Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá thăng long trên địa bàn tỉnh nghệ an​ (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá

Thăng Long

Tận dụng thương hiệu và thói quen sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm thuốc lá trên thị trường.

Lựa chọn chính sách phù hợp với mức độ tiêu dùng của người dân

Giữ vững thị phần ở các thị trường hiện có, đặc biệt là đối với các thị trường truyền thống của công ty. Mở rộng địa bàn nhằm tiêu thụ hết số thuốc lá sản xuất ra.

Nâng cao vai trò quản trị và tổ chức nguồn nhân lực phục vụ công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc lá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng tiêu thụ

Mở rộng hoạt động bán hàng thông qua các nhà phân phối chính. Tổ chức lại hệ thống phân phối và mạng lưới bán hàng một cách thích hợp với định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo của công ty.

Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, thực hiện phân đoạn thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của công ty Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An như thế nào?

(2) Nhân tố nào ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An?

(3) Giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của công ty Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các tạp chí, đề tài nghiên cứu trước, các văn kiện, nghị quyết và các tài liệu từ internet,… có liên quan đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ các tài liệu, các báo cáo tài chính hàng quý, hàng tháng của công ty. Từ các tài liệu liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch phát triển thị trường của các phòng ban trong công ty.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của công ty Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả tiến hành điều tra khảo sát qua bảng hỏi nhằm đánh giá thông tin định tính.

a, Đối tượng điều tra: Cán bộ thị trường của công ty, người tiêu dùng sản phẩm của công ty Thuốc lá Thăng Long phân phối trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

b, Mẫu phiếu điều tra:

Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như độ tuổi, thu nhập,…

Phần 2: Thông tin khảo sát về hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

c, Chọn mẫu

Hiện nay chưa có đơn vị nào có thống kê cụ thể về số lượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm thuốc lá Thăng Long, vì vậy việc xác định tổng thể quy mô mẫu điều tra là rất khó. Do quy mô tổng thể khách hàng khó xác định nên tác giả sử dụng công thức tính mẫu: 𝒏 = [ 𝒑(𝟏 − 𝒑)] 𝒆𝟐 𝒁𝜶 𝟐 ⁄ 𝟐

n: Quy mô mẫu nghiên cứu

z: Giá trị phân phối hai bên tương ứng với độ tin cậy (độ tin cậy của tài liệu là 95% nên z= 1,96)

e: Sai số chọn mẫu cho phép (e= 5%)

p: Tỷ lệ trong tổng thể của biến nghiên cứu (p= 50%= 0,5 là khả năng lớn nhất có thể xảy ra)

Vì vậy, thay vào công thức tính ta có

𝑛 = [1,962× 0,5 (1 − 0,5)]

0,052 = 384,16

Như vậy quy mô mẫu tối thiểu là 384 khách hàng. Để tăng tính đại diện cho mẫu khảo sát tác giả chọn quy mô mẫu là 400 người với đối tượng là cán bộ thị trường của công ty và khách hàng. Số lượng phiếu điều tra mà tác giả phát ra là 400 phiếu. Số lượng phiếu mà tác giả thu về là 370 phiếu và có 5 phiếu không hợp lệ. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu với 365 phiếu.

Do Nghệ An là một tỉnh với quy mô dân số đông và diện tích rộng nên rất khó khăn cho việc khảo sát và lấy mẫu theo phân phối chuẩn nên tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Bảng hỏi khảo sát được trình bày cụ thể trong phụ lục 1.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thu thập được sẽ được nhập vào phần mềm Excel, được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu liên quan tới nội dung công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phản ánh thực trạng công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, so sánh,…

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp phân tích dữ liệu chính trong luận văn này, Thống kê mô tả là phương pháp tóm tắt, trình bày, mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài, tác giả sử dụng để mô tả sơ lược về đối tượng mà tác giả tiến hành nghiên cứu.

Phân tích thống kê mô tả còn được sử dụng nhằm mô tả việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá thông qua phân tích các tiêu chí nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An của công ty Thuốc lá Thăng Long.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thuốc lá Thăng Long trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá

Thang đo: Thang đo Likert 5 đã được sử dụng để đánh giá công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý.

k i i i n X K X n    X

Bảng 2.1: Thang đo Likert Mức Khoảng Mức đánh giá 1 4,20 - 5,00 Tốt 2 3,40 - 4,19 Khá 3 2,60 - 3,39 Trung bình 4 1,80 - 2,59 Yếu 5 1,00 - 1,79 Kém 2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích và đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu trong từng giai đoạn. Mục đích của phương pháp so sánh để đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu tăng lên hay giảm đi và tìm xem sự thay đổi đó là tích cực hay hạn chế. Qua đó tìm ra các nguyên nhân nhằm đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu đó.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Trong khuôn khổ của đề tài, tỷ lệ phần trăm của các nội dung liên quan tới công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu doanh số bán hàng trong một khu vực thị trường

Chỉ tiêu này thể hiện số lượng sản phẩm tiêu thụ được của doanh nghiệp trong kỳ.

Khi so sánh với kỳ kế hoạch hoặc so sánh với năm trước, doanh số bán hàng càng lớn thể hiện tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ của doanh nghiệp càng cao. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã phát triển được thị trường tiêu thụ ở khu vực đó. Trong mới quan hệ tương quan so sánh với đối thủ cạnh tranh, doanh số bán hàng của doanh nghiệp cao hơn chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ của mình.

- Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ trong một khu vực thị trường

Khi so sánh với kỳ kế hoạch hoặc so sánh với năm trước, doanh thu tiêu thụ càng lớn thể hiện tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ ở khu vực đó của doanh nghiệp càng cao. Trong mối quan hệ tương quan so sánh với đối thủ cạnh tranh, doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp cao hơn chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ của mình.

- Chỉ tiêu tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại một khu vực thị trường

Tốc độ tiêu thụ sản phẩm

=Sản lượng tiêu thụ năm sau − Sản lượng tiêu thụ năm trước Sản lượng tiêu thụ năm trước

Tốc độ tiêu thụ càng lớn nghĩa là mức độ tiêu thụ sản phẩm hay tốc độ mở rộng thị trường tiêu thụ càng cao.

- Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp

Thị phần (market share) là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà một công ty nắm giữ so với tổng quy mô thị trường. Công ty có thị phần cao nhất được xem là thương hiệu dẫn đầu. Thị phần là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp.

𝑇ℎị 𝑝ℎầ𝑛 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎụ

𝑄𝑢𝑦 𝑚ô 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 × 100%

Tốc độ tăng trưởng: Là tỷ lệ doanh thu hoặc doanh số của sản phẩm của năm sau so với năm trước.

Tốc độ tăng trưởng = Doanh thu sản phẩm của năm sau

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ

THĂNG LONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thăng Long

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn, hậu thuẫn một cách chắc chắn và tin cậy cho tiền tuyến lớn miền Nam đang kiên cường đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Thời kỳ 1955- 1957 được coi là thời kỳ khôi phục kinh tế. Trung ương Đảng quyết định “Cần chú ý phục hồi và xây dựng một số công xưởng chế tạo hàng cần thiết cho đời sống nhân dân, xưởng sửa chữa giao thông vận tải và một số công xưởng thuộc công nghiệp nhẹ, bỏ vốn ít mà hiệu quả nhanh để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho đời sống nhân dân”. Song trong thực tế việc trồng và sản xuất thuốc lá ở miền Bắc chủ yếu được hình thành một cách tự phát, tồn tại trong thế khép kín, hạn hẹp, không đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng của nhân dân. Một số hãng thuốc lá tư nhân lại nắm quyền độc quyền sản xuất, kinh doanh tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho đời sống của nhân dân.

Thực tiễn đặt vấn đề, Nhà nước cần phải nhanh chóng quản lý việc sản xuất thuốc lá. Chỉ có nắm lấy quyền quản lý chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cán bộ, bộ đội và quần chúng lao động, mặt khác, ngăn chặn sự lũng đoạn của các hãng sản xuất thuốc lá tư nhân. Vấn đề xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá có quy mô đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Nhận thức đúng yêu cầu khách quan đó, giữa năm 1955, theo Quyết định số 2990-QĐ của Phủ Thủ tướng, Vụ quản lý xí nghiệp đã cử đồng chí Trịnh Văn Ty cùng một số cán bộ khác khảo sát tình hình, lập hồ sơ nghiên cứu để nhanh chóng xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh. Sau hơn một năm vừa khảo sát tình hình vừa chuẩn bị, qua ba lần di chuyển địa điểm, từ hai bàn tay trắng, vượt qua muôn vàn khó khăn, đứa con đầu lòng của ngành thuốc lá CNXH Việt Nam đã chào đời. Ngày 6 tháng 1 năm 1957 đã trở thành ngày lịch sử của Công ty.

Theo quyết định số 318/2005/ QĐ-TTg ngày 6/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên. Năm 2015, công ty thực hiện tiếp nhận công ty Thuốc lá Bắc Sơn, năm 2016 công ty Thuốc lá Thanh Hóa và công ty Thuốc lá Đà Nẵng trở thành công ty con của công ty Thuốc lá Thăng Long. Nhóm công ty mẹ - Công ty Thuốc lá Thăng Long và các công ty con- Công ty Thuốc lá Bắc Sơn, công ty Thuốc lá Thanh Hóa, công ty Thuốc lá Đà Nẵng hoạt động theo Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp.

Tên đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thuốc lá Thăng Long Tên tiếng Anh: Thang Long Tobacco Company Limited

Tên viết tắt: Vinataba Thang Long

Trụ sở chính: 235 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Mục tiêu kinh doanh: Duy trì và củng cố vị thế thống lĩnh tại thị trường thuốc lá điếu khu vực phía Bắc, từng bước phát triển vào thị trường phía Nam. Tiếp tục phát triển sản phẩm chiến lược thương hiệu Thăng Long,... thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ lệ sản phẩm trung cấp, cao cấp. Duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu hướng tới việc xuất khẩu các sản phẩm thương hiệu của công ty.

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu; đầu tư tài chính vào công ty con có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu, nguyên phụ liệu thuốc lá; xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

3.1.2.1. Chức năng của công ty

Là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, chức năng chính của nhóm Công ty Thuốc lá Thăng Long là sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty

Công ty có nghĩa vụ nhận vốn, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Tổng công ty giao, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh do Tổng công ty giao và các quyết định khác của Tổng công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Tổ chức sản xuất theo đúng quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, thực hiện đầy đủ các quy định về chất lượng sản phẩm, các biện pháp an toàn lao động cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường.

Tham gia hoạt động xuất khẩu thuốc lá bao theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thuốc lá bao.

Trích nộp để hình thành các quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định tại Điều lệ và Quy chế tài chính.

Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế 9001-2015, hệ thống tiêu chuẩn an toàn đối với môi trường.

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu; đầu tư tài chính vào công ty con có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu, nguyên phụ liệu thuốc lá; xuất, nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh và các ngành, nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Với những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, qua nhiều lần cơ cấu lại tổ chức, hiện nay Ban lãnh đạo Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng- trực tuyến: 1 Chủ tịch công ty, 1 Giám đốc, 4 Phó Giám đốc, 9 Phòng ban, 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá thăng long trên địa bàn tỉnh nghệ an​ (Trang 34)