5. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
nghiệp
1.1.3.1. Các yếu tố tổng thể
a, Môi trường chính trị- luật pháp
Các yếu tố chính trị và pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý của môi trường để công ty hoạt động, tác động tới công ty theo các hướng khác nhau. Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, hạn chế tệ nạn vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả.
b, Môi trường kinh tế
Tác động đến cả cung và cầu về hàng hóa dịch vụ, ảnh hưởng tới quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có rất nhiều yếu tố nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ sản phẩm. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của công ty và ngược lại.
c, Môi trường dân số học
Dân số là một trong những yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa nói chung cũng như thuốc lá nói riêng. Tuy nhiên mức độ tiêu dùng còn phụ thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống… Đây cũng là đặc điểm để các nhà sản xuất lưu ý.
d, Môi trường khoa học công nghệ
Tác động đến công tác phát triển thị trường tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại cơ hội hoặc gây ra các đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm, chi phí sản xuất,… của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường thuốc lá a, Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường. Người tiêu dùng mua gì, mua ở đâu, mua như thế nào luôn luôn là câu hỏi đặt ra trước các nhà doanh nghiệp, và chỉ có tìm cách trả lời câu hỏi này mới giúp cho các nhà doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Và khi trả lời được câu hỏi này, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được khách hàng mua gì, bán gì, bán ở đâu và bán như thê nào để đáp ứng khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp.
b, Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có thể bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức, trước hết là các tổ chức kinh doanh. Hoạt động cạnh tranh rất đa dạng từ việc giành nhau thị trường khách hàng đến những phân tích, nghiên cứu về các đặc điểm, về các lợi thế cũng như các điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố cạnh tranh, nó ảnh hưởng rất lớn đến khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
c, Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Vì vậy doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
1.1.3.2. Các yếu tố nội bộ công ty a, Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại là khả quan hay khó khăn. Tình hình tài chính khả quan sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, có nghĩa là tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ. Trường hợp tài chính trục trặc sẽ dẫn đến khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, nó sẽ không cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng và các hoạt động nhằm làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.
b, Nguồn nhân lực
Là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp. Toàn bộ lao động sáng tạo của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và lao động trực tiếp sản xuất. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến năng lực, trình độ chuyên môn, sức sáng tạo của người lao động, người lãnh đạo đòi hỏi phải có trình độ tổ chức và quản lý, nắm vững nội dung và nghệ thuật quản trị, có phương pháp quản trị hợp lý tạo ra sự hài hòa giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Người lao động đòi hỏi phải có tay nghề cao, vững chuyên môn đảm bảo tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và chi phí thấp. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và cho doanh nghiệp.
c, Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có niềm tin của khách hàng thì khách hàng sẽ đến với doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm