Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 61 - 64)

-I- Nguyên nhân khách quan

Rủi ro thanh khoản là một trong những vấn đề quan trọng mà một nhà QTRR tại VPS nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung đặc biệt quan tâm.

Ngoài khoản lãi vay không thể thu hồi, kịch bản xấu hơn có thể xảy ra khi các CTCK còn có khả năng không thu hồi được NV cho vay; nguyên nhân chủ yếu đến từ việc khách hàng sử dụng NV ký quỹ kém hiệu quả gây thua lỗ nặng, thậm chí là phá sản.

Lúc này CTCK sẽ thực hiện bán thế chấp danh mục GDKQ; mặc dù vậy, với những cổ phiếu đang trong xu hướng giảm mạnh thì vấn đề thanh khoản lại trở thành rào cản cho CTCK trong việc thu hồi vốn. Một trường hợp kinh điển phải kể đến đó là trường hợp của cổ phiếu FTM giai đoạn tháng 8 năm 2019. Câu chuyện là khi các cổ đông FTM mở tài khoản GDKQ tại nhiều CTCK khác nhau sau đó giao dịch chính cổ phiếu của công ty mình. Trong trường hợp này, TS thế chấp chính là cổ phiếu FTM. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ khiến giá cổ phiếu giảm sàn và không có thanh khoản suốt nhiều tuần liên tiếp khiến giá trị TS thế chấp suy giảm

đáng kể. Điều này khiến cho các CTCK mặc dù đã bán thế chấp TS nhưng cũng không thể thu hồi lại NV vay ban đầu. Ngoài trường hợp kinh điển của FTM, TTCKViệt Nam đã chứng kiến nhiều mã cổ phiếu tương tự khiến cả nhà đầu tư và công ty chứng khoán điêu đứng. Ví dụ trên đã phần nào nói lên ảnh hưởng lớn của việc theo dõi hoạt động giải ngân của khách hàng khi mở tài khoản GDKQ tại CTCK.

-I- Nguyên nhân chủ quan

Rủi ro thanh khoản trong việc CVKQ tại các cty chứng khoán cũng đến từ việc đánh giá sai cấu trúc TS, NV của doanh nghiệp. Thêm nữa, không theo dõi hoạt động giao dịch bất thường của khách hàng trên tài khoản ký quỹ cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản tại CTCK. Nhìn chung, rủi ro trên xảy ra khi quá trình đánh giá và nhận định doanh nghiệp có sự sai sót dẫn đến việc cấp margin cho những cổ phiếu không tốt.

Ngoài vấn đề về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực QTRR, cấu trúc NV của doanh nghiệp cũng là một yếu tố mà bộ phận QTRR tại các CTCK cần lưu ý. Trong nghiên cứu về mối tương quan giữa quy mô ngân hàng thương mại và rủi ro thanh khoản của Akhtar & Ahmer, tác giả đã tìm ra mối tương quan tỷ lệ thuận giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản của nó, hay chính là ngân hàng nào có tổng TS có càng lớn thì khả năng thanh khoản sẽ càng cao. Điều tương tự cũng có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Khi một doanh nghiệp với cấu trúc vốn rủi ro hay phụ thuộc nhiều vào vốn vay đồng nghĩa với việc HĐKD của công ty có thể bị chi phối và không vững mạnh

-I- Chỉ tiêu và kết quả kinh doanh

VCSH 4.270,92 4.624,31 4.975,15

Tổng NV 9.660,53 12.004,49 16.052,32

(Nguồn: BCTC Hợp nhất đã kiểm toán VPS giai đoạn 2018 - 2020)

Với thị phần môi giới và kết quả kinh doanh của VPS luôn nằm trong top đầu trong số các CTCK tại Việt Nam, việc công ty có nhu cầu vay vốn lớn để mở rộng hoạt động cũng như địa bàn kinh doanh. Nhìn chung, mặc dù tỷ lệ VCSH/Tổng NV của VPS luôn ở mức thấp nhưng với một doanh nghiệp đang trên đà phát triển cùng với đó là kết quả kinh doanh tích cực, VPS vẫn đáp ứng đủ dư nợ cho vay và rủi ro thanh khoản luôn được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ.

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 61 - 64)