Kiến nghị đối với nhà nước:

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 76)

Thứ nhất, nguồn vốn có vai trò quan trong trong sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ tăng trường một số doanh nghiệp có tiềm lực nhưng lại chưa đủ vốn để năm bắt cơ hội vì vậy việc tiếp cận vốn chỉ do một phía doanh nghiệp thì là chưa đủ. Đặc biện là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay việc tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi là rất khó khăn, thủ tục phức tạp, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Thứ hai, các chính sách hỗ trợ phát triển chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của

doanh nghiệp và cũng chưa có sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp chẳng hạn chính sách ưu đãi lãi suất chỉ áp dụng với các dự án đầu tư đổi mới công nghệ cao và có quy

mô lớn, trong khi tiềm lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ dừng lại ở đầu tư từng

phần, nhỏ lẻ. Vì vậy việc xây dựng các chương tình hỗ trợ sát với thực tế, nhu cầu càu

doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để giúp doanh nghiệp phát triển, mang lại nguồn thu

nhập cho nhà nước.

Thứ ba, hỗ trợ, định hướng doanh nghiệp hội nhập quốc tế: Ngoài việc ký hiệp

định, tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại Nhà nước nên có những định hướng giúp doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn, tiếp cận môi trường nước ngoài dễ dàng hơn. Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ nên sức cạnh tranh không cao so với các doanh nghiệp nước ngoài, điều này chủ yếu phải do doanh nghiệp nỗ lực cải thiện tuy nhiên cũng cần Nhà nước giúp đỡ bằng việc ban hành thông tư, nghị định chỉ dẫn cụ thể, giúp đỡ ho các thủ tục hành chính nhanh- gọn- đủ- tiết kiệm thời gian.

Thứ tư có các chính sách khen thưởng định kỳ: Nhằm giúp tạo động lực cho các

doanh nghiệp phấn đấu nỗ lựSc trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều thành tích Nhà nước có thể đưa ra các chương trình, chính sách khen thưởng hàng năm. Ngoài việc trao thưởng các món quà vật chất, việc được nhà nước vinh danh công khai trên toàn quốc còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tạo động lực phát triển lâu dài, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế và đất nước.

Thứ năm, nâng cao công tác dự báo về biến động của thị trường trong nước cũng

như trên thế giới để có biệp pháp hướng dẫn doanh nghiệp có những điều chỉnh cụ thể như điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, cung cầu,...

Thứ sáu, ngăn chặn các nguồn hàng nhập lậu từ nước ngoài chất lượng kém và

giá thành rẻ tuồn vào Việt Nam khiến cho các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt trong ngành dệt may bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần nâng cao công tác quản lý thị trường, kết hợp với doanh nghiệp và các bộ bạn ngành liên quan chống hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, ban hành các quy định cụ thể về việc răn đe và xử phạt hợp lý để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp trong nước. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 132 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam giai đoạn 2007 2018, thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w