Định hướng phát triển ngành

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68)

Cơ hội mở rộng thị trường của ngành dệt may Việt Nam là vô cùng lớn khi

kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2018, đặc biệt sản lượng xuất khẩu sang các thị trường như Áo, Bỉ, Anh, Ản Độ,... tăng đều đặn. Ngoài ra Bộ Công thương đưa ra dự báo về hiệu ứng các hiệp định mang lại nhưHiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (thông qua tháng 3/2018) với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc “từ sợi trở đi”. Việt Nam cũng có thể tiếp cận gần hơn với thị trường EU khi việc ký kết hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU( EVFTA) được hoàn thành năm 2018. EU luôn được đánh giá là thị trường “màu mỡ” đối với các sản phẩm dệt may do đó đây là cơ hội lớn để các DN ngành may mặc mở rộng thị trường, gia tăng sản xuất. Bên cạnh đó, khi Hoà Kỳ tăng mức thuế nhập khẩu đối với Trung Quố cho các mặt hàng dệt may cũng là một cơ hối hiếm có để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và xâm nhập thị trường to lớn này từ đó gia tăng thị phần xuất khẩu sang Hoa Kỳ...

Tuy nhiên cùng với những cơ hội mở rộng thì ngành dệt may cũng đang đối diện với không ít các thách thức trong đó điển hình là những diễn biến bất lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đặt biệt là ngành dệt may. Hàng dệt may Trung Quốc không xuất sang Mỹ vì thuế tăng cao sẽ tràn sang các nước đang phát triển ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam khi đó thị trường sản pẩm dệt may trong nước sẽ bị cạnh tranh gay gắt đặc biệt là về giá. Ngoài ra có một số khó khăn khác như các loại chi phí đầu vào như tiền lương tối thiểu, tiền điện nước, bảo hiểm xã hội đều có xu hướng gia tăng. Xu thế của cuộc cách mạng 4.0 phủ khắp toàn câu đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt đặc biệt là ngành dệt may. Ngoài ra, tình hình nguyên phụ liệu biến động như giá bông có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu bông tăng cao tại Pakistan, Bangladesh và Việt Nam cũng gây thêm khó khăn cho toàn ngành. Ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68)