Rủi ro thanh toán

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 55 - 57)

-I- Nguyên nhân khách quan

Khả năng thanh toán của khách hàng chịu tác động bởi kiến thức, kinh nghiệm

đầu tư và TS hiện có. Trong GDKQ, rủi ro thanh toán chính là khi khách hàng mất khả năng chi trả vốn/lãi vay.

Có thể nói yếu tố để đánh giá mức sinh lời dự báo của một cá nhân trên TTCK

đó chính là dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thể hiện thông qua việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Đối với những khách hàng xác định đúng hướng đi của cổ phiếu đang đầu tư thì nguồn lợi nhuận mà QDKQ mang lại cho họ sẽ lớn hơn gấp nhiều lần; mặt khác nếu phán đoán sai hướng đi của giá cổ phiếu trong trường hợp giá giảm sẽ khiến những mất mát trở nên nghiêm trọng hơn. Những đợt điều chình của TTCK chính là lúc danh mục ký quỹ của khách hàng trở nên khó kiểm soát nhất và CTCK cần có những biện pháp quản lý kịp thời.

Không chỉ về mặt kinh nghiệm và kiến thức, khách hàng còn cần có những khoản TS đảm bảo cụ thể mà doanh nghiệp có thể đánh giá và thu hồi phòng trường hợp xảy ra rủi ro giá giảm. Những khách hàng với nền tảng tài chính ổn định thường sẽ được các CTCK ưu tiên cho vay bởi ngay cả trong trường hợp rủi ro giá giảm, khoản thu nhập của khách hàng cũng có thể được sử dụng để đền bù như một dạng thế chấp.Mặt khác, với nhóm khách hàng có thu nhập ko ổn định và nền tảng tài chính

Năm 2018 2019 2020

không vững, CTCK có thể cân nhắc những biện pháp kiểm soát tỷ lệ cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán trong ngắn hạn. Qua đó, có thể thấy rằng việc đánh giá năng lực chuyên môn và khả năng sinh lời của khách hàng là những vấn đề đáng được

Bộ phận QTRR của CTCK lưu tâm.

-I- Nguyên nhân chủ quan

Kênh đầu tư chứng khoán vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam đồng nghĩa với việc một phần không nhỏ nhà đầu tư mới tham gia thị trường dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Lúc này, để phòng ngừa rủi ro về thanh toán đặc biệt trong GDKQ, CTCK cần có những thông tin tư vấn kịp thời đến phía khách hàng và chất lượng nguồn nhân lực lại một lần nữa trở thành vấn đề được quan tâm. Yếu tố đầu tiên mà CTCK cần quan tâm trước khi cho vay ký quỹ luôn là sức mạnh tài chính của khách hàng, điều này yêu cần nhân sự phải có chuyên môn trong vấn đề quản trị vốn cũng như hiểu rõ về khách hàng, từ đó đánh giá rủi ro trong tương lai. Tiếp theo là hiệu quả của chuyên viên tư vấn đối với khách hàng, việc trao đổi giúp khách hàng nắm bắt, học hỏi và tránh những rủi ro trên thị trường là những gì mà một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp cần phải thực hiện. Việc thiếu hụt những yếu tố trên chính là lý do khiến CTCK khó kiểm soát được rủi ro thanh toán trong tương lai.

-I- Chỉ tiêu và kết quả đánh giá

Trong hoạt động giao dịch ký quỹ, tỷ lệ hoàn trả lãi vay margin được các CTCK đánh giá qua các khoản phải thu không thu hồi được trên BCTC. Các khoản này được thể hiện trong mục “Dự phòng suy giảm giá trị các khoản cho vay giao dịch

Margin tại mục 5 - Thuyết minh BCTC VPS giai đoạn 2018 - 2020”.

Đơn vị (triệu đồng) (Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán VPS giai đoạn 2018 - 2020) Dữ liệu trên cho thấy tỷ lệ khả năng các khoản lãi khó thu trong hoạt động Margin của công ty tăng mạnh vào giai đoạn 2019 - 2020. Đặc biệt là trong năm 2019, tỷ lệ này tăng đột biến từ 1,15 triệu đồng lên đến hơn 6,5 tỷ đồng. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát rủi ro thanh toán, VPS đã xây dựng và áp dụng các giải pháp hạn chế, tuy nhiên do chính sách cho vay lỏng lẻo kèm với đó là lượng tài khoản F0 sử dụng đòn bẩy tăng cao, cộng thêm nguồn trích lập dự phòng không thay đổi qua các năm khiến cho tỷ lệ khả năng các khoản lãi khó thu chạm ngưỡng hơn 91,7% vào cuối năm 2020. VPS cần nhanh chóng sửa đổi và tăng lượng trích lập dự phòng nhằm kiểm soát những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 55 - 57)