7. Kết cấu khóa luận
2.2.1. Thực trạng về tầm nhìn, sứ mệnh, và mục tiêu chiến lược của Công ty
a. Tầm nhìn, sứ mệnh
Trong quá trình kinh doanh, Hà Nội Best đã xác định rõ ràng cốt lõi của công ty, giá trị và tầm nhìn, sứ mệnh của mình như sau:
STT
Mục tiêu Quy mô
hiện tại Mức độ tăngtrưởng đến 2020 Mức độ tăng trưởng đến 2025 1 Doanh thu (tỷ đồng) 80 107 136 2 Thị phần (%) 0,08 0,11 0,14 3 Số sản phẩm 30 45 60 4
Thu nhập bình quân lao động
(triệu đồng/tháng)
15 21 62
5 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 14 18 23
Nguồn: Công ty TNHH ĐTKD và QL BĐS Hà Nội Best
Nguyễn Thu Huyền 25 K19QTDNB
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Có thể thấy, Công ty TNHH ĐTKD và QLBĐS Hà Nội Best đã xác định cụ thể, rõ ràng các giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Đó chính là cơ sở, tiền đề để các hoạt động, CLKD từng thời kỳ dựa vào và phát huy hiệu quả của mình.
b. Mục tiêu chiến lược.
Trong hoạt động kinh doanh, Công ty xác định mục tiêu chiến lược như sau: “Xây dựng hệ thống môi giới, tư vấn, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường, nhằm thúc đẩy sự hiệu quả, tính chuyên nghiệp và sáng tạo trong mọi thời điểm, luôn không ngừng nâng cao tìm hiểu và đổi mới để phù hợp với thị trường, trở thành sàn giao dịch uy tín nhất miền Bắc và tương lai sẽ dẫn đầu thị trường.”
Để làm rõ mục tiêu chiến lược của Hà Nội Best trong giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến 2025, theo chia sẻ của bà Phan Thị Hoài, Giám đốc Công ty, kết hợp với dữ liệu thu thập được về kế hoạch kinh doanh, thu được kết quả như sau:
Nguồn: Phòng Tài chính
Mục tiêu mà Công ty đặt ra là khá khả thi, đặc biệt là mục tiêu tăng doanh số. Mục tiêu chiến lược của Công ty được xây dựng trên cơ sở phân tích nhu cầu làm việc, đầu tư kinh doanh và sinh sống của người nước ngoài tại Việt Nam (là khách hàng mục tiêu của Hà Nội Best), và nhu cầu “An cư lạc nghiệp” của người Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng có điều kiện và nhu cầu sống ở môi trường tốt nhất. Từ đó có thể đánh giá sơ bộ mục tiêu chiến lược mà DN xâu dựng khá là phù hợp với định hướng phát triển của DN.
Nhận xét: Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu kinh doanh của Công ty Hà Nội Best
đã được xác định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với ngành nghề và nguồn lực hiện tại của Công ty. Nhân viên được đào tạo để trở thành đại diện ưu tú của Công ty, là hình ảnh tinh nhuệ và phong thái chuyên nghiệp với đối tác và khách hàng. Nhân viên tiếp nhận và đồng tình với các giá trị văn hóa vô hình mà Ban Giám đốc truyền đạt, tạo ra một tập thể đoàn kết và vững mạnh.
2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty 2.2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a. Phân tích môi trường kinh tế
❖ Thứ nhất, tổng sản phẩm nội địa GDP
Biểu đồ 2.1. Tổng sản phẩm nội địa GDP giai đoạn 2015-2019
GDP (tỷ USD) —Tăng trưởng (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung, nhiều triển vọng và điểm sáng đã xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam thời gian gần đây, dù sự giảm tăng trưởng vẫn xuất hiện do tính chu kỳ của nền kinh tế nói chung. Sau khi tăng trưởng đạt 7,1% và chạm đỉnh tăng trưởng vào năm 2018 (đạt 245,2 tỷ USD), sức cầu bên ngoài giảm và do chính sách tín dụng và tài
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
khóa được Nhà nước duy trì thắt chặt. Năm 2019 nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ đạt khá, cải thiện chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động. Tốc độ tăng GDP năm 2019 đạt 6,8%, quy mô GDP tăng lên khoảng 266,5 tỷ USD. Theo kết quả đó, mục tiêu mà Quốc hội đề ra đã đạt được, đều là nhờ những cải cách kinh tế đã triển khai, đặc biệt là cải cách về MT đầu tư để thông thoáng hơn.
Cùng với đó, có dấu hiệu tích cực trong sự chuyển dịch của mô hình tăng trưởng, nền kinh tế hiện nay tuy vẫn còn phụ thuộc vào khoáng sản nhưng sự phụ thuộc này đang giảm dần và được kế hoạch khai thác thích hợp. Về tăng trưởng tín dụng, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từng bước khảng định được vị thế quan trọng của mình. CPI (được gọi là Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng) dao động mức 2,7-3% và được kiểm soát tối ưu. Việt Nam cải thiện đáng kể hệ số tín nhiệm của mình nhờ ổn định được thị trường tài chính. Dù vậy, năm vừa qua, tổng thu ngân sách nhà nước ước vượt 3,3% so với dự toán trước đó; đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng tổng chi cân đối, và tỉ lệ bội chi bằng khoảng 3,4% GDP, đáng mừng là nợ công giảm còn 57% GDP nhưng vẫn cần được cải thiện.
Nền kinh tế dần đi vào cơ cấu thực chất và đúng hướng. Cải thiện MT đầu tư kinh doanh lành mạnh và minh bạch hơn, duy trì được số DN mới ở mức cao, và tăng mạnh số vốn được đăng ký. Nhiều nguồn lực được huy động cho đầu tư phát triển, đầu tư tư nhân tăng trưởng mạnh mẽ nhất và cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng ngày càng tích cực. Tổng vốn đầu tư đạt mục tiêu đề ra, ước đạt 33,8% toàn xã hội. Với sự nỗ lực của Nhà nước, cộng đồng DN và nhân dân cả nước, giá trị GDP nước ta đã liên tục tăng trưởng và hy vọng sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới với những chính sách hoàn thiện MT kinh doanh và thúc đẩy DN tư nhân phát triển kinh tế và có những mô hình tăng trưởng phù hợp của các cơ quan Nhà nước.
❖ Thứ hai, thu nhập bình quân đầu người
Giai đoạn vừa qua, kinh tế nước ta biến động theo tình hình dịch chuyển dần theo chiều sâu, chất lượng có sự cải thiện, tăng trưởng về năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người.
Khóa luận tôt nghiệp Học viện Ngân hàng
2365.6
Biểu đồ 2.2. Thu nhập bình quân đầu người (đơn vị: USD)
3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2015 2016 2017 2018 2019
Nguồn: Tổng cục thông kê
Nhìn chung thu nhập bình quân ở Việt Nam có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây, tốc độ tăng như sau:
- Giai đoạn 2016-2015, tăng107,1 USD/người, tỉ lệ tăng 5,1% - Giai đoạn 2017-2016, tăng 173,4 USD, tỉ lệ tăng 7,9% - Giai đoạn 2018-2017, tăng 201 USD, tỉ lệ tăng 8,5% - Giai đoạn 2018-2019, tăng 219,4 USD, tỉ lệ tăng 8,5%
Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2016-2019 là 7,5%, tăng trưởng năm 2019 đạt chỉ tiêu đề ra. Có thể thấy Việt Nam là một quốc gia tăng trưởng nhanh, đạt mức cao sao với khu vực và thế giới, nhưng xét về con số tuyệt đối thì Việt Nam vẫn là nước có thu nhập trung bình thấp. Dù vậy, xét ở phạm vi trong nước, thì đây là những con số đáng mừng.
Trong giai đoạn năm 2002 đến năm 2018, ở Việt Nam số người thoát nghèo đã đạt hơn 45 triệu người, tỉ lệ nghèo ở Việt Nam từ hơn 70% đã giảm mạnh, chỉ còn dưới 6%. GDP bình quân đầu người đạt con số 2500 USD vào năm 2018, đã tăng gần 11 lần so với năm 2020. Cùng với việc thu nhập bình quân của người dân tăng lên sẽ
STT Ngân hàng Tháng 4/2018 Tháng 4/2019 Tháng 4/2020
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
khiến tiêu chuẩn về cuộc sống được cải thiện và theo đó nhu cầu nhà ở chắc chắn sẽ tăng lên. Đây là cơ hội để các DN kinh doanh lĩnh vực BĐS nói chung và Hà Nội Best nói riêng phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thu nhập của người dân tăng lên đồng nghĩa với yêu cầu về chất lượng, thiết kế, độ an toàn... của các dự án BĐS trở nên khắt khe hơn. Điều này là thách thức đối với các DN kinh doanh BĐS trong quản lý chất lượng sản phẩm, dự án để đáp ứng nhu cầu của nhóm KH khó tính.
❖ Thứ tư, thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng
Do sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự dùng dằng đi hay ở trong khối EU của Anh trong thời gian qua,. kinh tế Việt Nam với MT vĩ mô ổn định, đạt những chỉ số GDP khả quan, từng bước tháo gỡ chính sách để tạo MT tốt nhất cho DN, khiến cho thị trường tài chính có nhiều điểm sáng. Một mặt kéo các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam, mặt còn lại, các nguồn vốn trong nước được đánh thức.
Một trong những sự kiện nổi bật Ngành tài chính trong năm 2019 vừa qua và trong giai đoạn 5 năm trở lại đây đó chính là Ngân sách nhà nước 2019 đạt 1539,4 nghìn tỷ đồng, so với dự toán thì con số này vượt kế hoạch 9,1%. Với những nguồn vốn này, Việt Nam có thể đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng và có nguồn lực để giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp thiết xảy ra trong sự biến động phức tạp của kinh tế. Cũng trong năm 2019 thì nợ công chiếm khoảng 55% GDP, so với năm 2016 là tỷ lệ 63,7% thì con số hiện nay có xu hướng giảm mạnh. Ngoài ra, nợ Chính phủ năm 2016 là 52,7% thì trong năm 2019 giảm còn 48% GDP. Những con số này góp phần đảm bảo bền vững tài khóa và an toàn nợ công.
Mỗi ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất cho vay khác nhau tùy theo CLKD của ngân hàng. Theo số liệu mới nhất được cập nhật vào tháng 4/2020, lãi suất cho vay lĩnh vực BĐS của các ngân hàng dao động từ 6.9% đến 11.5% tùy theo kỳ hạn trả nợ. Việc áp dụng các mức lãi suất cho vay khác nhau tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân lựa chọn sản phẩm tín dụng phù hợp với khả năng và tình hình kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn mở rộng kinh doanh của công ty. Nhìn chung, mức lãi suất huy động cho vay đang được kiểm soát tốt bởi
Nguyễn Thu Huyền 30 K19QTDNB
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay phổ biến là 5-7% và tùy từng lĩnh vực sẽ có mức lãi suất khác nhau. Ve thời hạn, ở các lĩnh vực phổ biến, lãi suất cho vay dao động 8-10%/ năm đối với ngắn hạn, 10-12%/năm đối với dài hạn.
Theo đó, mức lãi suất trong lĩnh vực kinh doanh BĐS của một số Ngân hàng Thương mại áp dụng được biểu diễn ở bảng sau:
1 VPBank 8,4% 7,9% 9.5%
2 TPBank 7,9% 9,2% 10,5%
3 Shinhan Bank 7,2% 8,1% 7,5%
4 BIDV 7,8% 7,8% 8%
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 mNă 2018 Nă m 2019 Tỷ lệ tăng trưởng 2018/2017 Tỷ lệ tăng trưởng 2019/2018 1 Số dự án được cấp phép mới Dự án 2591 304 5 3883 17,5% 27,5% 2 Tổng vốn đăng ký được cấp mới Tỷ USD 835,8 635,4 238,0 -1,2% 7,2% 3 Vốn thực hiện Tỷ USD 17,5 19,1 820,3 9,1% 6,7%
Nguồn: Số liệu tổng hợp Phòng kế hoạch các Ngân hàng TMCP
Hà Nội Best sẽ có kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất, và các biện pháp, chính sách của Nhà nước với mục tiêu thắt chặt, hạn chế tín dụng phi sản xuất, trong khi thị trường không có nguồn cung tài chính dồi dào. Các ngân hàng thì tăng lãi suất và hạn chế những chương trình ưu đãi dành cho BĐS.
❖ Thứ tư, tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam
FDI tăng đồng nghĩa gia tăng đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam. Từ đó kích thích nền kinh tế cũng như thị trường kinh doanh BĐS phát triển. Nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trực tiếp cho đầu tư BĐS công nghiệp (ví dụ xây dựng khu CN phục vụ cho quá trình sản xuất) và hỗ trợ nhu cầu BĐS nhà ở hay thương mại một cách gián tiếp (mua bán nhà ở cho các chuyên gia nước ngoài, văn phòng cho thuê đối với DN nước ngoài...). Giai đoạn 2017-2019, việc cấp phép cho các dự án FDI và đăng ký vốn FDI tại nước ta liên tục tăng, và đạt cột mốc mới vào năm 2019, lần đầu tiên số vốn giải ngân ở nước ta đạt trên 20 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài: “Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc Việt Nam vẫn
Nguyễn Thu Huyền 31 K19QTDNB
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ. ” Bằng chứng cho thấy, đã có 19 ngành lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào VN trong năm 2019. Với sự gia tăng đáng kể của nguồn vốn FDI vào VN như trên sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiên mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh.
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng trên nhiều lĩnh vực, và Chính Phủ có các nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, hệ thống ngân hàng được cải tổ, thị trường BĐS được kiểm soát khiến nền kinh tế có những dấu hiệu tốt và thị trường được dự báo sẽ sớm trở lại đà tăng trưởng và phát triển ổn định hơn.
Nhận xét: Việc phân tích MT kinh tế của Công ty luôn bám sát những số liệu
của các cơ quan chức năng như: Cục thống kê, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư...
Những cơ hội rút ra sau khi phân tích các yếu tố thuộc MT kinh tế trên là: kinh tế phát triển, ngân hàng kiểm soát hợp lý lãi suất, mức thu nhập của người dân tăng, tăng ổn định nguồn vốn FDI vào nước ta. Đầu năm 2020, dưới sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 và kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy thoái, thì việc kiểm soát tốt bệnh dịch là một lợi thế lớn để Việt Nam có thể đi trước trong nhiệm vụ hồi phục kinh tế, đồng thời tận dụng cơ hội để thiết lập vị trí mới trên trường quốc tế, tạo ấn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
tượng với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong hoàn cảnh này, Nhà nước cũng chỉ ra những yếu tố cốt lõi đi đầu để hồi phục kinh tế đó là các thành phần kinh tế nước nhà cần được khuyến khích hơn và có chính sách để thu hút đầu tư từ nguồn này, đối với xuất khẩu và đầu tư công cần được đẩy mạnh, đối với tiêu dùng, hàng nội địa cần được hỗ trợ xứng đáng khuyến khích người dân sử dụng hàng nội địa cao cấp, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, một số thách thức cũng được nhận biết và lưu ý như: yêu cầu khắt khe
của KH, càng ngày chất lượng sản phẩm càng được đòi hỏi cao hơn, các căn hộ, nơi lưu trú ngày càng cần đảm bảo về an toàn, tiện ích và dịch vụ đi kèm. Và trong thời gian qua do dịch COVID-19 mà các DN trong ngành dịch vụ bị ảnh hưởng rất nặng nề, có nhiều nhà hàng, khách sạn,... đăng bán, chuyển nhượng, cũng có rất nhiều vụ sáp nhập và mua bán DN được diễn ra, nên các DN sống sót sau thời gian này sẽ là người đi đầu, chiếm thị phần lớn và định hình thị trường. Do đó, không thể tránh được
sự thay đổi tất yếu trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng thương mại quốc gia và quốc tế cũng biến đổi theo, kéo theo thay đổi về ưu tiên chính sách kinh tế và thương mại hỗ trợ DN quốc gia.
b. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật
Trong “Báo cáo năng lực canh tranh của Việt Nam năm 2010” từ Viện Nghiên