Thực trạng năng lực xây dựng môi trường học tập của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực dạy học​ (Trang 66)

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực xây dựng

môi trường học tập của giáoviên

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%) (n = 62) Điểm TB 4 Tốt 3 Khá 2 Trung bình 1 Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Thân thiện, hòa đồng với

đồng nghiệp và HS 32 51,6 18 29,0 12 19,4 0 0 3,32 2 Kỹ năng hợp tác, cộng tác, chia s tất cả vì sự tiến bộ của HS 31 50,0 16 25,8 15 24,2 0 0 3,26 3

Tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, thuận lợi, an toàn và lành mạnh

35 56,5 11 17,7 13 21,0 3 4,8 3,26

4

Không ngừng học tập, nghiên cứu, lan tỏa đến các đối tượng khác

19 30,6 21 33,9 16 25,8 6 9,7 2,85

Thông qua bảng thực trạng xây dựng môi trường học tập của GV ở trên, ta thấy rằng đội ngũ tập thể CB, GV nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề này. Môi trường học tập có ý ngh a rất lớn và quan trọng đến việc học tập và rèn luyện của HS.

Với khoản gần 20% đánh giá trung bình cho tất cả 4 tiêu chí trong bảng số liệu. Có thể thấy rằng vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật sự thân thiện với cả đồng nghiệp lẫn học sinh; chưa có kỹ năng tốt trong học tác, cộng tác, chia sẽ chưa làm tất cả vì sự tiến bộ của học sinh … đặc biệt có những đánh giá cho rằng vẫn còn GV chưa có ý thức trong việc tạo lập môi trường học tập dân chủ, thân thiện, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. Một số GV còn chưa thực hiện việc không ngừng học tập, nghiên cứu và lan tỏa đến các đối tượng khác.

Như vậy có thể thấy rằng về cơ bản môi trường học tập của nhà trường đã có ở mức đánh giá là tốt và khá. Tuy nhiên nhà trường cần cố gắng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, xây dựng các hoạt động, tạo dựng các cơ sở cho đội ngũ CB, GV, HS một môi trường học tập tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học của nhà trường.

.3.5. Thực trạng năng lực quản lý hồ sơ dạy học của giáo viên

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực quản lý hồ sơ dạy học củaGV

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%) (n = 62) Điểm TB 4 Tốt 3 Khá 2 Trung bình 1 Yếu SL % SL % SL % SL % 1 GV được nhận đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp về hồ sơ dạy học. 45 72,6 17 27,4 0 0,0 0 0 3,73

2 Có đầy đủ hồ sơ dạy học

theo đúng quy định 50 80,6 12 19,4 0 0,0 0 0 3,81 3 Hồ sơ dạy học phản ánh thực tế hoạt động dạy học tại đơn vị 42 67,7 16 25,8 4 6,5 0 0 3,61

Qua bảng đánh giá cho thấy gần như toàn bộ GV đều có năng lực quản lý hồ sơ dạy học tốt và khá với điểm trung bình rất cao 3,72. Bên cạnh đó vẫn còn 6,5% đánh giá cho rằng hồ sơ dạy học tuy đã tốt nhưng chưa thực sự phản ánh được thực tế hoạt động dạy học tại đơn vị.

Qua đó, thấy rằng nhà trường ngoài việc thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hồ sơ dạy học của GV còn cần thêm việc hướng dẫn, động viên, khích lệ giáo viên xây dựng hồ sơ dạy học đầy đủ, phản ánh đúng thực tế tại đơn vị thì mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

2.3.6. Thực trạng năng lực kiểm tra đánh giá

2.3.6.1. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên với học sinh

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

TT Nội dung Mức đánh giá (%) (n=62) Điểm TB 4 Tốt 3 Khá 2 Trung bình 1 Yếu SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng ma trận, nội dung

KTĐG. 50 80,6 12 19,4 0 0,0 0 0,0 3,81 2

Nội dung kiểm tra phù hợp với trọng tâm kiến thức, và các mức độ của kiến thức

52 83,9 10 16,1 0 0,0 0 0,0 3,84

3

Đề KT đáp ứng nhu cầu đổi mới GD theo hướng phát huy NL cho HS

40 64,5 20 32,3 2 3,2 0 0,0 3,61

4 Việc KTĐG hiệu quả quá trình

học, năng lực của người học 19 30,6 43 69,4 0 0,0 0 0,0 3,31 5

Việc kết hợp các hình thức đánh giá trong KTĐG năng lực HS.

34 54,8 26 41,9 2 3,2 0 0,0 3,52

6 Sử dụng kết quả KTĐG để điều

chỉnh hoạt động dạy và học 30 48,4 32 51,6 0 0,0 0 0,0 3,48

Điểm trung bình các tiêu chí 3,59

không quá coi trọng việc kiểm tra khả năng tái hiện lại kiến thức đã học, mà tập trung đánh giá khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống cụ thể. Đánh giá kết quả học tập với các môn học và hoạt động giáo dục ở m i lớp và sau các cấp học chủ yếu để xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, cải thiện kết quả học tập của HS. Cụ thể hơn, có thể thấy rằng đánh giá theo NL là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối tình huống cụ thể

Trong bảng thống kê trên cho thấy năng lực đánh giá của GV với HS đạt kết khá cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giai đoạn hiện nay. Với điểm trung bình là 3,59. Xét về cơ bản thì việc đánh giá đã đánh giá được nhận thức, năng lực của HS qua việc học tập ở trường, ở nhà, và xã hội. Đánh giá năng lực không chỉ ở kiến thức, kỹ năng, mà là đánh giá năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức, … được hình thành từ nhiều l nh vực từ tự nhiên, gia đình và xã hội của một con người.

2.3.6.2. Thực trạng năng lực của giáo viên trong việc đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực.

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực đánh giá học sinh theo định hướng phát triển nănglực

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá (%) (n=62) Điểm TB 4 Tốt 3 Khá 2 Trung bình 1 Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phương pháp nhận thức của HS. 38 61,3 15 24,2 6 9,7 3 4,8 3,42 2 Hệ thống k năng k xảo của HS 41 66,1 16 25,8 4 6,5 1 1,6 3,56 3 Khả năng vận dụng kiến thức vào

thực tế của HS. 33 53,2 24 38,7 3 4,8 2 3,2 3,42 4 Thái độ, tình cảm đối với nghề

nghiệp, đối với xã hội của HS. 25 40,3 27 43,5 6 9,7 4 6,5 3,18

Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học. Mục tiêu cơ bản phải kể đến là đánh giá vì sự tiến bộ của HS, ngh a là quá trình này phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, kiến thức, k năng nào có sự tiến bộ hay còn yếu để điều chỉnh lại quá trình dạy và học. Khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của HS thì phải thực hiện làm sao để HS thấy được sự tôn trọng, không bị sợ hãi, thương tổn để thúc đẩy HS n lực, phấn đấu. Muốn vậy, đánh giá phải diễn ra trong toàn bộ quá trình dạy học, giúp HS so sánh, phát hiện sự thay đổi của cá nhân trên con đường đạt mục tiêu học tập đã đặt ra.

Trong khảo sát trên, điểm trung bình các tiêu chí là 3,40. Đây là điểm số cao, điều đó cho thấy NL đánh giá của giáo viên theo định hướng phát triển NL đã được phát huy tốt. Giáo viên đã nhận thức được đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết đánh giá HS, mà HS phải biết đánh giá lẫn nhau, đánh giá chính mình theo cách của. Khi đó HS mới tự nhận thức được bản thân, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu để tự hoàn thiện minh. Với cách đánh giá ấy sẽ giúp hình thành NL của HS, cái mà chúng ta đang rất mong muốn. Đánh giá phải chính xác, khách quan, chỉ ra được của HS so với mục tiêu, chuẩn đã đề ra. Tổ chức đánh giá HS sau khi kết thúc giai đoạn học tập để GV biết HS mình dạy đã chiếm l nh được những gì, ở phần nào và phần nào còn hổng...

Qua việc khảo sát có thể thấy NL của GV đã đáp ứng được mục tiêu của kiểm tra, đánh giá là:

- Công khai hóa nhận định về NL và kết quả học tập của m i HS, nhóm HS và tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển k năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.

- Giáo viên có cơ sở thực tế để nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, không ngừng phấn đấu phát triển NLDH đáp ứng yêu cầu giáo dục

Đây là một trong những điểm mạnh cần phát huy trong việc nâng cao chất lượng dạy và học theo định hướng phát triển NL cho học sinh.

2.4. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở Trƣờng trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

.4.1. Thực trạng mức độ thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở Trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Khi được hỏi về việc thực hiện hoạt động TCM theo hướng phát triển NLDH của đơn vị thầy T cho biết: “Nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, thông qua việc tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục như tổ chức các chuyên đề, hội giảng, các tiết thao giảng, các hoạt động bồi dưỡng CM, đổi mới sinh hoạt CM đã làm cho NLDH của GV ngày càng được phát triển, đáp ứng yêu cầu giáo dục”.

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạyhọc

TT

Hoạt động tổ chuyên môn theo hƣớng phát triển năng lực dạy học Mức đánh giá (%) (n = 62) Điểm trung bình 4 Rất thường xuyên 3 Thường xuyên 2 Ít khi 1 Không bao giờ SL % SL % SL % SL %

1 Cải tiến các PPDH truyền

thống 0 0,0 12 19,4 46 74,2 4 6,5 2,13 2 Kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức DH 0 0,0 22 35,5 40 64,5 0 0,0 2,35 3 Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật DH tích cực… 0 0,0 20 32,3 42 67,7 0 0,0 2,32 4

Tăng cường gắn DH với tình huống thực tế ứng dụng các chủ đề có nội dung phù hợp

TT

Hoạt động tổ chuyên môn theo hƣớng phát triển năng lực dạy học Mức đánh giá (%) (n = 62) Điểm trung bình 4 Rất thường xuyên 3 Thường xuyên 2 Ít khi 1 Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 5 Sử dụng dạy học theo dự án 0 0,0 0 0,0 62 100 0 0,0 2,00 6 Chú trọng các PPDH đặc thù bộ môn 0 0,0 50 80,6 12 19,4 0 0,0 2,81 7 Sử dụng đa phương tiện, dạy

học qua mạng 0 0,0 5 8,1 57 91,9 0 0,0 2,08 8

Bồi dưỡng GV về PPDH mới đáp ứng yêu cầu chương trình mới

0 0,0 40 64,5 22 35,5 0 0,0 2,65

9 Bồi dưỡng GV về ứng dụng

công nghệ thông tin 0 0,0 35 56,5 27 43,5 0 0,0 2,56 10 Tăng cường trang thiết bị

DH mới 0 0,0 52 83,9 10 16,1 0 0,0 2,84 11 Đổi mới kiểm tra, đánh giá 0 0,0 10 16,1 52 83,9 0 0,0 2,16

Điểm trung bình các tiêu chí: 2,38

Nghiên cứu về thực trạng thực hiện các hoạt động của TCM theo hướng phát triển NLDH ở Trường THPT Tiền Phong chỉ ra một số vấn đề cụ thể sau đây về mặt PPDH:

- Phương pháp thuyết trình của GV vẫn là được sử dụng quá nhiều, làm giảm tính chủ động tích cực của HS;

- Việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế;

- Chưa gắn được phát triển nội dung dạy học với tình huống thực tiễn; chưa đưa các tình huống thực tiễn vào dạy học theo các hoạt động.

- Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bước đầu thực hiện ở một số giáo viên;

- Việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn chưa được chú ý đúng mức;

- Hoạt động bồi dưỡng GV, đổi mới PPDH đã được chú ý nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, ở đâu đó vẫn dừng lại ở việc hình thức, chưa có kết quả tốt thực sự. Qua đó, có thể thấy rằng để đổi mới PPDH thì cần hoạt động bồi dưỡng GV và đầu tư trang thiết bị DH. Tuy nhiên, đầu tư như vậy không phải là tất cả, vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đặc biệt là hoạt động DH nhằm phát triển NL học sinh. Bằng các PPDH tích cực đã dẫn đến các hoạt động nhận thức của HS được cải thiện nhưng mới tập trung ở hình thức, còn tích cực các hoạt động giải quyết vấn đề đặc biệt vấn đề thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn.

- Việc đổi mới đánh giá, kiểm tra và đổi mới thi cử còn chưa tốt, điều này tác động khó khăn rất lớn trong việc đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

Qua thực trạng có thể hình thành bộ phận HS có tính thụ động cao, khả năng sáng tạo và vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống chưa thật tốt. Qua đó, có thể thấy rằng chưa đạt được mục tiêu giáo dục là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo…” [22].

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc cải cách toàn diện giáo dục THPT và đổi mới PPDH mà cấp thực hiện là đổi mới trong quản lý TCM theo hướng phát triển NLDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thông tại trường THPT Tiền Phong trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2. Thực trạng những thuận l i và khó khăn khi tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học ở Trường Trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

NLDH ở trường THPT Tiền Phong luôn được đánh giá khá tốt, thể hiện qua các mặt:

- Chi bộ đảng, BGH nhà trường rất quan tâm về công tác giáo dục của trường và việc thực hiện đổi mới công tác quản lý TCM theo hướng phát triển NLDH cho GV nhà trường.

- Giáo viên trường THPT Tiền Phong đa phần là GV tr nên rất nhiệt tình trong công tác, rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng để đổi mới phương pháp giáo dục, KTĐG.

- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho GV đi học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn trong các huyện Mê Linh, Sóc sơn. Tổ chức Hội giảng, trao đổi chuyên môn và các cuộc tập huấn khác của cấp trên.

- Nhà trường đang được nhà nước đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học của nhà trường.

Để có cái nhìn tổng quát hơn cũng như đưa ra những giải pháp hiệu quả khi tổ chức các hoạt động chuyên môn theo hướng phát triển năng lực. Tôi đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn để đánh giá sự khó khăn khi thực hiện việc đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực dạy học​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)