Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh tế báo chí của báo nhân dân​ (Trang 93 - 103)

4.2.2.1. Giữ vững tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí

Trong thời gian qua Báo Nhân Dân luôn giữ vững đƣợc bản lĩnh chính trị, tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí trƣớc những thách thức của cơ chế thị trƣờng. Trong giai đoạn mới, chắc chắn những thử thách trong vòng xoáy của kinh tế thị trƣờng ngày càng nghiệt ngã hơn, đặc biệt là sự cạnh tranh của nhiều loại hình truyền thông trong nƣớc mà mục tiêu hàng đầu của các đơn vị này là lợi ích kinh tế sẽ ngày càng ảnh hƣởng tới hoạt động kinh tế báo chí của Báo Nhân Dân.

Để giữ vững tôn chỉ mục đích, không xa vào thƣơng mại hóa báo chí một cách tiêu cực, đội ngũ lãnh đạo, CBCNV cần không ngừng rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thƣờng xuyên cập nhật các quy định của pháp luật về báo chí và sự chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ, sản xuất chƣơng trình, thấm nhuần bản chất của báo chí cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí: Chỉ có tuân thủ cac nguyên tắc của hoạt động báo chí thì cơ quan báo chí mới có đủ uy tín, giữ chân đƣợc công chúng, tạo nên thƣơng hiệu,… Đây là yếu tố đầu tiên, là vũ khí lợi hại nhƣng lại cơ bản nhất khi thực hiện quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng đối với ngành nghề hoạt động đặc biệt này.

Song song đó, Báo Nhân Dân cần phải luôn luôn làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; bám sát nhiệm vụ công tác tƣ tƣởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới và quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Tuyệt đối không để xảy ra sai sót về mặt chính trị, quản lý chặt chẽ về mặt nội dung. Là cơ quan báo Đảng, nếu xa rời tôn chỉ, mục đích là đã tự đào thải mình.

4.2.2.2. Đa dạng hóa nội dung, nâng cao chất lượng bài viết

Do đặc thù là tờ báo Đảng mang tính chính trị cao, do dó các bài viết trên Báo Nhân Dân khá “cứng”. Để cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác, Báo Nhân Dân cần đổi mới về nội dung các bài viết, cách tiếp cận vấn đề đa dạng và gần gũi hơn với nhiều lứa tuổi cũng nhƣ đối tƣợng độc giả.

Là một cơ quan báo chí thì khả năng đáp ứng thông tin là một vấn đề đáng quan tâm. Sự đáp ứng thông tin không chỉ thể hiện ở nội dung, tính kịp thời mà còn phải chính xác, từ những bài viết trên Báo Nhân Dân đến những quảng cáo đƣợc đăng trên các ấn phẩm của Báo. Những thông tin trƣớc khi đƣợc đăng cần đƣợc cân nhắc, kiểm tra tính chính xác. Để bảo đảm tính kịp thời nhanh chóng, cần phải cử phóng viên đến trực tiếp hiện trƣờng tác nghiệp để thu thập thông tin mang tính độc lập và chủ động kịp thời đăng bài trên các ấn phẩm điện tử và báo giấy.

4.2.2.3. Tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu

Để thâm nhập vào thực tế đời sống, Báo Nhân Dân nên xây dựng thêm một nhóm Nghiên cứu truyền thông - quản trị thƣơng hiệu với chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu độc giả, số lƣợng truy cập, đồng thời thăm dò ý kiến độc giả qua việc tổng hợp các ý kiến từ thƣ, email, điều tra xã hội học bằng phiếu, phỏng vấn nhanh, phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia… Có báo cáo từng phần, từng tháng, từng năm về phản ứng của dƣ luận đối với các bài viết để ban lãnh đạo có chiến lƣợc điều chỉnh cụ thể mục tiêu hƣớng tới.

Công việc nghiên cứu công chúng nên đƣợc xác định là hoạt động có tầm quan trọng, thể hiện bản chất của hoạt động truyền thông mà một cơ quan báo chí muốn phát triển nên đặt nên hàng đầu. Vì vậy cần có chủ trƣơng triển khai tầm quan trọng của vấn đề này cho các cán bộ chủ chốt: từ Ban Biên tập đến lãnh đạo các Phòng, Ban để mọi ngƣời ý thức sâu sắc tự tác động hai chiều của truyền thông - công chúng. Từ đó có hƣớng điều chỉnh cho các bài viết của mình, tránh sa vào xu hƣớng tuyên truyền một chiều áp đặt.

Tăng cƣờng tổ chức các sự kiện gắn với các hoạt động chính trị, hoạt động từ thiện xã hội với quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn; đồng thời, tăng cƣờng quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu bằng nhiều hình thức và phƣơng tiện nhƣ: tham dự hội thao,

hội nghị, triển lãm, hội báo trong nƣớc và quốc tế…

4.2.2.4. Đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động phát hành

Phát triển kinh tế báo chí vốn là bài toán khó, trong bối cảnh hiện nay lại càng trở nên nóng bỏng và cấp thiết, khi phần lớn các tòa soạn bị sụt giảm doanh thu tới 50% và có thể, còn tiếp tục giảm nhiều hơn thế nữa.

Không ít tòa soạn đã không đủ thu để chi trả lƣơng, nhuận bút cho cán bộ phóng viên vì vậy cần tiến hành đa dạng nguồn thu. Việc đa dạng hóa nguồn thu là yêu cầu tiên quyết cho sự trƣờng tồn của các tòa soạn hiện nay vì “nếu báo chí bị quá phụ thuộc vào một nguồn thu nào đó thì sẽ gặp nhiều rủi ro”.

Luật Báo chí năm 2016 đã xác định rõ nguồn thu của các cơ quan báo chí bao gồm: Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp; thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung; thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí; nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí chƣa phát huy đƣợc hết các nguồn thu này. Nguồn thu từ bán báo không đủ chi phí cho in ấn; nguồn thu bản quyền xem các sản phẩm báo chí vẫn chƣa mấy báo làm đƣợc, ngoài Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tuổi trẻ và một số cơ quan báo chí khác”.

Để đa dạng hóa nguồn thu, Báo Nhân Dân cần hoạt động một cách chuyên nghiệp. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lƣợng thông tin, nâng cấp hình thức truyền tải nhằm thu hút đông đảo độc giả; tích cực tham gia phát huy các kỹ năng truyền thông, tổ chức đơn vị kinh doanh trực thuộc nhằm tạo ra những nguồn thu mới một cách hợp pháp, chính đáng, nhằm xây dựng tòa soạn với thƣơng hiệu báo vững mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển của báo chí nƣớc nhà.

Nhƣ Báo Tiền Phong, một tờ báo đã trải qua giai đoạn huy hoàng khi hoàn toàn sống bằng tiền bán báo và có những giai đoạn sống rất tốt khi số lƣợng ấn phẩm chính lên tới 200.000 - 250.000 bản/kỳ, nhƣng khoảng 3 năm nay, doanh thu

từ các hoạt động báo chí thuần tuý nhƣ thu phát hành, thu quảng cáo của Báo Tiền Phong đã không đủ cân đối thu chi. Để có lãi hằng năm và tăng thu nhập của cán bộ, phóng viên, Báo đã phải tạo các nguồn thu khác.

Thứ nhất, phát triển kinh tế báo chí, hình thành các tập đoàn báo chí - truyền thông và các tổ hợp báo chí - truyền thông ở các ngành và địa phƣơng.

Thứ hai, vẽ lại bản đồ sản phẩm báo chí - truyền thông theo luật cung cầu và cạnh tranh thị trƣờng, vì lợi ích của công chúng.

Thứ ba, đòi hỏi phải phát triển mạnh hơn ngành công nghiệp truyền thông, đặc biệt là sản xuất sản phẩm số, nội dung số, ứng dụng các phƣơng tiện truyền thông mới trong lĩnh vực báo chí truyền thông.

Thứ tư, cần phát triển song song sản phẩm báo chí, truyền thông chính phủ và truyền thông doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi yêu cầu tƣơng ứng trong lĩnh vực quản lý báo báo chí truyền thông.

Quản lý truyền thông trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần xem xét gắn liền với việc đổi mới mô hình, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển nền báo chí - truyền thông theo hƣớng hiệu quả, hiện đại và chất lƣợng. Khắc phục các tình trạng chồng chéo, đầu tƣ dàn trải và buông lỏng quản lý. Cần tôn trọng các nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý báo chí - truyền thông; nguyên tắc quản lý theo ngành, địa phƣơng và vùng lãnh thổ; nguyên tắc phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nƣớc về truyền thông và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông; nguyên tắc dựa trên trách nhiệm nghĩa vụ và chức năng của truyền thông; nguyên tắc công khai, đòi hỏi quản lý nhà nƣớc cần đƣợc công khai trên các phƣơng tiện truyền thông. Cần đánh giá một cách toàn diện về cách thức cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hƣởng tới báo chí - truyền thông nhƣ mô hình, tác động, cách thức, loại hình, công cụ sử dụng.

4.2.2.5. Quản lý chặt chẽ các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền

là tiềm năng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trƣờng quảng cáo ngày càng đƣợc các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân coi trọng bởi đây là một loại hình đặc thù không thể thiếu trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, thậm chí là phƣơng tiện để truyền bá văn hóa, hình ảnh đất nƣớc con ngƣời ra nƣớc ngoài. Quảng cáo đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức, phƣơng tiện đa dạng, phong phú; bao gồm: quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, quảng cáo trên mạng Internet, quảng cáo trong các chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật, thời trang, các giải thi đấu thể thao.

Lợi nhuận từ việc thông tin quảng cáo đã đem đến cho cá nhân, tổ chức làm dịch vụ, bán hàng, thực hiện quảng cáo một mối lợi rất lớn, vì vậy số lƣợng đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo rao vặt tăng rất nhanh, đƣơng nhiên sẽ dẫn đến thực trạng thực hiện quảng cáo rao vặt diễn ra xô bồ.

Do đó cần kiểm soát chặt chẽ các nội dung, chƣơng trình quảng cáo trƣớc khi đăng bài, bảo đảm việc kiểm duyệt về tính chân thật, đúng đắn theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Tránh việc kiểm duyệt sơ sài những sản phẩm nói sai, nói quá sự thật, tiếp nhận những sản phẩm quảng cáo thiếu giấy tờ hợp lệ liên quan đến sản phẩm rồi đăng báo, gây ra những nhầm lẫn đối với độc giả, làm giảm uy tín của tờ báo.

Hiện nay, việc hợp tác đăng quảng cáo, viết bài tuyên truyền thuộc nhiệm vụ của phòng Quảng cáo phối hợpban chuyên môn, trong đó Phòng Quảng cáo chịu trách nhiệm về giao dịch, ký kết hợp đồng, Phòng Xuất bản chịu trách nhiệm thẩm định nội dung quảng cáo, ban chuyên môn thực hiện viết bài tuyên truyền. Trên thực tế, việc ký hợp đồng quảng cáo, tuyên truyền còn liên quan đến vấn đề tài chính và thủ tục pháp lý, do đó cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận nhƣ Phòng Kế toán - Tài vụ, bộ phận pháp chế, ban chuyên môn. Vì vậy, cần có sự quản lý thống nhất, chặt chẽ các bộ phận liên quan tới hoạt động đăng bài quảng cáo, tuyên truyền.

4.2.2.6. Đa dạng hóa các loại hình kinh tế báo chí tại Báo Nhân Dân

yếu là hoạt động quảng cáo, tuyên truyền nhƣ phối hợp với các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp có nhu cầu tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm, hoạt động, dịch vụ… và quảng cáo trên các sản phẩm báo chí nhƣ báo in và báo điện tử, tuy nhiên mới khai thác dịch vụ tuyên truyền, quảng cáo chủ yếu trên báo in mà chƣa khai thác đƣợc triệt để nhu cầu trên báo điện tử và doanh thu từ các hoạt động này còn khiêm tốn. Việc bán sản phẩm báo chí cũng chỉ mới khai thác đƣợc qua bƣu điện và tự tổ chức phát hành nhỏ lẻ với kết quả đạt đƣợc cũng chƣa cao. Vì vậy, cần đa dạng hóa các loại hình kinh tế báo chí tại Báo Nhân Dân là rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn tới.

Rà soát lại các hình thức kinh tế báo chí đang áp dụng tại Báo Nhân Dân, nhìn nhận các ƣu, nhƣợc điểm để phát huy những thế mạnh và lên kế hoạch khắc phục những hạn chế. Nghiên cứu và triển khai hình thức kinh tế báo chí mới, ví dụ nhƣ khai thác mạnh hơn nữa hình thức bán các sản phẩm báo chí thông qua kênh đại lý, xây dựng quy định trở thành đại lý, các yêu cầu cũng nhƣ chế độ đãi ngộ đại lý để phát triển mạnh hệ thống đại lý, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh tế báo chí.

4.2.2.7.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ

Việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhận thức và năng lực quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên tại Báo Nhân Dân là rất quan trọng và cần thiết, cần tập trung:

- Xây dựng chƣơng trình đào tạo thƣờng xuyên để các cán bộ có thể nắm vững những kiến thức về quản lý kinh tế vì đây là điều kiện, một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh tế tại Báo Nhân Dân. Hiện nay, đội ngũ Ban Biên tập và lãnh đạo chỉ đạo các phòng ban chủ yếu xuất thân từ nghề viết nên kỹ năng quản lý doanh nghiệp còn hạn chế vì đều phải tự học trong quá trình làm việc. Do đó, trong thời gian tới Báo Nhân Dân cần triển khai thực hiện các chƣơng trình đạo tạo về kỹ năng quản lý kinh tế cho đội ngũ lãnh đạo của cơ quan.

- Hình thành hệ thống đào tạo nhân sự một cách chuyên nghiệp. Theo đó, cán bộ Báo Nhân Dân phải đƣợc đào tạo một cách bài bản, đƣợc làm việc trong môi

trƣờng quản lý những quy chuẩn của cơ quan quản lý báo chí và hƣởng chế độ thu nhập xứng đáng với khả năng sáng tạo và lòng yêu nghề.

4.2.2.8. Giải pháp tăng cường quản lý truyền thông hiệu quả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để giải bài toán phát triển nguồn thu, trong đó có 2 vấn đề có thể làm ngay và không nên chậm trễ. Đó là: Thu phí báo điện tử và yêu cầu nhà mạng, mạng xã hội phải chia sẻ doanh thu cho báo chí.

Bên cạnh đó, cần giải quyết tốt vấn đề bản quyền cho tác phẩm báo chí. Bởi sự sao chép, chia sẻ nguồn tin khiến các báo không còn sự khác biệt. Và, hiển nhiên không ai chấp nhận bỏ tiền ra đọc thông tin trên một báo điện tử mà các trang điện tử khác hay mạng xã hội lại cung cấp miễn phí.

Nói một cách cụ thể hơn, khi ngƣời dùng tìm kiếm thông tin từ Google, kết quả hiện lên chủ yếu là nội dung do báo chí sản xuất. Trong khi đó, Facebook cũng đƣợc phần lớn ngƣời sử dụng dùng để đọc tin tức từ báo chí. Nhƣ vậy, cỗ máy tìm kiếm và mạng xã hội khổng lồ này đã đƣợc hƣởng lợi rất nhiều từ báo chí.

Tƣơng tự, các nhà cung cấp dịch vụ di động, Internet cũng giàu lên một phần nhờ nội dung của báo chí, nhà sản xuất nội dung, tin tức, âm nhạc, phim ảnh. Tuy nhiên, ý tƣởng về việc các nhà mạng chia sẻ doanh thu với nhà sản xuất nội dung đã đƣợc đƣa ra, thậm chí gay gắt trong nhiều năm qua, nhƣng vẫn không thể thực hiện đƣợc vì không có bất cứ chế tài gì.

Trên cơ sở những vấn đề đặt ra đã nêu trên, các giải pháp có tính tổng thể, hƣớng tới quản lý truyền thông hiệu quả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: vấn đề đặt ra, bao gồm:

Một là, nâng cao nhận thức của công chúng về các tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kinh tế báo chí của báo nhân dân​ (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)