Rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 57 - 61)

-I- Nguyên nhân khách quan

Giai đoạn năm 2018 - 2019 khi cuộc chiến tranh thương mại giữ Hoa Kì và Trung Quốc tiếp tục kéo dài đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế toàn cầu. Tình hình chính trị tại các điểm nóng trên thế giới khiến các chuỗi cung ứng bị đình trệ qua đó làm chững lại đà đi lên của kinh tế thế giới. Kết thúc 2019, mức tăng trưởng

kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3,07% và là mức tăng thấp nhất trong hơn một thập kỷ gần nhất tại thời điểm đó. Tuy vậy, Việt Nam vẫn gặt hái được một số thành công nhất

bất động sản đã thu hút NV đầu tư cả trong và ngoài nước. Một số ngành mới nổi thu

hút khu vực tư nhân đầu tư gồm: BĐS, dầu khí, năng lượng tái tạo.

Phòng phân tích và QTRR tại VPS đánh giá rủi ro thị trường sau khi hoàn thiện cũng như cập nhật các BCPT nhận định thị trường trong từng giai đoạn và báo cáo ngành.

Theo phòng QTRR tại VPS, HĐKD của công ty chủ yếu chịu rủi ro thị trường

khi có sự thay đổi về giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái và lãi suất.

a. Tỷ giá hối đoái

VPS hoạt động mua bán trao đổi chủ yếu bằng đồng nội tệ, qua đó hạn chế được rủi ro về tỷ giá khi các đồng tiền ngoại tệ biến động. Thực tế, tác động của tỷ giá ngoại tệ đến giá chứng khoán trong nước và tâm lý nhà đầu tư mới là nguyên nhân

chính dẫn đến rủi ro tỷ giá tại VPS.

b. Lạm phát

Lạm phát luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu mỗi khi nhắc đến sự phát triển của TTCK và các CTCK thành viên. Chỉ số CPI đại diện cho mức độ lạm phát nói lên sự biến động của giá cả hàng hóa và dịch vụ nội địa. Chính vì vậy, sự thay đổi

trong tỷ lệ lạm phát sẽ gián tiếp tác động đến giá chứng khoán, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư

c. Lãi suất

Giá chứng khoán và lãi suất được biết đến là hai đại được biến thiên ngược chiều. Lãi suất giảm đồng nghĩa với việc dòng tiền đầu tư sẽ đổ vào các kênh như bất

động sản hay chứng khoán, điều ngược lại cũng xảy ra khi lãi suất tăng. Ngoài ra, lãi suất còn ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp, nếu tăng quá cao sẽ khiến chi phí lãi vay tăng cao từ đó suy giảm lợi nhuận. Bởi vậy, lãi suất luôn là chỉ số được VPS nói riêng và các công ty chứng khoán khác nói chung quan tâm. Chỉ tiêu và kết quả đánh giá

-I- Chỉ tiêu và kết quả đánh giá a. Lãi suất chính sách

Xu hướng chủ đạo về tình hình lãi suất tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 là giảm với các chỉ số LSCV, LSĐH, LSHĐ đều chứng kiến sự sụt giảm. Bên cạnh các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hay trần LSCV, NHNN Việt Nam đồng thời cũng ban hành thêm LSTCV và LSTCK nhằm điều hành thị trường tiền tệ. Việc theo dõi lãi suất của NHNN có tác động lớn đến tâm lý các nhà đầu tư và gây ra những biến động nhất định trên TTCK, LSTCV và LSTCK được dùng để đánh giá rủi ro thị trường bởi thực tế đây là chính sách do nhà nước quy định, những chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố khó ước lượng khác trong nền kinh tế qua đó ảnh hướng trực tiếp đến giá cổ phiếu.

b. Chỉ số VN - Index và HNX - Index

VN-Index và HN - Index là hai chỉ số đại diện cho xu hướng dao động giá chứng khoáng. Trong đó, chỉ số VN - Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại TP.HCM và được tính bằng trung bình cộng vốn hóa của toàn bộ cả phiếu đang niêm yết trên sàn. Chỉ số HNX - Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội và cách thức tính chỉ số này tương như VN - Index nhưng áp dụng cho nhóm cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội. Sự thay đổi của chỉ số VN - Index và HNX - Index được thể hiện dưới dạng đồ thị dưới đây:

Hình 2.15. Biến động chỉ số VN - Index giai đoạn 2018 đến nay

Năm 2018 2019 2020

(Nguồn: fireant. vn)

Các chuyên gia phân tích tại VPS sử dụng công cụ PTKT trên biểu đồ biến động giá chứng khoán để xác định xu hướng thị trường trong tương lai và đưa ra các kịch bản quản trị rủi ro hợp lý. Những kịch bản nhận định đó ngoài việc được sử dụng để thay đổi danh mục GDKQ còn là nguồn thông tin tham khảo để khách hàng có cái nhìn toàn cảnh và khách quan về TTCK trong từng thời kỳ.

Thị trường có biến động rõ ràng nhất tại thời điểm đầu quý 2 năm 2020 khi giá cổ phiếu chạm đáy do ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Tuy nhiên sau đó với những dấu hiệu tích cực từ sự kiểm soát tốt tịch bênh tại Việt Nam, cùng với đó là tình hình vĩ mô ổn định thì giai đoạn cuối năm 2020, thị trường bắt đầu khởi sắc, thậm chí đã có thời điểm tiệm cận đỉnh lịch sử 1200 điểm. Việt Nam đã có những chính sách điều tiết kịp thời để ổn định tâm lý thị trường qua đó giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến giá chứng khoán.

Một phần của tài liệu 149 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCP chứng khoán VPS giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 57 - 61)