Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường thuốc lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá thăng long trên địa bàn tỉnh nghệ an​ (Trang 74 - 76)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường thuốc lá

3.3.2.1. Sản phẩm thay thế

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe hiện đang làm cảnh báo của toàn xã hội trước tình trạng lạm dụng quá mức thuốc lá điếu. Thậm chí ngành thuốc lá cũng đồng tình với những quy định của Bộ Y tế về việc ghi các cảnh báo độc hại do hút

thuốc lá để người tiêu dùng sử dụng quyền tự do lựa chọn của mình. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ thì càng có điều kiện để phát triển các sản phẩm thay thế thuốc lá. Trên thế giới có một số sản phẩm thay thế thuốc lá như kẹo nicotine, nước uống, miếng dán có nicotine, thuốc lá điện tử,… và hiện nay đã có một số sản phẩm thuốc lá điếu được sản xuất ra không phải từ lá thuốc, loại thuốc lá này không có nicotine. Tất cả các sản phẩm nêu trên đều là loại sản phẩm dùng để hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và bước đầu đã cho những kết quả khả quan với những người cai nghiện. Các sản phẩm này cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh thuốc lá hiện nay ở nước ta nói chung, công ty Thuốc lá Thăng Long nói riêng.

3.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Thị trường thuốc lá Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt, cung vượt cầu. Tính đến thời điểm hiện nay, ngành thuốc lá Việt Nam có 17 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu tập trung theo 6 đầu mối sản xuất kinh doanh thuốc lá gồm: Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai, Công ty 27/7 và công ty Dịch vụ Công nghiệp và Thuốc lá Bình Dương.

Đối thủ cạnh tranh chính của công ty Thuốc lá Thăng Long trên thị trường Nghệ An đó là Tổng công ty Khánh Việt với thương hiệu thuốc lá Khatoco. Hiện nay, Khatoco chiếm vị trí thứ hai trong ngành công nghiệp Thuốc lá Việt Nam, có khả năng đáp ứng 753 triệu bao/năm trên thị trường nội địa với các nhãn hiệu sản phẩm uy tín: White Horse, Everest, Prince Khatoco, War Horse, Sea Bird, Nha Trang Du lịch. Bên cạnh đó, Khatoco thực hiện nhiều chương trình cùng một lúc như tặng quẹt cho người tiêu dùng, trả phí cho người bán trưng bày sản phẩm, thu đổi giấy bạc của bao thuốc,… để thực hiện nhanh chóng mục tiêu gia tăng độ bao phủ, tiếp cận nhanh nhất đến khách hàng.

3.3.3.Các yếu tố nội bộ của công ty

3.3.3.1. Tiềm lực tài chính

Mặc dù công ty có nguồn lực tài chính đảm bảo để phát triển bền vững thị trường thuốc lá tại Nghệ An nhưng việc khai thác hợp lí nguồn lực tài chính này

gặp nhiều khó khăn trong ngành sản xuất và tiêu dùng thuốc lá. Tuy nhiên đây cùng là lợi thế của thị trường thuốc lá hơn so với các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lí nguồn tài chính này cần có một sự tái cấu trúc trong việc quản lí và định hướng của các hội đồng quản trị của công ty.

3.3.3.2.Nguồn nhân lực.

Chất lượng của đội ngũ nhân viên bán hàng là vấn đề đáng quan tâm nhất để có thể phát triển thị trường tiêu thụ. Nhân viên bán hàng có trình độ sẽ nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu khách hàng. Hiện nay công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên thị trường có kĩ năng, các nhân viên mới tuyển chưa đủ thời gian đào tạo, làm giảm hiệu suất.

3.3.3.3. Thương hiệu và uy tín của công ty

Theo kết quả của cuộc khảo sát khách hàng thì hơn 90% khách hàng được hỏi đều biết đến thương hiệu thuốc lá Thăng Long. Có thể nhận định rằng thương hiệu thuốc lá Thăng Long đã có chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng trên thị trường Nghệ An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá thăng long trên địa bàn tỉnh nghệ an​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)