Phân tích chung về lợinhuận củaCông ty CP ABC Bắc Ninh

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 50)

Lợi nhuận của doanh ngiệp được thể hiện trên hai số liệu chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Để đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận của Công ty ABC Bắc Ninh ta có bảng dưới đây:

Bảng 2: Kết cấu lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tính toán của tác giả

2016 2017 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

DTT từ BH 34,537,430,994 79,688,148,844 105,170,881,322 45,150,717,85 0 113 25,482,732,478 31.98 GVHB 25,290,475,291 59,236,699,626 72,106,060,387 33,946,224,33 5 13 4 12,869,360,761 21.73 Chi phí QLDN 5,775,908,873 4 4,587,128,82 4,844,003,838 1,188,780,049- 21- 256,875,014 5.60 Chi phí BH 7,913,312,536 8,902,559,66 5 10,342,028,200 989,247,129 13 1,439,468,535 16.17 LNHĐKD -6,456,460,233 5,858,901,29 8 15,041,963,124 12,315,361,53 1 19 1 9,183,061,826 156.7 4

Biểu đồ 1: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2016-2018 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tính toán của tác giả

Nhìn vào bảng 2 và biểu đồ 1 tình hình lợi nhuận qua từng năm của công ty ta có thể thấy được xu hướng tăng giảm chưa đồng nhất giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác của doanh nghiệp. Nhìn chung thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận khác, nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp tập chung chủ yếu vào các ngành nghề kinh doanh chính, lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng khống quá lớn đến tổng lợi nhuận của công ty. Từ năm 2016 đến 2017 ghi nhập mức tăng trưởng rất mạnh thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh vô cùng lạc quan, nếu như năm 2016 công ty mới hoạt động được hai năm nên còn nhiều sai xót chưa có phương hướng hoạt động đúng đắn khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ghi nhận mức âm xấp xỉ 6.5 tỷ thì chỉ ngay một năm sau đó đã có bước nhảy vọt đạt mức cao gấp 1.9 lần là 5.85 tỷ. Đây có thể nói là một con số vô cùng ấn tượng khi doanh nghiệp đã tìm ra đường đi đúng hướng cho mình, là sự kết hợp giữa việc phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh, nỗ lực của các nhà quản lý và nhân viên để khắc phục được triệt để tình hình lợi nhuận âm.

Sau khi thoát khỏi tình trạng thua lỗ, trong 2018 theo đà tăng trưởng lợi nhuận ghi nhận mức tăng mạnh đạt gần 15.05 tỷ, tăng 156.7% tương đương 9.18 tỷ đồng so với năm 2016. Mức tăng trưởng này có thể nói là gần bằng mức tăng vượt bậc của giai đoạn 2016-2017 dù đã có sự giảm đi. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề

quá lo ngại vì công ty đã bước vào giai đoạn ổn định, chỉ cần tập trung vào một số chỉ tiêu cần thiết và ổn định hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra sơ đồ trên đã thể hiện một vấn đề của Công ty đó là lợi nhuận từ hoạt động khác không ổn định và đang có chiều hướng xấu. Chỉ tiêu này dù không chiếm tỷ trọng quá lớn nhưng vẫn ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty cụ thể năm 2017 tăng vọt gần 182 lần nhưng đến năm 2018 lại giảm 101.93% xuống còn mức âm 16.88 tỷ. Điều này cho thấy đây là nguồn lợi nhuận tăng trưởng chưa tốt, lỗ nhiều hơn lãi vì vậy công ty vẫn tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó đóng vai trò then chốt, chủ đạo trong công ty. Những con số trên đã chứng tỏ nỗ lực kinh doanh vượt bậc của công ty khắc phục tình trạng lỗ và là dấu hiệu tốt tạo ra đà phát triển trong các năm tiếp theo.

a. Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là nguồn chủ yếu đóng góp vào tổng lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp thường tập trung và đặc biệt chú trọng để đầu tư, đẩy mạnh hoạt động này. Để có cái nhìn sâu và chi tiết hơn về tình hình thực hiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta nên xem xét các bộ phận cấu thành lên nguồn lợi nhuận này như doanh thu thuần từ bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,...

Bảng 3: Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 (Đv: Đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh 2017/2016 Chênh 2018/2017 KD Chăn ga 21,494,889,780.27 14,158,777,027.61 18,351,749,828.88 -7,336,112,752.67 4,192,972,801.27 KD Bông tấm 11,815,448,742.70 62,422,498,748.32 83,100,336,789.20 50,607,050,005.63 20,677,838,040.88 Cho thuê nhà xưởng 1,227,092,471.03 3,106,873,068.07 3,718,794,703.92 1,879,780,597.04 611,921,635.85 Doanh thu thuần 34,537,430,994 79,688,148,844 105,170,881,322 45,150,717,850.00 25,482,732,478.00

- Khái quát tình hình doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Từ bảng 3 ta có thể thấy tình hình doanh thu thuần tù bán hàng giữ xu hướng tăng hàng năm nhưng tốc độ tăng lại có sự khác biệt như sau:

Năm 2016 doanh thu là 34.531 tỷ đồng đến năm 2017 doanh thu tăng gần 1,3 lần lên 79.688 tỷ đồng so với năm trước. Điều này có thể do doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, gia tăng chất lượng và đẩy mạnh các biện phám tiêu thụ sản phẩm làm gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty ký được nhiều hợp đồng mua bán hơn, mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho doanh thu tăng vọt.

Sang năm 2018 doanh thu thuần vẫn giữ xu thế tăng so với năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 31.98% tương đương 25.482 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty đang đi vào ổn định, vẫn giữ được lượng khách hàng cố định nhưng không quá mở rộng thị trường như năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang chứng tỏ được vị trí để có chỗ đứng trong ngành bông và dệt may của Việt Nam. Để xem xét kỹ hơn các nguồn doanh thu của doanh nghiệp ta có bảng cơ cấu doanh thu từng nguồn riêng biệt dưới đây.

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tính toán của tác giả

Từ bảng số liệu cơ cấu doanh thu và biểu đồ tỷ trọng trên chúng ta có thể thấy sự thay đổi về mảng kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm.

Neu như năm 2016 chăn ga là sản phẩm chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu bán hàng với doanh thu 21.49 tỷ chiếm xấp xỉ 62% còn doanh thu từ sản phẩm bông tấm chỉ chiếm 34% với 11,81 tỷ đổng. Điều này cho thấy trong năm này doanh nghiệp tập chung chủ yếu vào kinh doanh mảng chăn ga tuy nhiên thực tế lợi nhuận mang lại lại không cao thập chí lỗ rất nặng, từ những con số trên đặt ra câu hỏi Công ty đã phát triển đúng ngành hàng sản phẩm phù hợp với nguồn nhân lực và vật lực của mình.

Sang đến năm 2017 một sự thay đổi rất lớn về cơ cấu doanh thu được thể hiện rõ ràng trên bi ểu đồ khi doanh thu từ mảng chăn ga giảm xuống còn 18% còn mảng bông tấm tăng tỷ trọng gấp gần 2.3 lần chiếm 78%. Mảng bông tấm trong năm 2017 đã đem lại 62,42 tỷ đồng cho thấy nhu cầu về bông tấm, bông sợ tổng hợp tại thị trường nước ta và doanh ngi ệp đã đáp ứng được nhu cầu đó. Công ty ký được nhiều hợp đồng bán bông hơn, tập trung sản xuất mảng sản phẩm mang lại doanh thu cao giúp cho tình hình ho ạt động kinh doanh của công ty phát triển rất tốt. Ngược lại thì doanh thu từ mảng chăn ga giảm mạnh 7,3 t ỷ đồng so với mức tăng 50,6 tỷ đồng củasản phẩm bông tấm thể hiện đây là sản phẩm không phải thế mạnh của doanh nghiệp, tốn nhiều chi phí nhân công và máy móc thiết bị như thêu, dệt, nhuộm vải,... để có thể làm ra thành phẩm hoàn chỉnh. Đây là một quyết định thay đổi đúng đắn của doan nghiệp

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

khi có sự thay đổi, xem xét chuển từ sản phẩm không tạo ra nhiều doanh thu sang sản phẩm tốn ít chi phí và tạo ra doanh thu cao hơn.

Cơ cấu sản phẩm tương tự vẫn được doanh nghiệp duy trì trong năm 2018 khi các sản phẩm về bông tấm đem lại nhiêu doanh thu nhất với tỷ trọng trong tổng doanh thu là 79% tương đương với 83.1 tỷ đồng cao hơn so với năm trước. Đồng thời doanh thu từ các sản phẩm chăn ga cũng bị thu hẹp khi chi chiếm 18%, điều này dự báo trong tương lai có thể doanh nghiệp sẽ tập trung vào mảng bông nhiều hơn nữa bên cạnh đó cũng thu hẹp sản phẩm chăn ga tuy nhiên vì đây là mảng vẫn đem lại doanh thu lớn thứ hai cho doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra thì doanh nghi ệp còn có nguồn thu từ việc cho thuê nhà xưởng với mức doanh thu ổn định qua các năm và có mức tăng trưởng đều qua các năm. Từ năm 2016 đến 2018 thì lĩnh vự này luôn chiếm khoản 4% doanh thu thuần, qua các năm doanh thu cũng có mức tăng đáng kể cụ thể như năm 2017 doanh thu cho thuê nhà xưởng tăng 1.79 tỷ tương đương gần 153% so với năm trước cho thấy viêc cho thuê nhà xưởng được doanh ngiệp nhận ra là một nguồn thu ổn định đem lại doanh thu với các tài sản có sẵn nên đã mở rộng việc cho thuê dẫn đến doanh thu tăng vọt. Đến năm 2018 hoạt động này vẫn được tiếp tục thưc hiện khi đem lại doanh thu cao hơn năm 2017 611.92 triệu, dù mức tăng có giảm nhưng đây không phải tín hiệu quá xấu. Nó chỉ cho thấy doanh nghiệp ổn định trong việc cho thuê với cơ sở vật chất có hạn nhưng vẫn tạo ra được doanh thu nhưng không cao bằng năm đầu mở rộng việc cho thuê.

- Đánh giá tình hình giá vốn hàng bán

Chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khi chi phí biến động tăng hay giảm thì lợi nhuận cũng sẽ thay đổi theo xu hướng cùng chiều. Do vậy khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận thì một điều không thể thiếu là phải có một chính sách quản lý chi phí hợp lý, cần phải tính toán xem xét kỹ lưỡng các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp hướng đến việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao, nó đồng thời cũng là yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc

xác định giá bán sản phẩm ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu tiêu thụ. Dưới đây là tình hình giá vốn hàng bán của công ty trong giai đoạn 2016-2018

Bảng 5: Chỉ tiêu giá vốn của Công ty trong ba năm 2016, 2017,2018 (Đv: đồng)

DTT từ 34,537,430,994 79,688,148,844 105,170,881,322 45,150,717,850 131 25,482,732,478 31.98 GVHB 25,290,475,291 59,236,699,626 72,106,060,387 33,946,224,335 134 12,869,360,761 21.73 GVHB/ DTT 0.732263 0.743356 0.685609

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 GVHB 25,290,475,291 59,236,699,626 72,106,060,387 33,946,224,335 134.23% 12,869,360,761 21.73 % CP Bán hàng 7,913,312,536 8,902,559,665 10,342,028,200 989,247,129 12.50% 1,439,468,535 16.17 % ^cp QLDN 5,775,908,873 4,587,128,824 4,844,003,838 -1,188,780,049 -20.58% 256,875,014 5.60% Tổng chi phí 38,979,696,700 72,726,388,115 87,292,092,425 33,746,691,415 86.58% 14,565,704,310 20.03 %

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của công ty và tính toán của tác giả

Giá vốn hàng bán của Công ty ABC Bắc Ninh giao đoạn 2016-2017 tăng mạnh với mức tăng từ 34.54 tỷ lên 79.69 tỷ đồng xấp xỉ 131%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là vì công ty mở rộng sản xuất kinh doanh mặt hàng bông tấm trong năm 2017, cần bỏ ra nhiều tiền hơn để mua nguyên liệu sản xuất như bông sợ, bông rác, bông cục,... để đáp ứng nhu cầu từ việc gia tăng các đơn hàng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra thì chi phí đầu vào để mua bông sợi bông hạt trong năm 2017 cũng tăng cao do trong nước ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất bông xuất khẩu đi các thị trường lớn như Trung Quốc và Thổ Nhỹ Kỳ.

Năm 2018 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng khoảng 25.48 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng đã giảm rất nhiều dù doanh thu từ bán hàng vẫn cao. Đây là một tín hiệu tốt khi công ty thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có tỷ lệ giá vốn thấp như bông tấm, cho thuê nhà xưởng thay vì sản xuất chăn ga. Ngoài ra thị trường vật liệu đầu vào cụ thể là bông, sợi, chỉ,. năm 2018 cũng giảm tạo điều kiện cho việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Về tỷ trọng GVBH/DTT biến động trong 3 năm cụ thể năm 2016 là 73.22% năm 2018 tăng nhẹ lên mức 74.33% và năm 2019 là 68.56%. Đây nhìn chung là một xu hướng khá tốt, nó thể hiện tiến bộ trong việc quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đàm phán với nhà cung cấp tốt khi có thể mua nhiều nguyên vật liệu với giá ưu đãi. Ngoài ra con số này còn cho thấy tốc độ giảm chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm nhanh hơn tốc độ giảm giá bán khiến GVHB/DTT năm 2018 giảm.

- Đánh giá tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chí phí quản lý doanh nghiệp là nhóm chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp hay còn được hiểu là chi phí quản lý doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và tính toán của tác giả

Trong vòng 3 năm từ 2016 đến 2018 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của doanh thu vậy tình hình chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra như thế nào cũng ta có thể thấy rõ trong bảng 5 và biểu đồ dưới đây

nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 131% của doanh thu cho thấy doanh nghiệp quán lý rất tốt chi phí bán hàng. Công ty đã cân nhắc xem xét loại bỏ các chi phí bán hàng không cần thiết mà vẫn đem lại doanh thu đạt hiệu quả kinh doanh. Đến năm 2018 chi phí bán hàng tiếp tục tăng theo xu hướng tăng của doanh thu, trong khi doanh thu từ hoạt động bán hàng và sản xuất kinh doanh tăng 31.98% thì chi phí bán hàng hàng tăng 16.17% cho thấy doanh nghiệp vẫn đang kiểm soát tốt chi phí bán hàng tuy nhiên có thể do thị trường dệt may trong nước cạnh tranh ngày càng cao nên doanh nghệp gia tăng chi phí vào các khoan như chào hàng, giói thiệu sản phẩm, hoa hồng đại lý,... để giúp đạt đượt mục tiêu doanh thu nhưng vẫn cần kiểm soát quản ý chặt chẽ tỉ mỉ hơn nếu có thể để tối đa hoá lợi nhuận.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này biến động không ổn định qua các năm cụ thể năm 2017 giảm gần 20.58% so với năm 2016 tương đương hơn 1.8 tỷ đồng. Đây là con số không nhỏ thể hiện trong năm này doanh nghiệp đã tiết kiệm và cắt giảm một vài chi phí không cần thiết cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như chi cho nhân viên quản lý, công cụ dụng cụ hay công tác phí,. góp phần cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cải tổ lại bộ máy làm việc cho hiệu quả hơn đặc biệt là khi doanh thu có mức tăng trưởng rất cao. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã quản lý tốt chi phí quản lý trong năm 2017 giúp cho kết quả hoạt dộng kinh doanh đạt hiệu quả cao và thoát khỏi tình trạng thua lỗ. Đến năm 2018 khoản chi phí này tăng nhẹ 5.6% có thể do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng và có nhiều hợp đồng kinh tế trong năm này bằng chứng cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng cao do đó chi phí QLDN tăng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng không nên lơ là việc kiểm soát chi phí, cần chú ý quản lý chặt chẽ hơn dù là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ để đảm bảo không ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của công ty.

b. Phân tích doanh thu va chi phí tài chính

- Doanh thu từ hoạt động tài chính

Doanh thu thuần 34,537,430,99 4 79,688,148,844 105,170,881,322 45,150,717,850 130 25,482,732,478 31.98 Tong doanhthu 34,584,432,395 81,894,978,528 107,287,081,796 47,310,546,133 136 25,392,103,268 31.01

Chỉ tiêu 2,016 2,017 2018

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 50)