Doanh thu hoạt động

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 50)

Với hệ thống phát triển cùng nền tảng công nghệ thông tin thuộc tốp đầu trong các CTCK trên thị trường, VPS cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp với tính bảo mật cao. Trong đó có 4 nghiệp vụ kinh doanh chính đóng góp vào doanh thu hoạt động cho VPS:

Bảng 2.9. Cơ cấu doanh thu theo hoạt động tại VPS giai đoạn 2018 - 2020

Nghiệp vụ 2018 Tỷ lệ(%) 2019 Tỷ lệ (%) 2020 Tỷ lệ (%) Môi giới chứng khoán 160,86 24,05 252,15 13,42 638,32 25,68 Lưu ký chứng khoán 6,55 0,97 33,51 1,78 39,64 1,59 Tư vấn tài chính 11,59 1,73 500,16 26,63 191,26 7,69 Cho vay ký quỹ 173,39 25,93 241,34 12,85 308,48 12,41 Tổng doanh thu DVCK 668,59 100 1.877,78 100 2.484,79 100 LNTT 624,51

x∖ Qur Năm x∖χ Q1 Q2 Q3 Q4 2018 33,0 42,8 38,9 39,4 2019 42,6 48,4 52,7 54,9 2020 47,9 52,8 61,7 81,1

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán tại VPS giai đoạn 2018 - 2020) Theo bảng phân tích phía trên, giao dịch cho vay ký quỹ mặc dù giảm về mặt phần trăm từ năm 2018 đến năm 2020, tuy nhiên lý do bởi vì tổng doanh thu tăng mạnh, cùng với đó là hoạt động môi giới dc đẩy mạnh. Thực tế doanh thu từ hoạt động cho vay ký quỹ vẫn tăng trưởng dương qua các năm.

2.2.1. Quy mô dư nợ cho vay ký quỹ

Không thể phủ nhận rằng tổng dư nợ do các công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần đã đóng góp thanh khoản rất lớn cho thị trường những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2019 - 2020. Trong Q4/2019, tổng dư nợ toàn thị trường tăng hơn 24,48% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu đến từ Thông tư 128 của Bộ Tài chính về việc hủy bỏ quy định về giá sàn phí môi giới, qua đó chỉ cần đạt mức yêu cầu tối thiểu 0,5% giá trị giao dịch. Tiếp bước đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán sau khi dịch bệnh dc kiểm soát, tổng dư nợ toàn thị trường Q4/2020 tăng hơn 58%

Tổng dư nợ cho vay ký quỹ toàn thị trường giai đoạn 2018 - 2020

90000 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0

Biểu đồ 2.10. Tổng dư nợ cho vay ký quỹ toàn thị trường giai đoạn 2018 - 2020

Bảng 2.11. Dư nợ cho vay ký quỹ theo từng quý toàn thị trường giai đoạn 2018 - 2020

(Đơn vị: nghìn tỷ đồng) (Nguồn: FiinTrade) Quy mô dư nợ toàn thị trường nói chung và VPS nói riêng đều có những sự phát triển vượt bậc, đặc biệt giai đoạn 2019 - 2020 là thời điểm dư nợ tại VPS tăng trưởng mạnh nhất với 72,08% vào Q4/2019 và 133,14% vào Q4/2020. Qua đó đưa hoạt động GDKQ tại VPS lên một tầm cao mới, trở thành một trong những CTCK có

dư nợ cho vay lớn nhất trên TTCK Việt Nam.

2.2.2. Tỷ lệ ký quỹ và lãi suất cho vay

a. Tỷ lệ cho vay ký quỹ

Theo điều (a) - mục 3.4 - Điều D3 về “Cho vay GDKQ” tại Bộ điều khoản điều kiện mở tài khoản của CTCK VPS, Hạn mức cho vay GDKQ đối với khách hàng

có thể được VPS thay đổi từng thời kỳ mà không bắt buộc phải thông báo trước với khách hàng. Ngoài ra, VPS cũng được biết đến là một trong những công ty chứng khoán có tỷ lệ cho vay ký quỹ lớn nhất Việt Nam, giao động trong khoảng từ 30% đến tối đa 80% tùy loại cổ phiếu.

Tỷ lệ cho vay cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng được thực hiện trên hệ thống bảo mật của VPS. Phương pháp đánh giá và xác định tỷ lệ cho vay cũng thuộc nguồn dữ liệu nội bộ không công bố của công ty.

b. Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay GDKQ tại VPS được xác định bằng tỷ lệ phần trăm theo ngày,

tháng (cơ sở 30 ngày/tháng) hoặc theo năm (360 ngày/năm) được áp dụng từng thời kỳ do VPS quy định. Khi có thay đổi lãi suất cho vay, VPS sẽ thông báo tới khách hàng một (01) ngày làm việc trước khi áp dụng chính thức.

Tiền lãi vay được tính được tính như sau: Lãi vay = Dư nợ vay GDKQ * lãi suất* số ngày thực tế giải ngân/360 ngày

VPS thực hiện chính sách ưu đãi cho vay ký đối với tài khoản mới từ tháng 2 năm 2018, qua đó lãi suất ưu đãi áp dụng trong vòng 90 ngày đầu tiên kể từ ngày mở mới, cụ thể:

• 6.8%/năm trong 30 ngày đầu tiên

• 8%/năm trong 30 ngày tiếp theo

• 9%/năm trong 30 ngày tiếp theo

Sau 90 ngày khách hàng được hưởng chính sách 9.8%/năm.

2.2.5. Đối tượng cho vay

Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ GDKQ tại VPS bao gồm những khách hàng cá nhân, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp đầu tư có tài khoản giao dịch

chứng khoán tại VPS đồng thời thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của UBCKNN về GDKQ. Nhà đầu tư cá nhân chiếm phần đông trong số các tài khoản GDKQ tại VPS, thông tin cụ thể về tỷ lệ tài khoản cá nhân và tài khoản tổ chức GDKQ được VPS bảo

mật nội bộ và không công khai.

2.2.6. Hạn mức cho vay

Phòng nghiên cứu và quản trị rủi ro đã tính toán dựa trên các số liệu trong báo

cáo về từng doanh nghiệp sao cho hạn mức cho vay luôn đảm bảo tính hợp lý mà vẫn

tuân theo những yêu cầu đề ra của UBCKNN. Nguồn dữ liệu cụ thể được bảo mật và không công khai bên ngoài VPS.

2.2. Thực trạng rủi ro trong GDKQ tại VPS giai đoạn 2018 - 2020

2.3.1. Rủi ro thanh toán

-I- Nguyên nhân khách quan

Khả năng thanh toán của khách hàng chịu tác động bởi kiến thức, kinh nghiệm

đầu tư và TS hiện có. Trong GDKQ, rủi ro thanh toán chính là khi khách hàng mất khả năng chi trả vốn/lãi vay.

Có thể nói yếu tố để đánh giá mức sinh lời dự báo của một cá nhân trên TTCK

đó chính là dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thể hiện thông qua việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Đối với những khách hàng xác định đúng hướng đi của cổ phiếu đang đầu tư thì nguồn lợi nhuận mà QDKQ mang lại cho họ sẽ lớn hơn gấp nhiều lần; mặt khác nếu phán đoán sai hướng đi của giá cổ phiếu trong trường hợp giá giảm sẽ khiến những mất mát trở nên nghiêm trọng hơn. Những đợt điều chình của TTCK chính là lúc danh mục ký quỹ của khách hàng trở nên khó kiểm soát nhất và CTCK cần có những biện pháp quản lý kịp thời.

Không chỉ về mặt kinh nghiệm và kiến thức, khách hàng còn cần có những khoản TS đảm bảo cụ thể mà doanh nghiệp có thể đánh giá và thu hồi phòng trường hợp xảy ra rủi ro giá giảm. Những khách hàng với nền tảng tài chính ổn định thường sẽ được các CTCK ưu tiên cho vay bởi ngay cả trong trường hợp rủi ro giá giảm, khoản thu nhập của khách hàng cũng có thể được sử dụng để đền bù như một dạng thế chấp.Mặt khác, với nhóm khách hàng có thu nhập ko ổn định và nền tảng tài chính

Năm 2018 2019 2020

không vững, CTCK có thể cân nhắc những biện pháp kiểm soát tỷ lệ cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán trong ngắn hạn. Qua đó, có thể thấy rằng việc đánh giá năng lực chuyên môn và khả năng sinh lời của khách hàng là những vấn đề đáng được

Bộ phận QTRR của CTCK lưu tâm.

-I- Nguyên nhân chủ quan

Kênh đầu tư chứng khoán vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam đồng nghĩa với việc một phần không nhỏ nhà đầu tư mới tham gia thị trường dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Lúc này, để phòng ngừa rủi ro về thanh toán đặc biệt trong GDKQ, CTCK cần có những thông tin tư vấn kịp thời đến phía khách hàng và chất lượng nguồn nhân lực lại một lần nữa trở thành vấn đề được quan tâm. Yếu tố đầu tiên mà CTCK cần quan tâm trước khi cho vay ký quỹ luôn là sức mạnh tài chính của khách hàng, điều này yêu cần nhân sự phải có chuyên môn trong vấn đề quản trị vốn cũng như hiểu rõ về khách hàng, từ đó đánh giá rủi ro trong tương lai. Tiếp theo là hiệu quả của chuyên viên tư vấn đối với khách hàng, việc trao đổi giúp khách hàng nắm bắt, học hỏi và tránh những rủi ro trên thị trường là những gì mà một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp cần phải thực hiện. Việc thiếu hụt những yếu tố trên chính là lý do khiến CTCK khó kiểm soát được rủi ro thanh toán trong tương lai.

-I- Chỉ tiêu và kết quả đánh giá

Trong hoạt động giao dịch ký quỹ, tỷ lệ hoàn trả lãi vay margin được các CTCK đánh giá qua các khoản phải thu không thu hồi được trên BCTC. Các khoản này được thể hiện trong mục “Dự phòng suy giảm giá trị các khoản cho vay giao dịch

Margin tại mục 5 - Thuyết minh BCTC VPS giai đoạn 2018 - 2020”.

Đơn vị (triệu đồng) (Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán VPS giai đoạn 2018 - 2020) Dữ liệu trên cho thấy tỷ lệ khả năng các khoản lãi khó thu trong hoạt động Margin của công ty tăng mạnh vào giai đoạn 2019 - 2020. Đặc biệt là trong năm 2019, tỷ lệ này tăng đột biến từ 1,15 triệu đồng lên đến hơn 6,5 tỷ đồng. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát rủi ro thanh toán, VPS đã xây dựng và áp dụng các giải pháp hạn chế, tuy nhiên do chính sách cho vay lỏng lẻo kèm với đó là lượng tài khoản F0 sử dụng đòn bẩy tăng cao, cộng thêm nguồn trích lập dự phòng không thay đổi qua các năm khiến cho tỷ lệ khả năng các khoản lãi khó thu chạm ngưỡng hơn 91,7% vào cuối năm 2020. VPS cần nhanh chóng sửa đổi và tăng lượng trích lập dự phòng nhằm kiểm soát những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai

2.3.2. Rủi ro thị trường

-I- Nguyên nhân khách quan

Giai đoạn năm 2018 - 2019 khi cuộc chiến tranh thương mại giữ Hoa Kì và Trung Quốc tiếp tục kéo dài đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế toàn cầu. Tình hình chính trị tại các điểm nóng trên thế giới khiến các chuỗi cung ứng bị đình trệ qua đó làm chững lại đà đi lên của kinh tế thế giới. Kết thúc 2019, mức tăng trưởng

kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3,07% và là mức tăng thấp nhất trong hơn một thập kỷ gần nhất tại thời điểm đó. Tuy vậy, Việt Nam vẫn gặt hái được một số thành công nhất

bất động sản đã thu hút NV đầu tư cả trong và ngoài nước. Một số ngành mới nổi thu

hút khu vực tư nhân đầu tư gồm: BĐS, dầu khí, năng lượng tái tạo.

Phòng phân tích và QTRR tại VPS đánh giá rủi ro thị trường sau khi hoàn thiện cũng như cập nhật các BCPT nhận định thị trường trong từng giai đoạn và báo cáo ngành.

Theo phòng QTRR tại VPS, HĐKD của công ty chủ yếu chịu rủi ro thị trường

khi có sự thay đổi về giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái và lãi suất.

a. Tỷ giá hối đoái

VPS hoạt động mua bán trao đổi chủ yếu bằng đồng nội tệ, qua đó hạn chế được rủi ro về tỷ giá khi các đồng tiền ngoại tệ biến động. Thực tế, tác động của tỷ giá ngoại tệ đến giá chứng khoán trong nước và tâm lý nhà đầu tư mới là nguyên nhân

chính dẫn đến rủi ro tỷ giá tại VPS.

b. Lạm phát

Lạm phát luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu mỗi khi nhắc đến sự phát triển của TTCK và các CTCK thành viên. Chỉ số CPI đại diện cho mức độ lạm phát nói lên sự biến động của giá cả hàng hóa và dịch vụ nội địa. Chính vì vậy, sự thay đổi

trong tỷ lệ lạm phát sẽ gián tiếp tác động đến giá chứng khoán, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư

c. Lãi suất

Giá chứng khoán và lãi suất được biết đến là hai đại được biến thiên ngược chiều. Lãi suất giảm đồng nghĩa với việc dòng tiền đầu tư sẽ đổ vào các kênh như bất

động sản hay chứng khoán, điều ngược lại cũng xảy ra khi lãi suất tăng. Ngoài ra, lãi suất còn ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp, nếu tăng quá cao sẽ khiến chi phí lãi vay tăng cao từ đó suy giảm lợi nhuận. Bởi vậy, lãi suất luôn là chỉ số được VPS nói riêng và các công ty chứng khoán khác nói chung quan tâm. Chỉ tiêu và kết quả đánh giá

-I- Chỉ tiêu và kết quả đánh giá a. Lãi suất chính sách

Xu hướng chủ đạo về tình hình lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 là giảm với các chỉ số LSCV, LSĐH, LSHĐ đều chứng kiến sự sụt giảm. Bên cạnh các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hay trần LSCV, NHNN Việt Nam đồng thời cũng ban hành thêm LSTCV và LSTCK nhằm điều hành thị trường tiền tệ. Việc theo dõi lãi suất của NHNN có tác động lớn đến tâm lý các nhà đầu tư và gây ra những biến động nhất định trên TTCK, LSTCV và LSTCK được dùng để đánh giá rủi ro thị trường bởi thực tế đây là chính sách do nhà nước quy định, những chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố khó ước lượng khác trong nền kinh tế qua đó ảnh hướng trực tiếp đến giá cổ phiếu.

b. Chỉ số VN - Index và HNX - Index

VN-Index và HN - Index là hai chỉ số đại diện cho xu hướng dao động giá chứng khoáng. Trong đó, chỉ số VN - Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP.HCM và được tính bằng trung bình cộng vốn hóa của toàn bộ cả phiếu đang niêm yết trên sàn. Chỉ số HNX - Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội và cách thức tính chỉ số này tương như VN - Index nhưng áp dụng cho nhóm cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội. Sự thay đổi của chỉ số VN - Index và HNX - Index được thể hiện dưới dạng đồ thị dưới đây:

Hình 2.15. Biến động chỉ số VN - Index giai đoạn 2018 đến nay

Năm 2018 2019 2020

(Nguồn: fireant. vn)

Các chuyên gia phân tích tại VPS sử dụng công cụ PTKT trên biểu đồ biến động giá chứng khoán để xác định xu hướng thị trường trong tương lai và đưa ra các kịch bản quản trị rủi ro hợp lý. Những kịch bản nhận định đó ngoài việc được sử dụng để thay đổi danh mục GDKQ còn là nguồn thông tin tham khảo để khách hàng có cái nhìn toàn cảnh và khách quan về TTCK trong từng thời kỳ.

Thị trường có biến động rõ ràng nhất tại thời điểm đầu quý 2 năm 2020 khi giá cổ phiếu chạm đáy do ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Tuy nhiên sau đó với những dấu hiệu tích cực từ sự kiểm soát tốt tịch bênh tại Việt Nam, cùng với đó là tình hình vĩ mô ổn định thì giai đoạn cuối năm 2020, thị trường bắt đầu khởi sắc, thậm chí đã có thời điểm tiệm cận đỉnh lịch sử 1200 điểm. Việt Nam đã có những chính sách điều tiết kịp thời để ổn định tâm lý thị trường qua đó giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến giá chứng khoán.

2.3.3. Rủi ro thanh khoản

-I- Nguyên nhân khách quan

Rủi ro thanh khoản là một trong những vấn đề quan trọng mà một nhà QTRR tại VPS nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung đặc biệt quan tâm.

Ngoài khoản lãi vay không thể thu hồi, kịch bản xấu hơn có thể xảy ra khi các CTCK còn có khả năng không thu hồi được NV cho vay; nguyên nhân chủ yếu đến từ việc khách hàng sử dụng NV ký quỹ kém hiệu quả gây thua lỗ nặng, thậm chí là phá sản.

Lúc này CTCK sẽ thực hiện bán thế chấp danh mục GDKQ; mặc dù vậy, với những cổ phiếu đang trong xu hướng giảm mạnh thì vấn đề thanh khoản lại trở thành rào cản cho CTCK trong việc thu hồi vốn. Một trường hợp kinh điển phải kể đến đó là trường hợp của cổ phiếu FTM giai đoạn tháng 8 năm 2019. Câu chuyện là khi các cổ đông FTM mở tài khoản GDKQ tại nhiều CTCK khác nhau sau đó giao dịch chính cổ phiếu của công ty mình. Trong trường hợp này, TS thế chấp chính là cổ phiếu

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 50)