CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TUYỂNDỤNG NHÂN Sự
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyểndụng nhân sự
1.4.1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
Trong thực tế khi tiến hành mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và đối với công việc tuyển dụng nói riêng thì nhà quản trị đều phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều có một sứ mạng, một mục tiêu riêng và tất cả các hoạt động đều được tiến hành để theo đuổi mục tiêu đó. Để theo đuổi mục đích và chiến lược đó các bộ phận lại căn cứ vào đó để bố trí công việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp. Do vậy công tác tuyển dụng nhân lực cũng phụ thuộc vào từng bộ phận đó, từng loại mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng.
- Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp
Doanh nghiệp càng có uy tín thì càng dễ thu hút lao động. Người lao động khi đi xin việc thì họ luôn mong đợi xin vào làm việc tại các doanh nghiệp có uy tín, có truyền thống lâu năm. Nếu doanh nghiệp đã có vị trí nhất định trong xã hội, hình ảnh của họ được nhiều người biết đến, cơ hội tiếp cận ứng viên càng lớn, càng nhiều ứng viên tham gia dự tuyển, đặc biệt là những ứng viên tài năng từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho hoạt động tuyển dụng. Ngược lại, trong trường hợp hình ảnh của doanh nghiệp được ít người biết đến, nhà tuyển dụng khó tiếp cận được tới ứng viên, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động quảng cáo để thu hút ứng viên.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động tuyển dụng vì khi tổ chức một chương trình tuyển dụng rất tốn kém về kinh phí. Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh, chi phí dành cho hoạt động tuyển dụng lớn, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhiều biện pháp tuyển dụng tiên tiến, áp dụng được nhiều phương pháp tuyển dụng hiện đại, cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng, và đây là thuận lợi lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh về hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Còn trong trường hợp doanh nghiệp bị yếu thế về khả năng tài chính, không có nhiều lựa chọn cho nhà tuyển dụng ngoài việc tận dụng các phương pháp tuyển dụng truyền thống, giá rẻ, thiếu sức thu hút và không có tính cạnh tranh cao, rất dễ mất đi ứng viên, đặc biết là những người tài năng.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
Người lao động luôn mong muốn được làm việc trong một môi trường có sự gắn kết chặt chẽ các thành viên, có đầy đủ mọi điều kiện để thực hiện công việc được khuyến khích sáng tạo và được các thành viên trong môi trường đó quý mến giúp đỡ... Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp cũng là một yếu tố để nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên, tài thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần tới sự hòa hợp của họ với ứng viên để có thể công hiến trong dài hạn.
- Bản thân nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng là người đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng, hiển nhiên họ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động này. Nhà tuyển dụng có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt, kiến thức rộng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hành xử đúng chừng mực đạo đức sẽ đề lại một ấn tượng tốt cho ứng viên. Và chính ấn tượng đó làm tăng sự tín nhiệm của ứng viên đối với bản thân nhà tuyển dụng và của doanh nghiệp, xây dựng nên thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh. Ngược lại trong trường hợp không làm được điều đó, những câu chuyện về nhà tuyển dụng không phản hồi kết quả tuyển dụng cho ứng viên, hay có lối hành xử không đúng khi phỏng vấn hoặc trình độ chuyên môn không vững sẽ làm xấu hình ảnh của chính doanh nghiệp của mình.
1.4.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
- Yếu tố kinh tế - chính trị
Khi một quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định, nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động được cải thiện, do vậy đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hoàn thiện công tác của mình và mở rộng quy mô. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm lao động mới. Đồng thời khi nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định, trình độ dân trí của người dân sẽ được nâng cao. Nó là dấu hiệu đáng mừng cho công tác tuyển dụng của doanh nghiệp bởi vì một công việc còn trống sẽ có nhiều ứng viên cùng tham gia ứng tuyển. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa họ là điều kiện để doanh nghiệp chọn ra những người phù hợp nhất.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
Văn hóa xã hội của một nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị nhân sự, cũng như công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Nếu yếu tố này phát triển nó sẽ giúp ý thức và phẩm chất của con người được nâng cao. Vì thế sẽ nâng cao được chất lượng các ứng viên vào quá trình tuyển dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng tói chính sách và mục tiêu của công tác tuyển dụng của doanh nghiệp, chúng phải phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ngược lại nếu một xã hội còn tồn tại những hủ tục, tư duy lạc hậu thì con người dễ bị thụ động trước những tình huống bất ngờ và luôn đi sau sự phát triển, tiến bộ của loài người, do vậy mà công tác tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Ý thức xã hội cũng ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng của doanh nghiệp. Đối với những công việc được xã hội quan tâm, nhiều người mong muốn thì doanh nghiệp có thể tuyển dụng được những ứng viên giỏi. Ngược lại, khi quan niệm của xã hội về một công việc nào đó không tốt thì sẽ là một cản trở lớn đối với các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động vào công việc đó, khó mà tuyển được lao động đáp ứng tốt công việc.
- Hệ thống pháp luật và các quy định, chính sách của nhà nước về công
tác tuyển dụng
Các chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước cũng ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng. Các doanh nghiệp cũng có các phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng áp dụng các phương pháp nào thì cũng phải chấp hành các quy định của Luật lao động. Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định về đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng.
- Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động
Điều kiện về thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng của tổ chức. Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức là thuận lợi và ngược lại. Khi đó, tổ chức không chỉ tuyển được đủ số lượng lao động theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên tiềm năng là rất lớn. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động không thể không nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
lượng tuyển dụng. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng nhân lực của tổ chức.
- Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp
Thực tế thời đại thông tin và toàn cầu hoá, cạnh tranh của doanh nghiệp hiện đại đã chuyển từ cạnh tranh sản phẩm thành cạnh tranh con người. Quan niệm này đã được rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được. Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp triển khai xoay quanh việc thu hút, chiêu mộ nhân tài. Công tác bồi dưỡng huấn luyện nhân viên đã được nhiều doanh nghiệp thành công hoặc đang phát triển coi trọng. Trong một chừng mực nào đó, cạnh tranh của doanh nghiệp là cạnh tranh nhân tài, mấu chốt của cạnh tranh nhân tài chính là cạnh tranh trong việc tuyển dụng và bồi dưỡng huấn luyện nhân viên. Như vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì công tác tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ rất được chú trọng và cân nhắc.
- Trình độ khoa học công nghệ
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị. Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân sự của tổ chức, đòi hỏi phải có thêm nhân viên mới có khả năng và tuyển dụng những người này không phải là chuyện dễ. Sự thay đổi của khoa học kỹ thuật đồng nghĩa với việc là cần ít nhân sự hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tập trung làm rõ các cơ sở lý luận liên quan đến công tác tuyển dụng nhân sự. Thông qua trình bày cơ sở lý luận, có thể tóm tắt một số điểm trọng tâm dưới đây:
- Tiếp cận các khái niệm về tuyển dụng nhân sự.
- Phân tích và làm rõ các vấn đề liên quan đến tuyển dụng nhân sự.
+ Phân tích quy trình của công tác tuyển dụng. + Phân tích quá trình tuyển mộ, tuyển chọn.
Mã Ngành 1071 Sản xuất các loại bánh từ bột
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
+ Sau đó tiến hành đánh giá quá trình tuyển dụng thông qua các tiêu chí cụ thể. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng bao gồm các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
Các nội dung nghiên cứu lý thuyết công tác tuyển dụng ở chương 1 sẽ là cơ sở để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty TNHH PGCO ở chương 2 và chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYỂN NHÂN Sự TẠI CÔNG TY TNHH PGCO
2.1. Tổng quan về công ty TNHH PGCO
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Giới thiệu về công ty:
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH PGCO Tên giao dịch: PGCO COMPANY LIMITED Tên viết tắt: PGCO CO.,LTD
Mã số thuế: 0106593737
Địa chỉ: Số 146, ngõ 189, đường Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0944838787/097744922 Email: pgcotb@gmail.com
Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Quang
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
Logo công ty:
PBisa
- Lịch sử hình thành: Công ty TNHH PGCO được thành lập vào ngày
7/7/2014. Khi mới thành lập công ty có 25 thành viên trụ sở tại Số 146, ngõ 189, đường Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Đến tháng 10/2016 công ty được chuyển đến địa chỉ mới: Số 18 TT 23, đường Văn Phú, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
- Ngành nghề kinh doanh:
1072 Sản xuất đường
1073 Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo
1074 Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự 1075 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
1079 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu 1101 Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
(Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường) 1102 Sản xuất rượu vang
1103 Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
1321 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác 1322 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
1324 Sản xuất các loại dây bện và lưới 2011 Sản xuất hoá chất cơ bản
(Trừ hoá chất Nhà nước cấm)
2022 Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít
2023 Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh 2029 Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: - Đại lý, môi giới (không bao gồm môi giới bất động sản ) 4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống 4631 Bán buôn gạo
4632 Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: - Kinh doanh thực phẩm chức năng 4633 Bán buôn đồ uống
4634 Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: - Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: - Buôn bán hóa chất khác (trừ loại sử dụng trong nông nghiệp) - Bán
buôn dầu thơm và hương liệu
4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn
trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp Chi tiết: - Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại
4772 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng
chuyên doanh
Chi tiết: - Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng
chuyên doanh
4781 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại
chợ
4931 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe
buýt)
4932 Vận tải hành khách đường bộ khác 4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
5221 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ 5222 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
5224 Bốc xếp hàng hóa
(Không bao gồm bốc xếp hàng hóa tại cảng hàng không) 5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: Dịch vụ đại lý tàu biển; -Dịch vụ đại lý vận tải đường biển - Giao nhận
hàng hóa (Không bao gồm dịch vụ bưu chính); - Hoạt động của các đại lý bán
vé máy bay; - Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; 5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
(Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường) 5621 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách
hàng
(phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...) 5629 Dịch vụ ăn uống khác
Khóa luận tôt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh (Nguồn: Phòng hành HCTH công ty PGCO )
Hiện nay, công ty PGCO chuyên sản xuất các loại chất tẩy rửa với sản phẩm phong phú, mẫu mã đa dạng. Một số sản phẩm của công ty là: nước lau sàn Fienday, nước rửa chén Hi5, nước giặt Surya, nước rửa chén Fienday, nước giặt Hi5, nước lau kính Fienday.
2.1.2. Mô hình tổ chức công ty
2017 2018 2019 Số
lượng % Số lượng % Số lượng %
Nam 2 02 22 79. 246 76.64 275 74.72 Nữ 53 20. 78 75 23.36 93 25.28 Tổng số 2 55 100 321 100 368 100
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Phòng Hành chính tổng hợp Phân xưởng bao bì, đóng gói
(Nguồn: Phòng hành HCTH công ty PGCO )
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc: Là người điều hành cao nhất của công ty, điều hành các hoạt
động sản xuất, kinh doanh của công ty, từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực. Là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Nhà nước của công ty.
- Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho GĐ, điều hành các mảng về hành
chính, các hoạt động xã hội của công ty.
- Phó Giám đốc nhà xưởng: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất
của công ty, theo dõi, giám sát hoạt động để báo cáo kịp thời cho GĐ.
- Phòng Kinh doanh: Tiến hành nghiên cứu thị trường để xây dựng nên
các chiến lược phát triển, chiến lược Marketing, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh
doanh. Tổng hợp số liệu và lập các báo cáo, phân tích thông tin kế toán để đưa ra những kiến nghị đúng đắn cho sự phát triển của công ty.
- Phòng Hành chính tổng hợp: Phụ trách công tác theo dõi thi đua khen