Tên công ty: CÔNG TY CP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI Tên giao dịch: HA NOI URBAN ENVIRONMENTAL HYGIENE JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: Số 38 - Ngõ 71 - Hoàng Văn Thái - Thanh Xuân - Hà Nội. Chi nhánh:
- Số 14 Cao Bá Quát - Điện Bàn - Ba Đình - Hà Nội. - Số 85B Láng Hạ - Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại: 84435654244 - 84435654479 - 84438538221 Fax: 84435654479 Mã số thuế: 0101291228 Email: moitruongdothihanoi@yahoo.com Website: www.moitruongdothihanoi.com Ngành nghề kinh doanh:
- Dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải, chất thải, phân bùn; - Xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công trình vệ sinh;
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi; - Buôn bán phân bón vi sinh tổng hợp;
- Xử lý chất thải công nghiệp;
- Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học;
- Buôn bán, cho thuê các thiết bị về vệ sinh môi trường; - Xây mới, cải tạo, chống thấm nhà vệ sinh;
- Thông tắc, bơm hút bể phốt, đường cống ngầm;
Công ty Cổ phần Vệ sinh môi trường Đô thị Hà Nội được thành lập từ năm 1996 với tên là Công ty Kỹ thuật Vệ sinh môi trường Đô thị. Sau năm 2002, công ty đã đổi tên là Công ty Cổ phần Vệ sinh môi trường Đô thị Hà Nội.
Giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn đầu của thời kỳ hiện đại hóa, khi vấn đề vệ sinh môi trường dần được coi trọng, doanh nghiệp đi đầu tiên phong trong lĩnh vực vệ sinh môi trường sử dụng các loại phương tiện xe ép và gom rác nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tiết kiệm sức lao động.
Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn ổn định. Không ngừng hoàn thiện bộ máy nhân sự đặc biệt với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn, trách nhiệm, tâm huyết, cần cù, tay nghề cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ cho thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho xã hội và doanh nghiệp.
Giai đoạn 2011 đến nay, tập trung phát triển ngành mũi nhọn sản xuất và buôn bán phân bón vi sinh tổng hợp. Công ty luôn đề cao việc đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường, đời sống của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, với nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ tổng hợp tại khu công nghiệp Đan Phượng - Huyện Đan Phượng - Hà Nội để phục vụ cho nông nghiệp. Luôn gắn liền lợi ích của người nông dân và công ty với nhau, phục vụ cho người nông dân.
2.1.2. Cơ câu tổ chức và bộ máy nhân sự của công ty
Công ty Cổ phần Vệ sinh môi trường Đô thị Hà Nội với quy mô vừa và nhỏ đứng đầu là chủ tịch HĐQT cũng như giám đốc doanh nghiệp nắm mọi quyền quyết định trong công ty, các phòng ban với chuyên môn nghiệp vụ nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức
a. Chủ tịch HĐQT - Giám đốc
Chủ tịch HĐQT - Giám đốc: Ông Trịnh Xuân Lưu - ĐT: (04)3853221
Giám đốc điều hành, ra quyết định và là người sẽ chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh của công ty theo quyết định của hội đồng quản trị, điều lệ công ty, hợp đồng lao động, tuân thủ theo pháp luật.
b. Phòng kinh doanh
Thực hiện các hoạt động kinh doanh, lên kế hoạch, liên hệ, tư vấn khách hàng, tìm kiếm thị trường, gặp mặt trực tiếp về các dự án nhằm đem lại doanh số và thuyết phục khách hàng.
c. Phòng tài chính - kế toán
Tổ chức, xây dựng và quản lý bộ máy kế toán. Thực hiện các công tác hạch toán, lập và gửi báo cáo tài chính, xây dựng các phương án tài chính của công ty, xây dựng các kế hoạch và xác định nhu cầu vốn để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
d. Phòng tổ chức lao động
Đảm nhiệm hoạt động đào tạo nhân sự, bố trí sử dụng nguồn nhân lực và tuyển dụng. Xây dựng các chính sách nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực và môi trường làm việc. Đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với người lao động, tập trung và liên tục nâng cao trình độ tay nghề và hiệu quả của công việc.
__________CHỈ TIÊU__________ Mã số 2017 2018 2019 2020 ______________1______________ 2 4 5 6 7 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 62.729,3 5 45.794,98 30.183,8 7 28.245,30
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu 2 25,31 0 0 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) 10 62.704,0 4 45.794,98 30.183,8 7 28.245,30 4. Giá vốn hàng bán 11 48.253,6 1 40.993,91 5 24.191,3 24.352,12 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 14.450,4 4 4.801,07 5.992,5 2 3.893,1 8
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 21 1,12 1,64 1,03 0,86 7. Chi phí tài chính 22 1.213,2 1 1.624,49 1.689,6 1 1.128,6 3
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 _____
0_ _____0_ _____0_ _____0_
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 12.778,2
4 2.723,45 6 4.164,5 0 3.102,6 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30 460,1 0 454,77 139,3 7 -337,19 10. Thu nhập khác 31 _________ 0_ __________ 0_ 4.545,4 5 818,7 4 11. Chi phí khác 32 _________ 0_ 79,77 2.950,3 2 265,2 3 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 -79,77 1.595,1 4 553,5 1
13. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50 = 30 + 40) 50 460,1 0 375 1 1.734,5 2 216,3 14. Chi phí thuế TNDN________ 51 92,02 _________ 75 346,9 0 43,26
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 - 51) 60 368,0 8 300 1.387,6 1 173,0 6 e. Phòng hành chính
Tổ chức cuộc họp, đảm nhiệm các công việc liên quan văn thư, quản lý website công ty, lưu trữ hồ sơ thủ tục, vấn đề về con dấu, pháp lý, đảm bảo vấn đề an ninh trong cơ quan.
f. Phòng XDCB
Hỗ trợ Giám đốc trong hoạt động xây dựng cơ bản, đảm bảo cơ sở vật chất, kế hoạch nâng cấp, đáp ứng môi trường làm việc, sử dụng một cách hiệu quả các công trình xây dựng của công ty.
29
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2020
Nhận xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Vệ sinh môi trường Đô thị Hà Nội)
về doanh thu thuần: Công ty trong thời kỳ hậu ổn định, cần cắt giảm và xem
xét lại các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả. Doanh thu thuần 2017 đạt 62.704,04 triệu đồng nhưng đến năm 2018 doanh thu thuần giảm 16.909 triệu đồng còn 45.794,98 triệu đồng cho thấy việc xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh, sự lựa chọn ngày càng nhiều. Đến năm 2019, doanh thu sụt giảm lần nữa còn 30.183,87 triệu đồng công ty đã giảm doanh thu thuần xuống còn 48,3% so với 2017 cho thấy doanh nghiệp đang nỗ lực giảm quy mô cắt giảm lĩnh vực không cần thiết tập trung ngành dịch vụ và sản xuất phân bón vi sinh trọng yếu. Dưới sự tác động mạnh của dịch bệnh đến nửa đầu năm 2020 nhưng vẫn có những nguồn thu ổn định khiến cho doanh thu thuần của công ty đạt 28.245,3 triệu đồng (giảm 6.42% so với 2019) cho thấy doanh nghiệp nỗ lực trong việc giữ tình hình kinh doanh hoạt động ổn định với sự biến động khó lường của dịch.
về giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2017 đạt 48.253,61 triệu đồng.
Năm 2018, GVHB giảm còn 40.993,91 triệu đồng (tương ứng chỉ còn 84,96% so với 2017) cùng với sự sụt giảm của doanh thu thuần. Năm 2019, GVHB giảm 40.99% chỉ còn 24.191,35 triệu đồng đi vào những bước đầu ổn định. Đến năm 2020, GVHB không có sự thay đổi nhiều so với năm 2019 đạt 24.352,12 triệu đồng. Doanh nghiệp chưa chủ động trong việc lên kế hoạch giảm giá vốn hàng bán và xây dựng chiến lược. Tỉ lệ giá vốn so với doanh thu thuần đang có xu hướng giảm cho thấy sẽ làm lợi nhuận ròng tăng lên.
về lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp của năm 2017 là cao nhất đạt 14.450,44
triệu đồng. Năm 2018, lợi nhuận gộp giảm 66,78% chỉ còn 4.801,07 triệu đồng cùng với sự giảm mạnh của doanh thu trong khi giá vốn vẫn chiếm tỉ trọng lớn đến 89,52%. Năm 2019, lợi nhuận gộp đã tăng trở lại 5.992,52 triệu đồng (tương ứng tăng 54,82% so với 2018) với việc giảm giá vốn phù hợp với quy mô và doanh thu cho thấy doanh nghiệp ổn định mô hình và đang có hướng đi đúng đắn. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp năm 2020 giảm 35,03% so với năm 2019 nhưng vẫn cho thấy một kết quả tích cực bởi sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh và nguồn khách hàng mới mà doanh nghiệp tiếp cận được, sự đóng băng của nền kinh tế và hoạt động xây dựng trong suốt năm 2020.
về chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh 2017 chiếm tới
91,33% tổng chi phí tương ứng 12.778,24 triệu đồng và cao nhất trong 3 năm gần đây do công ty phải đầu tư thiết bị đồ dùng văn phòng, chi phí vật liệu và bao bì tăng cao. Năm 2018, chi phí quản lý giảm mạnh 78,69% chỉ còn 2.723,45 triệu đồng do đã đầu tư năm 2017. Năm 2019 chi phí quản lý tăng trở lại 4.164,56 triệu đồng (tăng 52,92% so với năm 2018) do tăng chi phí quản lý doanh nghiệp điển hình như chi phí tiền lương, khấu hao tài sản cố định, ... Đến năm 2020, chi phí quản lý giảm còn 3.102,6 triệu đồng dù có những chính sách cắt giảm lương thưởng và nhân sự qua đó đặc biệt tác động tới môi trường làm việc và cả công nhân đang hoạt động. Nhìn chung chi phí này vẫn chiếm tỉ lệ cao so với doanh thu do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận.
về lợi nhuận khác: Vào năm 2018 mức lợi nhuận khác này âm là -79,77 triệu
đồng bởi do ảnh hướng chính đến từ sự tăng lên chi phí khác mà không có doanh thu bù đắp. Năm 2019, tăng mạnh của thu nhập khác với 4.545,45 triệu đồng khiến lợi nhuận khác bùng nổ đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, do nguồn lớn từ thanh lý tài sản là trang thiết bị từ năm 2017 đã không còn phù hợp nhưng giá trị vẫn cao và cả tài sản quá hạn sử dụng, ngoài ra còn đến từ cả chuyển nhượng dự án công trình xây dựng giao thông thủy lợi và cho thuê tài sản là các thiết bị vệ sinh môi trường. Năm 2020, lợi nhuận khác đóng góp vào lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp cho thấy tầm quan trọng của nguồn lợi nhuận này giúp doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng tăng trưởng âm và lợi nhuận giảm mạnh từ hoạt động sản xuất kinh doanh với lợi nhuận khác vẫn duy trì tốt: 553,51 triệu đồng.
về mức thuế doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước: Mức thuế năm 2018 giảm nhẹ 18.5% còn 75 triệu đồng do sự gia tăng của chi phí khác nên lợi nhuận giảm, tuy nhiên đến năm 2019 tăng mức chi phí thuế TNDN từ 75 lên 346,9 triệu đồng, gấp 4,63 so với 2018, cao hơn cả lợi nhuận sau thuế của năm 2018, chủ yếu do lợi nhuận lớn năm 2019 mà doanh nghiệp mang lại. Mức thuế 2020 giảm xuống chỉ còn 43,26 triệu đồng.
về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp: Lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt
khoảng 368,08 triệu đồng cho thấy hoạt động chưa hiệu quả và khá khiêm tốn so
với nguồn doanh thu thuần 62.704,04 triệu đồng và mức lãi gộp 14.450,44 triệu đồng nhưng chi phí quản lý chiếm phần lớn là 88,43% lợi nhuận gộp. Năm 2018 LNST đã giảm chỉ còn 81,5% so với 2017. Năm 2019 do lợi nhuận phần lớn mang lại từ thu nhập khác khiến cho doanh nghiệp đã có được sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận sau thuế đạt 1387,61 triệu đồng tăng đến 462,54% so với 2018, bằng nhiều lần so với những năm trước đó cộng lại thể hiện doanh nghiệp tập trung vào nguồn thu nhập khác trong khi vẫn chú trọng mảng kinh doanh chính nhằm liên tục ổn định mô hình đạt được cả sự tăng trưởng mạnh lợi nhuận và vẫn tối ưu chi phí. Sau một năm đầy biến động của tình hình kinh tế và y tế nhưng doanh nghiệp vẫn có mức lợi nhuận sau thuế dương đầy khả quan đạt 173,06 triệu đồng vào cuối năm 2020.
2.2. Thực trạng hoạch định chiến lược
2.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của công ty
Doanh nghiệp chưa xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cụ thể, chỉ dựa trên những yếu tố chủ quan của chủ doanh nghiệp từ đó lên các chiến lược kinh doanh và xây dựng các hoạt động.
Mục tiêu: Tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng tốt
nguồn lực vật chất và con người của công ty, hoàn thành các kế hoạch kinh doanh được đề ra.
2.2.2. Thực trạng phân tích môi trường của công ty
về phương pháp
+ Doanh nghiệp sử dụng phương pháp để phân tích môi trường chủ yếu là chủ quan. Hoàn toàn nguồn sử dụng từ những thông tin dữ liệu như chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển nền kinh tế, tỉ lệ lạm phát, số liệu được cung cấp từ các nguồn là cơ quan nhà nước, nghiên cứu, những chuyên gia đã đánh giá tìm được dựa trên các nguồn có sẵn trên internet, tham khảo nhiều bài phân tích về các yếu tố theo nhiều góc độ dựa vào. Qua đó, doanh nghiệp sử dụng các nguồn thông tin này để xây dựng và làm cơ sở cho lên kế hoạch kinh doanh mà không trực tiếp khảo sát thực tế.
+ Phương pháp dự báo: Doanh nghiệp chỉ căn cứ và xem xét các dữ liệu quá khứ để đưa ra chuẩn đoán như: Ve tốc độ tăng của dân số, dự báo về chính sách môi trường, sự hợp tác và phát triển công nghệ với các nước phát triển, ... Các hoạt động phân tích và dự báo của doanh nghiệp đều mang tính chủ quan, thiếu chuyên sâu, thiếu tính thực tế và không đi sát với những biến động thị trường.
Hoạt động thu thập và xử lý thông tin
+ Đối tượng thực hiện: Việc thực hiện hoạt động thu thập thông tin do nhân viên phòng kinh doanh thực hiện trực tiếp và tiến hành đưa ra các phân tích. + Nguồn thu thập: Các số liệu sử dụng cho quá trình phân tích các yếu tố môi
trường của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn. Chủ yếu là từ báo cáo nội bộ, các hoạt động nghiên cứu công khai từ các phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn thông tin từ website của chính phủ về các thông tin doanh nghiệp cần sử dụng, thông tin từ các sự kiện liên quan tới ngành nghề và doanh nghiệp kinh doanh.
+ Hoạt động xử lý thông tin: Khi nhân viên kinh doanh phụ trách đã thu thập đủ số liệu liên quan, các vấn đề cấp thiết và sau khi tổng hợp lại sẽ tiến vào quy trình phân tích để xây dựng các chiến lược. Ma trận được sử dụng chỉ là ma trận SWOT để xử lý thông tin. Doanh nghiệp đưa ra các dự báo về các vấn đề liên quan tới xu hướng phát triển và cố gắng đưa ra chiến lược hành động với các dự báo này.
Nội dung của hoạt động phân tích môi trường:
a. Môi trường bên ngoài
* Môi trường vĩ mô - Chính trị - pháp luật:
+ Việt Nam là quốc gia có lợi thế lớn do tình hình chính trị ổn định. Bên cạnh đó, Nhà nước ngày càng tạo điều kiện cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực đầu tư công và liên quan đến vệ sinh môi trường.
Đất nước thuộc các quốc gia đang phát triển mục tiêu phát triển bền vững và tăng cường bảo vệ môi trường trong bối cảnh ô nhiễm và nóng lên toàn cầu.