Phân cấp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực dạy học​ (Trang 35 - 47)

năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông

1.4.1.1. Hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các Phó hiệu trưởng, lựa chọn xây dựng, quản lý, điều hành các TCM, NCM. Hiệu trưởng trực tiếp bổ nhiệm TTCM. Hiệu trưởng lựa chọn, xây dựng người TTCM có đầy đủ năng lực CM, nghiệp vụ sư phạm cũng như có khả năng quản lý các hoạt động CM ở TCM. Người TTCM cần có NLDH tốt, có uy tín cao trước HS và đồng nghiệp; có hiểu biết sâu sắc về NLDH và các l nh vực khác thuộc CM mình được đào tạo và những yêu cầu về đổi mới đối với môn học hiện nay. Người TTCM còn giữ vai trò GV cốt cán trong nhà trường, cần có năng lực giao tiếp, năng lực khái quát, phán đoán, tổng hợp bởi người tổ trưởng CM vừa là một GV mang nhiệm vụ giảng dạy, vừa là một người quản lý.

1.4.1.2. Tổ trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

TTCM là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu trưởng về việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo quy định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra.

TTCM phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn điều hành các hoạt động phát triển NLDH cho đội ngũ giáo viên là người có NLDH tốt, có khả năng phát triển NLDH cho các tổ viên. phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên trong tổ

TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi của TCM được phân công đảm trách.

Căn cứ vào tình hình thực tế về đội ngũ nhân sự tại các TCM, Hiệu trưởng có thể xây dựng, lựa chọn Tổ phó CM, nhóm trưởng CM theo số lượng đúng quy định. Tổ phó CM, nhóm trưởng CM là người được lựa chọn trong từ các nhóm bộ môn thường là trong một hoặc một vài môn học, là người chịu trách nhiệm chính về bộ môn được phân công, người giúp việc cho TTCM thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu của Hiệu trưởng.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở trường trung học phổ thông

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở trường trung học phổ thông

Để xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển NLDH thì cán bộ quản lý cần thực hiện các biện pháp quản lý để thực hiện các hoạt động sau:

- Phổ biến, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm học của nhà trường:

Truyền đạt các văn bản hướng dẫn, các công văn, chỉ thị của cấp trên theo đúng quy định. Sau khi nhận được các công văn, Hiệu trưởng trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách công tác CM nghiên cứu xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch năm học của nhà trường. Sau đó triển khai tới TCM, GV. Chỉ đạo các TCM thực hiện kế hoạch dạy học và mục tiêu môn học theo đúng quy chế CM.

- Quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, xây dựng KH dạy học, dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề…

- Yêu cầu GV xây dựng KH dạy bù, KH bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, ôn thi THPT quốc gia.

- Xây dựng KH KTĐG, thực hiện tiến độ vào điểm, định kỳ, thường xuyên, đột xuất.

- Xây dựng KH thực tập, thao giảng, thanh tra CM, báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, viết SKKN, NCKH.

- Lập KH đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm CM theo hướng nghiên cứu bài học.

- Xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cho KH hoạt động của TCM, GV, việc đăng ký thi đua khen thưởng của GV, TCM, trường.

- Xây dựng KH đổi mới mục tiêu, hình thức tổ chức, PPDH, KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Xây dựng KH tổ chức các hoạt động xây dựng một môi trường học tập, trải nghiệm sáng tạo, giao lưu học hỏi…

* Hoạt động của Hiệu trưởng

- Lập Kế hoạch nhà trường: Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và tình hình thực tế về đội ngũ GV, HS năng, lực thực hiện của nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho nhà trường trong đó có “Kế hoạch CM” và có các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các kế hoạch chung của nhà trường.

- Chỉ đạo, hướng dẫn TCM xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ và GV. Chỉ đạo, hướng dẫn TTCM, các tổ viên biết cách xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra biện pháp rõ ràng, hợp lý cho từng loại kế hoạch. Có hai loại kế hoạch được quy định trong Điều lệ trường THPT [6] đó là: Kế hoạch hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và kế hoạch hoạt động trong năm học của GV (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân). Ngoài ra, còn có kế hoạch khác như:

+ Kế hoạch học kỳ, kế hoạch hàng tháng

+ Kế hoạch hoạt động CM: Ví dụ: Kế hoạch dạy học môn học theo chương trình của Bộ GD và Sở GD; Kế hoạch thực hiện chuyên đề đổi mới PPDH; Kế hoạch thi GV dạy giỏi; Kế hoạch dự giờ; kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi - phụ đạo HS kém…

- Duyệt kế hoạch và công bố: Các tổ xây dựng kế hoạch TCM, TTCM có trách nhiệm gửi về cho Hiệu trưởng để Hiệu trưởng xem xét và nếu phù hợp thì Hiệu trưởng duyệt và các tổ sẽ tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã dự kiến, nếu còn những nội dung chưa phù hợp thì các TTCM phải điều chỉnh kế hoạch lại sao cho phù hợp với thực tiễn, sát với kế hoạch dự thảo của nhà trường.

* Hoạt động của Tổ trưởng chuyên môn

của TCM trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu giáo dục của tổ, của nhà trường. Đây là kế hoạch thực hiện cho một nhiệm vụ hay công việc cụ thể.

- TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động CM theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Sau đó căn cứ vào năng lực của đội ngũ GV, khả năng thực hiện của HS và thực tế nhà trường triển khai và hướng dẫn các tổ viên xây dựng kế hoạch để thực hiện.

- Kế hoạch hoạt động CM cần đảm bảo kiến thức, chương trình môn học. Khi xây dựng kế hoạch này phải thấy được chủ trương đổi mới của Bộ, Sở và các phương hướng, kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể nhưng phải bám sát vào năng lực của GV và thực tế nhà trường. M i loại kế hoạch có sự phân công công việc cụ thể tới từng tổ viên.

- Kế hoạch năm học của TCM gồm có: Kế hoạch sử dụng các phương tiện dạy học, vận dụng các PPDH; Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý hồ sơ dạy học; Kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm CM theo hướng nghiên cứu bài học; Kế hoạch đổi mới mục tiêu, hình thức tổ chức, PPDH và KTĐG theo hướng tiếp cận phát triển năng lực HS; Kế hoạch thao giảng, hội giảng; Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, HS yếu, kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; Kế hoạch nâng cao chất lượng CM nghiệp vụ cho GV trong tổ, lập kế hoạch thực hiện chương trình theo các tuần, tháng, kì, năm học. Có kế hoạch dạy bù đối với những lớp chậm chương trình.

- TCM xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cho KH hoạt động TCM, GV, đăng ký thi đua, hình thức khen thưởng cho từng đối tượng trong tổ. Ngoài ra TCM còn lập kế hoạch tổ chức các hoạt động xây dựng một môi trường học tập, trải nghiệm sáng tạo, giao lưu học hỏi…

- Hướng dẫn GV lập kế hoạch cá nhân: Căn cứ vào năng lực của GV và tình hình thực tế nhà trường, TTCM hướng dẫn GV xây dựng Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV thường gọi tắt là kế hoạch cá nhân) là bản dự

kiến của GV về những công việc sẽ làm trong năm học, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện mục tiêu của cá nhân trong mục tiêu của TCM.

+ Đối với các GV có các kế hoạch cụ thể theo từng nội dung, từng công việc: Kế hoạch hoạt động trong năm học (kế hoạch cá nhân); Kế hoạch chủ nhiệm lớp; Kế hoạch nâng cao CM nghiệp vụ…

+ Khi xây dựng kế hoạch này phải bám sát vào các chỉ tiêu, tiêu chí đối với kế hoạch chung của trường, của tổ nhưng phải căn cứ theo năng lực của GV và tình hình thực tế từng lớp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.

- Duyệt kế hoạch cá nhân: Các tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân sau đó nộp cho TTCM. TTCM kiểm tra, rà soát các tiêu chí nếu phù hợp thì tổ trưởng ký duyệt.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở trường trung học phổ thông

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch năm học cũng như kế hoạch của các TCM. Nhà trường phân công công việc cụ thể chi tiết cho từng tuần, tháng, học kỳ, năm học để các bộ phần liên quan tiến hành khảo sát tình hình thực tế.

Căn cứ vào các khảo sát, tổng hợp, báo cáo, thống kê của từng bộ phận liên quan để đánh giá hoạt động chuyên môn của TCM để nhà trường kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, điều chỉnh sao cho phù hợp.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng CM cho GV nhằm phát triển NLDH: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn CM cho GV về bồi dưỡng GV theo định kì, thường xuyên và hướng dẫn quá trình tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực người GV: Việc nâng cao năng lực của đội ngũ GV phải xác định tự học, tự bồi dưỡng là chủ yếu. Hiệu trưởng phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ. Thực hiện các hoạt động để động viên, tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự bồi dưỡng, tự đào tạo.

Quá trình này giúp GV phát triển NLDH để tự hoàn thiện, đồng thời nêu gương cho HS.

Bồi dưỡng định kì: Về kiến thức cần xác định như: PPDH, tâm lý học lứa tuổi, đổi mới KTĐG, năng lực tin học, ngoại ngữ… Về kỹ năng có thể kể tới như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống trong dạy học, kỹ năng giáo dục HS (giao tiếp, ứng xử, tạo động lực, giải quyết xung đột).

Bồi dưỡng thường xuyên: Chỉ đạo các TCM lập kế hoạch thực hiện chuyên đề theo từng chủ đề, bài học, nội dung của từng tháng nhằm nâng NLDH và phát huy khả năng tiềm ẩn của m i GV.

- Tổ chức các hoạt động hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học:

Tổ chức các hội thảo, chuyên đề hoạt động hướng dẫn, bồi dưỡng, chia s kỹ năng sử dụng phương tiện và thiết bị đồ dùng dạy học… có thể bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán, bồi dưỡng trong hè, bồi dưỡng qua các hội nghị tập huấn theo kế hoạch của Sở, các hội thảo chuyên đề trong tổ CM...

TCM xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, tổ chức làm thí nghiệm thử đối với các bộ thí nghiệm để kiểm tra độ an toàn, tính hiệu nghiệm, thời hạn của các thiết bị dạy học. Tổ chức các buổi kiểm kê đồ dùng dạy học, thí nghiệm thực hành. TCM lên kế hoạch các bài dạy cần phải sử dụng phương tiện dạy học nào căn cứ vào thực tế), từ đó lên kế hoạch và tờ trình cấp trên để mua thêm thiết bị, đồ dùng thí nghiệm để phục vụ cho việc dạy và học. Hướng dẫn nhóm CM sử dụng và bảo quản các đồ dùng và trang thiết bị khi mượn. Hướng dẫn GV kiểm tra độ an toàn trước khi tiến hành.

- Tổ chức hoạt động đổi mới hoạt động giáo dục nhằm tiếp cận phát triển năng lực học sinh:

Tổ chức dạy học thông qua việc liên tiếp tổ chức các hoạt động học tập, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, những kiến thức chưa biết. Định hướng

học sinh cách tư duy phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa… dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo trong m i học sinh.

Tổ chức các hoạt động dạy học tăng cường phối hợp tập thể với học tập hợp tác, vận dụng sức mạnh của tập thể, hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá nhân để giải quyết các vấn đề.

Tổ chức các hoạt động đánh giá, tự đánh giá lẫn nhau của HS bằng cách sử dụng nhiều hình thức khác nhau, theo hướng dẫn của GV hoặc tự xác định các nội dung, tiêu chí để có thể phê phán, tìm nguyên nhân và cách khắc phục sửa chữa các sai sót…

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng tổ chức triển khai, hướng dẫn quá trình vận dụng, đổi mới PPDH và sử dụng các phương tiện dạy học của GV.

Hướng dẫn GV tự thiết kế bài giảng phù hợp, linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS; kết hợp tốt giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân.

Quản lý việc xây dựng ma trận kiến thức, hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp HS, vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất.

Khi vận dụng và thay đổi PPDH nhất là dạy học tích hợp, liên môn, TCM hoặc nhóm CM cần thiết kế những bài dạy mẫu. Tổ chức học tập chia s những bài dạy hay, bài dạy khó.

Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện và đổi mới PPDH của các nhóm CM và từng GV.

TTCM phải thông hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình, phương pháp đặc trưng bộ môn, để khi có những thay đổi thì mới vận dụng và đổi mới các PPDH được.

Trong m i nhà trường đều cần đến việc xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu học hỏi không ngừng. Trong đó GV có ý thức xây dựng TCM đoàn kết, bền vững, không ngừng trao đổi, trau dồi CM, khích lệ sự sáng tạo giải quyết vấn đề của GV, biết chấp nhận và vượt qua thách thức, chủ động đổi mới, mở rộng liên kết, học hỏi để không ngừng phát triển.

Một tập thể tích cực sẽ tạo ra môi trường học tập tốt từ đó thúc đẩy HS học tập tích cực, chủ động. Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể tích cực, môi trường văn hóa trong TCM, thu hút được phụ huynh HS và cộng đồng cùng tham gia giáo dục sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy học tại nhà trường.

- Tổ chức các cuộc thi: “GV sử dụng đồ dùng giỏi”, thi “Viết sáng kiến kinh nghiệm”, thi “sáng tạo”, … để phát triển NLDH.

- Tổ chức đổi mới hình thức tổ chức và nội dung sinh hoạt CM theo hướng nghiên cứu bài học:

Trong sinh hoạt CM theo hướng nghiên cứu bài học GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: HS học như thế nào? Khó khăn gì? Mục tiêu kiến thức cần đạt được và PPDH có phù hợp, có gây hứng thú cho HS không, kết quả học tập của HS có được cải thiện không? Có cần điều chỉnh không, nếu cần thì điều chỉnh như thế nào?

Sinh hoạt CM theo nghiên cứu bài học giúp tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt mục tiêu dạy học và tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi HS được tham gia vào quá trình học tập, giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh mục tiêu, PPDH phù hợp với đối tượng HS của lớp mình, trường mình.

Tất cả HS có cơ hội tham vào quá trình học tập, GV có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng đối tượng HS, từng HS, đặc biệt những HS có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực dạy học​ (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)