Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 68)

a. Tồn tại

Thứ nhất lợi nhuận thực tế chưa đạt được theo như kế hoạch đề ra

2016 2017 2018

Phải thu ngắn hạn 5,460 18,458 18,880

Phải thu dai hạn 0 0 0

Nguồn: Bác cáo KQHĐKD, báo cáo từ phòng giám đốc, tính toán của tác giả

Nhìn vào bảng trên ta có để dễ dàng biết được trong giai đoạn này năm 2016 và năm 2018 doanh nghiệp chưa đạt được kế hoạch ban lãnh đạo đề ra. Trong năm 2016 nếu như theo kế doanh nghiệp đặt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 4 tỷ tuy nhiên thực tế doanhnghiệp thậm chí làm ăn không có lãi, không thể hoà vốn mà còn bị âm lợi nhuận. Điều này bao trùm rất nhiều các chi tiêu khác cũng không thực hiện được khiến doanh nghiệp phải tựxem xét, lập kế hoạch lại và chỉnh đốn tình hình sản xuất kinh doanh. Sang đến năm 2017 doanh nghiệp vượt kế hoạch đặt ra đạt 112% cho thấy sự phát triển nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lợi nhuận âm. Năm tiếp theo dù doanh nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng cao nhưng lại chưa đạt được như kế hoạch đề ra là lãi 18 tỷ.

Thứ hai vấn đề trong quản lý chi phí khác: Với chỉ tiêu chi phí khác trong giai

đoạn này doanh nghiệp kiểm soát chưa tốt trong khi chi phí tăng mạnh qua từng năm từ 6 đến 48 triệu thì doanh thu thu lại không cao chưa đủ để bù đắp chi phí. Bằng chứng là trong năm 2016 và 2018 lợi nhuận khác đều âm và chưa có chiều hướng tốt lên, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, nếu về lâu dài không kiểm soát sẽ càng khó điều chỉnh và là một khoản giảm lợi nhuận sau thuế rất lớn.

Thứ ba chưa có nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định quanh năm về chất lượng và giá cả: Từ năm 2017 doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh vì vậy có

một nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và đảm bảo cả về chất lượng và giá cả vẫn đang là một bài toán đối với doanh nghiệp. Trong khi giá cả thị trường bông và vải của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các nước lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc,

Thổ Nhỹ Kỳ,.. .vì vậy chi phí thu mua đầu vào có những thời điểm bị đầy giá cao do khan hiếm nguồn hàng.

Thứ tư vấn đề quản lý khoản phải thu

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty ABC Bắc Ninh

Có thể thấy trong giai đoạn 2016-2018 khoản phải thu của doanh nghiệp đến 100% từ phải thu ngắn hạn của khách hàng và tăng mạnh qua từng năm cho thấy doanh nghiệp mở rộng chính sách bán hàng trả chậm trả góp,... điều này mặc dù làm tăng doanh thu của doanh nghiêp nhưng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh về lâu dài. Doanh nghiệp không thu được tiền mặt đúng hạn, phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn, tăng chi phí quản lý khách hàng chưa trả nợ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

b. Nguyên nhân của tồn tại

- Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về vấn đề lập kế hoạch và phương hướng phát triển cho Công ty:

Trong giai đoạn 2016-2018 doanh nghiệp gặp phải một số tồn tại về việc xây dựng và lập kế hoạch chưa phù hợp với năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Việc dự toán cho các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận chưa bám sát với thực tế

Thứ hai, doanh thu và chi phí tài chính: Công ty chưa quản lý tốt các khoản

chi phí tài chính của doanh nghiệp như chi phí cho vay và đi vay vốn còn nhiều, lỗ bán ngoại tệ, chi phí bán chứng khoán còn cao.

Thứ ba, vấn đề quản lý chi phí khác: Nguyên nhân chủ yếu của việc chi phí

khác tăng cao và mạnh qua các năm là do doanh nghiệp quản lý các khoản chi phí này cỏn lỏng lẻo chủ yếu là chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ và thanh lý nhượng bán ít và một số khoản phạt do vi phạm tiến độ, hợp đồng kinh tế

Thứ tư, chưa có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định: Trong giai đoạn 2017-

nhiều khách hàng hơn đòi hỏi chất lượng và đa dạng hoá sản phâm đi lên vì vậy Công ty phải tìm kiếm nhiều nguồn hàng đa dạng và chất lượng phù hợp yêu cầu. Chính vì vậy giá nguyên liệu biến động mạnh và không ổn định đối với mặt hàng mới còn mặt hàng cũ thì nhiều bạn hàng lâu năm lại yêu cầu chiết khấu cao dẫn đến giá vốn của doanh nghiệp tăng cao. Bên cạnh đó bộ phận thu mua cũng quản lý lỏng lẻo gây thất thoát ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiêp vẫn đang gặp vấn đề trong khâu tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài với chất lượng gía cả phù hợp.

Thứ năm, vấn đề quản lý khoản phải thu: Khoản phải thu của doanh nghiệp

tăng qua từng năm cho thấy doanh nghiệp mở rộng chính sách bán chịu cho khách hàng nhằm tăng doanh thu bằng chứng cho thấy kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp dài. Khách hàng chiếm dụng nhiều vốn, nợ khó đòi gia tăng trong khi doanh nghiệp vẫn đi vay ngân hàng là một tồn tại lớn đối với doanh nghiệp.

Thứ sáu, vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với các đối tượng khách hàng còn hạn chế: Công ty chưa khai thác hết hoàn toàn tiềm năng trên

thị trường và chưa chú trọng thực sự đến hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác.

Thứ bảy, chính sách sản phẩm chưa được chú trọng và nghiên cứu sát với thực tế: Sản phẩm mảng chăn ga của doanh nghiệp chỉ tiêu thụ chủ yếu ở các tình

ngoại thành và vùng núi chứ đủ điều kiện xuất khẩu cũng như có thể tiêu thụ ở các đô thị lớn. Doanh nghiệp chưa sử dụng hết tiềm năng, năng lực của người lao động, máy móc, thiết bị,...

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguồn hàng cung ứng chưa ổn định: Một phần là do giá nguyên liệu

trên thị trường như giá bông, giá sợi hay nguyên nhiên vật liệu để sản xuất như xăng, dầu, ... có xu hướng gia tăng. Điều này ảnh hướng đến chi phí của doanh nghiêp gia tăng.

Thứ hai, các chính sách của Nhà nước về kinh tế: Các chính sách này nói

chung cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế nhập khẩu còn cao ảnh hưởng đến chi phí của Công ty

Thứ ba, mức độ cạnh tranh trong ngành dệt may ngày càng gia tăng: về lĩnh

vực chăn, ga hiện nay trên thị trường có khoảng 377 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này chưa kể số lượng lớn các công ty xuất nhập khẩu bông cho thấy mức độ cạnh tranh cao trong ngành. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường thúc đẩy doanh nghiệp phải bỏ nhiều chi phí quảng cáo hay cho các kênh phân phối nhiều hơn, đâu tư cho bộ phận nghiên cứu thị trường hoạch định chiến lược.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi hệ thống cơ sở lý thuyết ở chương 1 chương 2 đã đưa ra cái nhìn bao quát về Công ty CP ABC Bắc Ninh, tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2016-2018. Tác giả đã đánh giá cụ thể tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng như doanh thu và chi phí. Ngoài ra còn phân tích một số tỷ suất lợi nhuận như lợi nhuận vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tổng tài sản và lợi nhuận doanh thu để có cái nhìn tổng quát hơn

Bằng việc phân tích kết quả kinh doanh, thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp trong giai đoạn này để làm tiên đề cơ sở cho việc phân tíc đưa ra các giải pháp và kiến nghị liên quan giúp Công ty CP ABC Bắc Ninh có thể gia tăng lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY CP ABC BẮC NINH

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 68)