố quan trọng này, Rồng Việt thu được trên 350 tỷ VNĐ doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và con số này tiếp tục tăng lên 420 tỷ VNĐ vào năm 2018, tương đương mức tăng 18.41% so với năm trước đó. Mặc dù doanh
thu của công ty tăng so với năm 2017, lợi nhuận ròng mà công ty thu về lại giảm tới gần 40% trong cùng giai đoạn đó và chỉ đạt 47.7% kế hoạch năm. Điều này khiến cho
công ty chỉ được hưởng 16 đồng cho mỗi 100 đồng doanh thu mà hoạt động kinh doanh của công ty mang lại (biên lợi nhuận ròng ghi nhận được của công ty giảm còn
một nửa, xuống 16.38%).
Sau đó một năm, doanh thu của công ty lại giảm đáng kể tới hơn 20% và chỉ đạt
dưới 350 tỷ VNĐ, thấp hơn mức doanh thu đạt được trong năm 2017. Cùng chiều giảm của doanh thu, lợi nhuận ròng của công ty tiếp tục giảm mạnh (-50%) so với năm trước dẫn đến biên lợi nhuận ròng năm 2019 chỉ còn hơn 10%.
Đáng chú ý nhất là vào đầu năm 2020, khi thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh mẽ do ảnh hưởng dịch COVID-19 và hồi phục trở lại chỉ sau một thời gian ngắn trong năm, doanh thu thuần của Rồng Việt đã quay đầu và tăng mạnh đạt trên 454 tỷ (chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty, chiếm gần 30%),
tương đương tăng tới 37% so với năm 2019 và tăng gần 50% so với kế hoạch đề ra. Với mức doanh thu cao nhất mà công ty đạt được trong gần 20 năm hoạt động trên TTCK, Rồng Việt đứng vị trí thứ 21 toàn ngành và thấp hơn mức bình quân top 30 CTCK (44.2%). Nhờ có doanh thu vượt bậc, lợi nhuận của công ty cũng được cải thiện đáng kể khi đạt tới 150 tỷ VNĐ. Nhờ đó, biên lợi nhuận ròng của công ty đã đạt
trên 33%, tương đương công ty đã thu về được 33 đồng lợi nhuận cho mỗi 100 đồng doanh thu thuần đạt được trong năm,cho thấy một con số vô cùng tích cực.
Có thể nói rằng, kết quả kinh doanh nói chung của các CTCK chịu sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của tình hình biến động toàn thị trường và Rồng Việt đã nắm bắt vô cùng tốt cơ hội trong năm 2020 khi dịch COVID-19 gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn thế giới. TTCK được hứa hẹn sẽ còn rất nhiều tiềm năng phát triển hấp dẫn thêm các nhà đầu tư trong năm 2021 và đây sẽ tiếp tục là cơ hội không thể tốt hơn để Rồng Việt đẩy mạnh phát triển tập khách
hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động trên cả nước cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ với mục tiêu thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư tiềm năng cũng như khẳng định
vị thế công ty trên TTCK.
• Chỉ số ROE & ROA
Nhìn chung, chỉ số ROE và ROA của Rồng Việt đã giảm dần tương đối mạnh mẽ kể từ năm 2017 trước khi đạt mức thấp nhất vào năm 2019, ngay một năm sau đó,
hai chỉ số này đã tăng trở lại mạnh mẽ và đạt kết quả vô cùng tích cực.
16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 13.58% _ROE —ROA
Hình 2.4: Chỉ số tài chính ROE và ROA giai đoạn 2017-2020
(Nguồn: Báo cáo thường niên VDSC)
Chỉ số ROE của công ty đã ghi nhận con số tích cực trong năm 2017 khi đạt tới hơn 12%. Tuy nhiên, công ty đã không thể duy trì mức sinh lời từ vốn chủ sở hữu trong các năm sau và khiến cho chỉ số ROE giảm tới 50% và đạt lần lượt 6.38% và 3.21%. Sự thay đổi này phần nào có thể được giải thích khi lợi nhuận ròng của Rồng Việt trong năm 2018 và 2019 giảm mạnh, mặc dù doanh thu lớn và vốn chủ sở hữu không thay đổi quá nhiều. Hầu hết kết quả kinh doanh của các công ty đều hồi phục mạnh mẽ và tích cực trong năm 2020 sau khi dịch bệnh bùng nổ và nhanh chóng được
kiểm soát và đối với Rồng Việt, việc tối ưu hóa lợi nhuận trong năm 2020 (tăng gấp 3 lần so với năm 2019) đã giúp cho ROE của công ty quay đầu và tăng gấp 14 bậc so với năm 2019, đạt 13.58% (nhỉnh hơn trung bình ngành khoảng 2% và đứng vị trí thứ
11 toàn ngành).
Mặt khác, ROA của Rồng Việt cũng giảm mạnh mẽ trong giai đoạn 2017-2019, khi tổng tài sản của công ty liên tục tăng do Nợ phải trả nhưng Lợi nhuận công ty mang về lại giảm rõ rệt, tương đương việc công ty gia tăng tiềm lực tài chính nhưng
không mang lại lợi nhuận phù hợp với con số đã bỏ ra. Cụ thể, khả năng sinh lời của công ty trên tổng tài sản đã giảm hơn một nửa từ 6.48% trong năm 2017 xuống lần lượt 3.64% và 1.64%. Tương tự như chỉ số ROE, sự phát triển mạnh mẽ của Lợi nhuận ròng trong năm 2020 đã giúp cho ROA mà Rồng Việt ghi nhận tăng trở lại và đạt gần 6.2%. Trong đó, sự gia tăng về tổng tài sản của Rồng Việt trong năm 2020 chỉ là 11%, nhưng đã giúp cho lợi nhuận mà tổng tài sản mang lại cho công ty tăng lên gấp 5 lần so với 2019.