Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá thăng long trên địa bàn tỉnh nghệ an​ (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các tạp chí, đề tài nghiên cứu trước, các văn kiện, nghị quyết và các tài liệu từ internet,… có liên quan đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ các tài liệu, các báo cáo tài chính hàng quý, hàng tháng của công ty. Từ các tài liệu liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch phát triển thị trường của các phòng ban trong công ty.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của công ty Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả tiến hành điều tra khảo sát qua bảng hỏi nhằm đánh giá thông tin định tính.

a, Đối tượng điều tra: Cán bộ thị trường của công ty, người tiêu dùng sản phẩm của công ty Thuốc lá Thăng Long phân phối trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

b, Mẫu phiếu điều tra:

Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như độ tuổi, thu nhập,…

Phần 2: Thông tin khảo sát về hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

c, Chọn mẫu

Hiện nay chưa có đơn vị nào có thống kê cụ thể về số lượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm thuốc lá Thăng Long, vì vậy việc xác định tổng thể quy mô mẫu điều tra là rất khó. Do quy mô tổng thể khách hàng khó xác định nên tác giả sử dụng công thức tính mẫu: 𝒏 = [ 𝒑(𝟏 − 𝒑)] 𝒆𝟐 𝒁𝜶 𝟐 ⁄ 𝟐

n: Quy mô mẫu nghiên cứu

z: Giá trị phân phối hai bên tương ứng với độ tin cậy (độ tin cậy của tài liệu là 95% nên z= 1,96)

e: Sai số chọn mẫu cho phép (e= 5%)

p: Tỷ lệ trong tổng thể của biến nghiên cứu (p= 50%= 0,5 là khả năng lớn nhất có thể xảy ra)

Vì vậy, thay vào công thức tính ta có

𝑛 = [1,962× 0,5 (1 − 0,5)]

0,052 = 384,16

Như vậy quy mô mẫu tối thiểu là 384 khách hàng. Để tăng tính đại diện cho mẫu khảo sát tác giả chọn quy mô mẫu là 400 người với đối tượng là cán bộ thị trường của công ty và khách hàng. Số lượng phiếu điều tra mà tác giả phát ra là 400 phiếu. Số lượng phiếu mà tác giả thu về là 370 phiếu và có 5 phiếu không hợp lệ. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu với 365 phiếu.

Do Nghệ An là một tỉnh với quy mô dân số đông và diện tích rộng nên rất khó khăn cho việc khảo sát và lấy mẫu theo phân phối chuẩn nên tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Bảng hỏi khảo sát được trình bày cụ thể trong phụ lục 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá thăng long trên địa bàn tỉnh nghệ an​ (Trang 35 - 36)