Tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực dạy học​ (Trang 25 - 28)

triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông

1.2.3.1. Tổ chuyên môn

Theo Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo, quy định ở Điều 16. Theo qui định của Điều lệ: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, GV, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường trung học được tổ chức thành TCM theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học trung học cơ sở, THPT [6].

TCM là một thành phần cấu thành trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Các tổ, nhóm CM có mối quan hệ hợp tác, phối hợp cùng với các bộ phận, tổ

chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục.

Trong trường THPT thường có 2 loại TCM: Tổ đơn môn một môn) và tổ liên môn (nhiều môn). Ở nhiều trường có thể có cả hai loại TCM môn này. Trong trường hợp có tổ liên môn thì khi sinh hoạt CM lại có thể được tách ra thành các nhóm CM để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Tổ trưởng TCM là người được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ điều hành TCM. Để TCM môn hoạt động hiệu quả, TTCM cần xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng về mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cần thiết trong tổ để thích ứng và phát triển. Cần thực hiện các biện pháp quản lý để đạt được mục tiêu đã định [5, tr.53].

* Nhiệm vụ của tổ chuyênmôn

Theo qui định tại điều 14. Thông tư số 32/2020TT-BGD&ĐT, TCM có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học,…

- Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… [4].

* Chức năng của tổ chuyên môn trong trường trung học phổthông

- Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động CM, nghiệp vụ dạy và học. - Trực tiếp quản lý GV trong tổ theo quy định.

* Nhiệm vụ của Tổ trưởng tổ chuyên môn về quản lý tổ chuyênmôn

+ Lập kế hoạch hoạt động chung của TCM, các kế hoạch cụ thể như kế hoạch ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng, phụ đạo HS… Lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học theo chương trình.

+ Hướng dẫn GV xây dựng và quản lý việc thực hiện Kế hoạch cá nhân, soạn bài, viết chuyên đề…

+ Bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho GV trong tổ: đổi mới KTĐG, Dạy học tích cực, dạy học liên môn, dạy học tích hợp…

+ Tổ chức và điều hành các buổi sinh hoạt CM. Thực hiện dự giờ GV. + Quản lý, kiểm tra, đánh giá GV thông qua các hoạt động như: Thực hiện quy chế CM, soạn giảng theo kế hoạch, kế hoạch dạy học, chuẩn kiến thức kỹ năng, KTĐG HS, hồ sơ CM của các thành viên trong tổ…

- Quản lý hồ sơ học tập của HS:

+ Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoại, nội khóa cho HS để thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Thực hiện các hoạt động khác theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị.

1.2.3.2. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông

Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học tập. Điều 60, Luật Giáo dục năm 2019 thì nhà trường có nhiệm vụ: “Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường” [22]. Trọng tâm của quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Để quản lý hoạt động TCM hiệu quả, HT cần tiến hành thực hiện công tác qui hoạch TCM, quản lý hoạt động dạy học, hoạt động sinh hoạt CM, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM, đội ngũ GV trong TCM.

công tác quản lý đổi mới hoạt động giáo dục; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của HT; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về hoạt động giáo dục mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học, tổ chức hội thảo…

Vì vậy: quản lý hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH là toàn bộ quá trình tác động có định hướng, có mục đích của người quản lý lên đội ngũ GV nhằm bồi dưỡng, phát triển khả năng xây dựng kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức, chương trình môn học; sử dụng các phương tiện dạy học, vận dụng phương pháp dạy học; xây dựng môi trường học tập; quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho GV thông qua các hoạt động của TCM góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực dạy học​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)