7. Kết cấu khóa luận
2.2. Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty
2.2.4. Tổng hợp phân tích môi trường và lựa chọn chiến lược
2.2.5. Ma trận
SWOT
1. GDP tăng.
2. Lãi suất, thị trường tài chính ổn định.
3. MT chính trị, pháp luật ổn định.
4. Đầu tư nước ngoài phát triển.
5. Thu nhập bình quân đầu người tăng.
6. Sức mua và nhu cầu tăng.
7. Gia tăng khách nước ngoài.___________________ 1. Thủ tục pháp lý còn rườm rà. 2. Tình hình lạm phát diễn biến phức tạp. 3. Kinh doanh BĐS có tính chất chu kỳ.
4. Đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh.
S: Điểm mạnh
1. Khả năng tài chính của công ty.
2. Nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn.
3. Nhân viên chuyên nghiệp.
4. Có quan hệ tốt với các cơ quan. 5. BGĐ có năng lực, tầm nhìn. 6. Chất lượng sản phẩm. 7. Công ty uy tín.__________ Các chiến lược SO
- Chiến lược phát triển sản phẩm: áp dụng điểm mạnh của công ty, cung cấp sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.
- Chiến lược phát triển thị trường: Mở rộng đầu tư, chuẩn bị các sản phẩm BĐS tại các tỉnh và thành phố lân cận Hà Nội.
Các chiến lược ST:
- Chiến lược hội nhập dọc về phía sau: Hợp tác với nhà cung ứng, chủ đầu tư để trở thành nhà phân phối chính thức.
- Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh: Giới thiệu BĐS mới, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
W: Điểm yếu
1. Hoạt động Marketing yếu.
2. Các bộ phận chức năng trong bộ máy chưa có phân biệt rõ ràng.
3. Chưa có kế hoạch đào tạo hợp lý để giữ chân nhân tài.
4. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi._____________
Các chiến lược WO:
- Chiến lược Marketing: Tăng cường công tác Marketing để có chính sách và hướng đi đúng đắn trong tương lai.
Các chiến lược WT:
- Chiến lược liên doanh, liên kết: Liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển mạnh hơn nữa các dự án. - Chiến lược tổ chức nhân sự: Điều chỉnh phân công công việc phù hợp, đào tạo đội ngũ quản lý tương lai là người Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Nhờ việc phân tích các ma trận EFE, IFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh, Hà Nội Best đã có cái nhìn chi tiết về các yếu tố MT, các vấn đề liên quan, hình thành nên các yếu tố tạo thành ma trận SWOT nhằm định hình chiến lược cụ thể cho Hà Nội Best.
Từ ma trận SWOT và phân tích MT kinh doanh của DN, hình thành các nhóm chiến lược cho Công ty TNHH ĐTKD và QL BĐS Hà Nội Best như sau:
❖ Nhóm chiến lược S-O: Khai thác điểm mạnh, nắm bắt cơ hội.
Chiến lược phát triển sản phẩm: Công ty sử dụng các thế mạnh như Ban lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn kết hợp với thị trường tài chính, MT chính trị ổn định, cho người nước ngoài được phép đầu tư và sở hữu các tài sản BĐS là một tín hiệu đáng mừng cho Công ty và thị trường; đầu tư FDI và sức mua của người tiêu dùng tăng, đòi hỏi DN cần cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt để khác biệt hóa sản phẩm của mình, tạo dấu ấn trên thị trường.
Chiến lược phát triển thị trường: GDP tăng, kết hợp với sự đô thị hóa mạnh mẽ,
thu nhập và chất lượng đời sống được cải thiện, tạo cơ hội mở rộng khu vực kinh doanh sản phẩm BĐS trên khắp tỉnh thành trong cả nước.
❖ Nhóm chiến lược W-O: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu
Chiến lược marketing: Việc tận dụng cơ hội thị trường giúp Hà Nội Best phát triển sản phẩm mới để phục vụ KH nước ngoài ngày càng tăng. Việc phát triển sản phẩm mới sẽ thúc đẩy hoạt động marketing phát triển, quảng bá tốt hơn đến KH, từ đó cơ cấu công ty sẽ ngày càng hoàn thiện và chuyên trách hơn. Từ đó, thúc đẩy bán hàng qua công cụ marketing chuyên nghiệp, đưa thương hiệu Hà Nội Best đến với mọi tầng lớp KH trong xã hội.
❖ Nhóm chiến lược S-T: Dùng điểm mạnh khắc phục nguy cơ
Chiến lược hội nhập dọc về phía sau: Công ty tận dụng khả năng tài chính và ban lãnh đạo có tầm nhìn để đề xuất các sản phẩm có chất lượng tốt nhằm hợp tác cố định và lâu dài với nhà cung cấp, từ đó có nhiều cơ hội sở hữu, trúng thầu các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, hình thức.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh: Bằng khả năng tài chính và nguồn nhân lực
chất lượng, công ty có danh tiếng tốt, công ty có thể đa dạng hóa loại hình kinh doanh,
mang lại nhiều lựa chọn cho KH từ mặt hàng kinh doanh đến hình thức thanh toán, nhằm khắc phục nguy cơ cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ.
❖ Nhóm chiến lược W-T: Khắc phục điểm yếu, hạn chế nguy cơ
Chiến lược liên doanh liên kết: Hà Nội Best cần hợp tác với đôi thủ cạnh tranh để cải thiện về mặt công nghệ, tài chính, kinh nghiệm đầu tư BĐS, để cùng nhau phát
triển thương hiệu và mở rộng được phạm vi kinh doanh với phương châm ngày càng phát triển, đôi bên cùng có lợi. Để xây dựng được lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ
nước ngoài, các DN trong nước cần hợp tác đồng đồng lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết.
Chiến lược tổ chức nhân sự: Nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về cơ cấu tổ chức và chuyên biệt hóa chức năng của các phòng ban, đào tạo nhân sự về lâu dài để nắm các vị trí chủ chốt của công ty, tăng lượng nhân lực có trình độ chuyên môn cao,
hiểu rõ thị trường BĐS Việt Nam, để đối đầu với đối thủ cạnh tranh ngày càng quyết liệt về hoạt động và lớn mạnh về quy mô.
STT Chỉ tiêu Thực hiện 2017 Thực hiện 2018 Thực hiện 2019 Tỷ lệ tăng trưởng , (%) 2018/2017 2019/2018 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 63.919,56 69.683,27 78.477,14 9,02 12,62 2 Giá vốn hàng bán 40.950,16 46.205,84 49.102,31 12,83 6,27 3 LN gộp 22.969,40 23.477,43 29.374,83 2,21 25,12 4 LN thuần hoạt động kinh doanh 15.925,46 15.206,52 18600,63 (4,51) 22,32 5 LN trước thuế 15.458,94 14.571,00 17.861,20 (5,74) 22,58
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
a. Phân tích ma trận I-E
Để xác định đúng vị thế chiến lược của Công ty, ta xây dựng ma trận I-E qua các ma trận IFE và EFE đã lập ở trên. Với ma trận IFE đạt 2,75 điểm, nằm trên trục ngang và ma trận EFE đạt 2,9 điểm nằm trên trục dọc. Vị thế chiến lược của công ty là giao điểm của 2 điểm trên như ma trận dưới đây:
Bảng 2.15. Ma trận I-E, ma trận tổng hợp bên trong-bên ngoài của Công ty
EFE' yếu tố MT bên ngoài
Ma trận cho thấy vị thế chiến lược của Công ty ở vùng màu vàng nghĩa là Công
ty nên nắm giữ và duy trì, kết hơp với ma trận SWOT đã phân tích ở trên, công ty nên tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh và xây dựng công ty với những chiến lược tăng trưởng có chọn lọc là: Chiến lược phát triển thị trường, Chiến lược phát triển sản phẩm, Chiến lược Marketing.
Nguyễn Thu Huyền 61 K19QTDNB
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng